6 tháng đầu năm: Lãi ngân hàng từ đâu ra?
Nền kinh tế 6 tháng qua tiếp tục ở trong tình trạng khó khăn nhưng nhiều ngân hàng vẫn công bố lãi
Nền kinh tế 6 tháng qua tiếp tục ở trong tình trạng khó khăn nhưng nhiều ngân hàng vẫn công bố lãi.
Đến nay, hầu hết các tổ chức tín dụng chưa công bố lợi nhuận 6 tháng đầu năm nhưng hiện có khoảng 10 ngân hàng thương mại cho biết, lợi nhuận trước thuế của họ khá cao.
Năm “xấu” nhưng vẫn có “của để dành”
Cụ thể, lợi nhuận trước thuế của Techcombank là 1.031 tỷ đồng. Maritime Bank đạt 585 tỷ đồng, sau trích lập dự phòng rủi ro khoảng 112 tỷ đồng thì lợi nhuận trước thuế là 473 tỷ, đạt tỷ lệ hơn 26% trên vốn điều lệ bình quân.
Theo dự đoán, trong điều kiện tình hình kinh tế tiếp tục bình ổn như hiện nay, việc vượt chỉ tiêu về mọi mặt so với kế hoạch đề ra của Maritime Bank là điều hoàn toàn có thể đạt được.
Một ngân hàng khác là ABBank cũng đạt lợi nhuận 171 tỷ đồng, riêng tháng 6/2009, đạt trên 27 tỷ đồng, trong khi con số này ở SHB được Tổng giám đốc Nguyễn Văn Lê chia sẻ là 250 tỷ đồng, tương đương 74,4% so với kế hoạch và mức cổ tức tạm ứng cho cổ đông nửa đầu năm khoảng 8%.
Có hai ngân hàng, mặc dù mới tham gia thị trường nhưng cũng không “thua chị, kém em”, đó là LienVietBank và TienPhongBank. Công bố của LienVietBank cho biết, lợi nhuận ngân hàng này đạt 340 tỷ đồng trong khi tổng tài sản đạt 12 nghìn tỷ đồng, tổng dư nợ là 5.500 tỷ đồng.
Với TienPhongBank, mặc dù số lợi nhuận khá khiêm tốn, ước 70-73 tỷ đồng, trong đó, 60% từ hoạt động ngân hàng truyền thống và phần còn lại từ kinh doanh ngoại hối, trái phiếu trên thị trường vốn nhưng lại đạt được những chỉ số khá tốt với tổng tài sản đạt 4,2 nghìn tỷ đồng, huy động vốn đạt 2 nghìn tỷ đồng và cho vay khoảng 1 nghìn tỷ đồng, ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) trung bình hóa cả năm ước 15%, ROA (lợi nhuận ròng trên tài sản) với kỳ vọng cuối năm ít nhất 2,5%.
Dĩ nhiên, đến trung tuần tháng 7 này, bức tranh lợi nhuận ngân hàng mới rõ ràng hơn khi các ngân hàng đồng loạt công bố số liệu nhưng với những ví dụ được rải đều từ các phân khúc thị trường và quy mô vốn khác nhau, đã cho thấy, các ngân hàng vẫn lãi, thậm chí lãi cao.
Lãi từ đâu ra?
Một câu hỏi được đặt ra, vì sao trong 6 tháng qua, nền kinh tế chưa thoát khỏi suy giảm nhưng các ngân hàng không những trụ vững mà còn lãi?
Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Techcombank chia sẻ: “Mặc dù nguồn thu từ tín dụng chiếm khoảng 55% nhưng tỷ lệ đóng góp của khu vực này trong cơ cấu lợi nhuận không nhiều. Cụ thể, trong tháng 5/2009, lợi nhuận của Techcombank là 168 tỷ đồng thì chỉ có gần 30 tỷ đồng từ tín dụng, phần còn lại chủ yếu đến từ hoạt động tài trợ thương mại, kinh doanh tiền tệ...”.
Còn ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB giải thích rằng, sở dĩ ngân hàng này vẫn làm ăn được là nhờ nền kinh tế đang dần phục hồi và chính sách kích cầu, hỗ trợ lãi suất của Chính phủ đã giúp các ngân hàng, trong đó có SHB vừa duy trì, vừa phát triển thêm số lượng khách hàng, tăng quy mô hoạt động, đa dạng hóa nguồn thu...
Tuy nhiên, giám đốc một ngân hàng thương mại đã không ngần ngại cho rằng, với tình hình hiện tại, một mặt lợi nhuận các ngân hàng thương mại đến từ hoạt động tín dụng nhưng không thể không nhắc đến việc “lướt sóng” chứng khoán, bao gồm cả cổ phiếu lẫn trái phiếu. Vậy thực hư chuyện lãi lỗ như thế nào?
Giám đốc ban nguồn vốn một ngân hàng thương mại lớn hé mở: “Tôi quá bất ngờ khi các ngân hàng công bố con số lãi và khi hỏi một ngân hàng, được trả lời rằng, năm ngoái họ mua trái phiếu nhiều và năm nay bắt đầu hiện thực hóa lại”.
Năm 2009 là quãng thời gian thực sự xấu đối với ngành ngân hàng vì thông thường, chênh lệch từ thu lãi chiếm tỷ trọng tới 70-80%/tổng nguồn thu nhưng năm nay, con số này đã giảm một nửa.
Hơn nữa, nếu như năm ngoái, xu hướng lãi suất tăng nhanh, đến mức 21%, nhiều ngân hàng huy động được vốn giá rẻ từ trước đó đã thu lợi lớn nhưng ngược lại, năm nay, lãi suất xuống rất thấp và nhanh tương tự thì các ngân hàng thương mại không theo kịp tình hình này. Vì thế, lợi nhuận thu từ lãi không thể như các năm trước.
Theo ông này, lợi nhuận các ngân hàng có thể đến từ việc hiện thực hóa sổ sách các khoản đầu tư trái phiếu từ năm ngoái. Nhận định này cũng có những tương đồng với phân tích của bà Lê Hoàng Nga (Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước) tại một diễn đàn gần đây: Vào tháng 11/2008, lãi suất trái phiếu doanh nghiệp lên tới 16%/năm thì lãi mà các ngân hàng thương mại thu được trung bình hàng trăm tỷ đồng lên tới vài nghìn tỷ đồng. Năm 2008, trong hơn 40 ngân hàng thương mại cổ phần thì có khoảng 1/2 ngân hàng tham gia kinh doanh trái phiếu và đều có lãi.
Một yếu tố khác là lãi nhờ cộng gộp từ kinh doanh cổ phiếu. Chẳng hạn, cuối năm ngoái, các ngân hàng thương mại có khoản đầu tư chứng khoán nhưng vì thị trường giảm điểm nên đã trích lập dự phòng cho những khoản đầu tư đó nhưng năm nay, khi thị trường chứng khoán tăng điểm, các khoản đầu tư “lồi” thêm lợi nhuận nên đã được ngân hàng thương mại cộng gộp vào lãi.
Vậy còn 6 tháng cuối năm, các ngân hàng có... tiếp tục lãi? Đó là câu hỏi không dễ trả lời bởi điều này hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng phục hồi của nền kinh tế. Trong trường hợp nền kinh tế chưa thoát khỏi suy giảm, có lẽ, trước khi bàn đến những con số lãi, các ngân hàng nên tính đến chuyện duy trì hoạt động một cách ổn định.
Đến nay, hầu hết các tổ chức tín dụng chưa công bố lợi nhuận 6 tháng đầu năm nhưng hiện có khoảng 10 ngân hàng thương mại cho biết, lợi nhuận trước thuế của họ khá cao.
Năm “xấu” nhưng vẫn có “của để dành”
Cụ thể, lợi nhuận trước thuế của Techcombank là 1.031 tỷ đồng. Maritime Bank đạt 585 tỷ đồng, sau trích lập dự phòng rủi ro khoảng 112 tỷ đồng thì lợi nhuận trước thuế là 473 tỷ, đạt tỷ lệ hơn 26% trên vốn điều lệ bình quân.
Theo dự đoán, trong điều kiện tình hình kinh tế tiếp tục bình ổn như hiện nay, việc vượt chỉ tiêu về mọi mặt so với kế hoạch đề ra của Maritime Bank là điều hoàn toàn có thể đạt được.
Một ngân hàng khác là ABBank cũng đạt lợi nhuận 171 tỷ đồng, riêng tháng 6/2009, đạt trên 27 tỷ đồng, trong khi con số này ở SHB được Tổng giám đốc Nguyễn Văn Lê chia sẻ là 250 tỷ đồng, tương đương 74,4% so với kế hoạch và mức cổ tức tạm ứng cho cổ đông nửa đầu năm khoảng 8%.
Có hai ngân hàng, mặc dù mới tham gia thị trường nhưng cũng không “thua chị, kém em”, đó là LienVietBank và TienPhongBank. Công bố của LienVietBank cho biết, lợi nhuận ngân hàng này đạt 340 tỷ đồng trong khi tổng tài sản đạt 12 nghìn tỷ đồng, tổng dư nợ là 5.500 tỷ đồng.
Với TienPhongBank, mặc dù số lợi nhuận khá khiêm tốn, ước 70-73 tỷ đồng, trong đó, 60% từ hoạt động ngân hàng truyền thống và phần còn lại từ kinh doanh ngoại hối, trái phiếu trên thị trường vốn nhưng lại đạt được những chỉ số khá tốt với tổng tài sản đạt 4,2 nghìn tỷ đồng, huy động vốn đạt 2 nghìn tỷ đồng và cho vay khoảng 1 nghìn tỷ đồng, ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) trung bình hóa cả năm ước 15%, ROA (lợi nhuận ròng trên tài sản) với kỳ vọng cuối năm ít nhất 2,5%.
Dĩ nhiên, đến trung tuần tháng 7 này, bức tranh lợi nhuận ngân hàng mới rõ ràng hơn khi các ngân hàng đồng loạt công bố số liệu nhưng với những ví dụ được rải đều từ các phân khúc thị trường và quy mô vốn khác nhau, đã cho thấy, các ngân hàng vẫn lãi, thậm chí lãi cao.
Lãi từ đâu ra?
Một câu hỏi được đặt ra, vì sao trong 6 tháng qua, nền kinh tế chưa thoát khỏi suy giảm nhưng các ngân hàng không những trụ vững mà còn lãi?
Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Techcombank chia sẻ: “Mặc dù nguồn thu từ tín dụng chiếm khoảng 55% nhưng tỷ lệ đóng góp của khu vực này trong cơ cấu lợi nhuận không nhiều. Cụ thể, trong tháng 5/2009, lợi nhuận của Techcombank là 168 tỷ đồng thì chỉ có gần 30 tỷ đồng từ tín dụng, phần còn lại chủ yếu đến từ hoạt động tài trợ thương mại, kinh doanh tiền tệ...”.
Còn ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB giải thích rằng, sở dĩ ngân hàng này vẫn làm ăn được là nhờ nền kinh tế đang dần phục hồi và chính sách kích cầu, hỗ trợ lãi suất của Chính phủ đã giúp các ngân hàng, trong đó có SHB vừa duy trì, vừa phát triển thêm số lượng khách hàng, tăng quy mô hoạt động, đa dạng hóa nguồn thu...
Tuy nhiên, giám đốc một ngân hàng thương mại đã không ngần ngại cho rằng, với tình hình hiện tại, một mặt lợi nhuận các ngân hàng thương mại đến từ hoạt động tín dụng nhưng không thể không nhắc đến việc “lướt sóng” chứng khoán, bao gồm cả cổ phiếu lẫn trái phiếu. Vậy thực hư chuyện lãi lỗ như thế nào?
Giám đốc ban nguồn vốn một ngân hàng thương mại lớn hé mở: “Tôi quá bất ngờ khi các ngân hàng công bố con số lãi và khi hỏi một ngân hàng, được trả lời rằng, năm ngoái họ mua trái phiếu nhiều và năm nay bắt đầu hiện thực hóa lại”.
Năm 2009 là quãng thời gian thực sự xấu đối với ngành ngân hàng vì thông thường, chênh lệch từ thu lãi chiếm tỷ trọng tới 70-80%/tổng nguồn thu nhưng năm nay, con số này đã giảm một nửa.
Hơn nữa, nếu như năm ngoái, xu hướng lãi suất tăng nhanh, đến mức 21%, nhiều ngân hàng huy động được vốn giá rẻ từ trước đó đã thu lợi lớn nhưng ngược lại, năm nay, lãi suất xuống rất thấp và nhanh tương tự thì các ngân hàng thương mại không theo kịp tình hình này. Vì thế, lợi nhuận thu từ lãi không thể như các năm trước.
Theo ông này, lợi nhuận các ngân hàng có thể đến từ việc hiện thực hóa sổ sách các khoản đầu tư trái phiếu từ năm ngoái. Nhận định này cũng có những tương đồng với phân tích của bà Lê Hoàng Nga (Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước) tại một diễn đàn gần đây: Vào tháng 11/2008, lãi suất trái phiếu doanh nghiệp lên tới 16%/năm thì lãi mà các ngân hàng thương mại thu được trung bình hàng trăm tỷ đồng lên tới vài nghìn tỷ đồng. Năm 2008, trong hơn 40 ngân hàng thương mại cổ phần thì có khoảng 1/2 ngân hàng tham gia kinh doanh trái phiếu và đều có lãi.
Một yếu tố khác là lãi nhờ cộng gộp từ kinh doanh cổ phiếu. Chẳng hạn, cuối năm ngoái, các ngân hàng thương mại có khoản đầu tư chứng khoán nhưng vì thị trường giảm điểm nên đã trích lập dự phòng cho những khoản đầu tư đó nhưng năm nay, khi thị trường chứng khoán tăng điểm, các khoản đầu tư “lồi” thêm lợi nhuận nên đã được ngân hàng thương mại cộng gộp vào lãi.
Vậy còn 6 tháng cuối năm, các ngân hàng có... tiếp tục lãi? Đó là câu hỏi không dễ trả lời bởi điều này hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng phục hồi của nền kinh tế. Trong trường hợp nền kinh tế chưa thoát khỏi suy giảm, có lẽ, trước khi bàn đến những con số lãi, các ngân hàng nên tính đến chuyện duy trì hoạt động một cách ổn định.