Lợi nhuận ngân hàng: “Ông” nào hiệu quả nhất?
Nhiều ngân hàng đang sở hữu những con số ấn tượng về lợi nhuận, nhưng thành viên nào có hiệu quả cao nhất?
Nhiều ngân hàng đang sở hữu những con số ấn tượng về lợi nhuận, nhưng thành viên nào có hiệu quả cao nhất?
Hiện thị trường đang bắt đầu đón nhận những thông tin cụ thể và chính thức về lợi nhuận của các ngân hàng thương mại. Đây là một khía cạnh biểu hiện khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động của mỗi thành viên.
Trong khi chờ đợi dự liệu tổng thể của 6 tháng đầu năm, trên cơ sở kết quả 5 tháng trước đó, thị trường có thể hình dung những so sánh trước đó để có thể tiếp tục theo dõi.
Câu hỏi đặt ra với nhiều người là trong bối cảnh chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra còn rất thấp, kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn, vì sao nhiều ngân hàng cổ phần vẫn công bố những con số lợi nhuận khá lớn?
Trong số các ngân hàng cổ phần (trừ Vietcombank và VietinBank), 4 thành viên có lợi nhuận lớn nhất (theo số liệu công bố 5 tháng) theo thứ tự là: ACB (900 tỷ đồng), Techcombank (789 tỷ), Eximbank (674 tỷ), Sacombank (660 tỷ). Ngoài ra, các ngân hàng khác có con số lợi nhuận thấp hơn như Maritime Bank (400 tỷ), DongA Bank (329 tỷ), SCB (320 tỷ); LienVietBank (304 tỷ), SHB (163,7 tỷ)…, hoặc không công bố cụ thể.
Giải thích về nguyên nhân có được con số lợi nhuận sau 5 tháng nói trên, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Techcombank (ngân hàng có lợi nhuận đứng thứ 2) cho biết: Thực tế thì nguồn thu thì tín dụng tại Techcombank chỉ còn chiếm khoảng 54% nhưng đóng góp của tín dụng trong lợi nhuận ngân hàng thì thấp hơn mức này. Trên thực tế, lợi nhuận của Techcombank có được phần lớn là từ các dịch vụ ngân hàng, kinh doanh tiền tệ…
Trong tháng 5/2009, lợi nhuận của Techcombank đạt 168 tỷ đồng thì chỉ có chưa tới 30 tỷ là từ tín dụng. Tuy nhiên, ông Vinh cũng cho biết, 70% nguồn thu của Techcombank đến từ các hoạt động ngân hàng truyền thống (tín dụng, dịch vụ ngân hàng, kinh doanh tiền tệ…) và 5 tháng đầu năm không có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cổ phiếu.
Tại ACB, tình hình cũng tương tự như tại Techcombank. Trong 5 tháng đầu năm, nguồn thu từ tín dụng chiếm khoảng 50% thu nhập của ngân hàng này. Nguồn tin từ ACB cho biết, ngoài các thu nhập từ dịch vụ ngân hàng, kinh doanh tiền tệ, một nguồn thu lợi nhuận lớn của ACB vẫn đến từ việc kinh doanh sàn vàng - nơi đã đem lại cho ACB gần 1.000 tỷ đồng lợi nhuận năm 2008. Với Sacombank thì tín dụng vẫn chiếm khoảng 64%.
Riêng với Eximbank, dù có lợi nhuận 5 tháng đứng thứ 3 trong số các ngân hàng cổ phần nhưng chưa hẳn nổi bật về khả năng sinh lời. Một chuyên gia về tài chính nhận xét: “Với mức vốn chủ sở hữu lên tới 13.800 tỷ đồng, lớn hơn gấp đôi so với vốn chủ sở hữu của ACB mà lợi nhuận đạt 674 tỷ đồng thì đó không phải là một mức lợi nhuận cao”.
Tại một số ngân hàng cổ phần khác có các hoạt động kinh doanh phi tín dụng chiếm tỷ lệ nhỏ thường có mức lợi nhuận không cao. Lãnh đạo một ngân hàng cổ phần cỡ vừa tại Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm, hoạt động tín dụng của nhiều ngân hàng nói chung không đem lại lợi nhuận cao, nếu không muốn nói là những khoản cho vay bị lỗ.
“Đối với không ít khoản vay, các ngân hàng chủ yếu cho vay để tìm kiếm các khoản thu từ dịch vụ để bù đắp lại. Tuy nhiên, với việc nguồn thu từ tín dụng chiếm tới 80% tổng nguồn thu của ngân hàng mà lại không phải là hoạt động sinh lãi nhiều, các ngân hàng khó có khả năng có được lợi nhuận lớn”, ông này nói.
Một ý kiến khác thận trọng hơn khi cho rằng, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nếu ngân hàng tăng được nguồn thu từ dịch vụ thì sẽ đỡ rủi ro hơn mà lợi nhuận cũng tốt hơn. Bên cạnh đó, ý kiến này cũng đưa ra cảnh báo, nếu lợi nhuận phi tín dụng lớn đến từ hoạt động ngân hàng truyền thống thì tốt, nhưng nếu là lợi nhuận bất thường quá lớn lại liên quan đến cổ phiếu thì cần xem lại.
Trở lại với câu hỏi ngân hàng nào hoạt động hiểu quả hơn, có thể có những quan điểm đánh giá trên các tiêu chí riêng. Trong khối ngân hàng cổ phần, ngoại trừ Vietcombank và Vietinbank (mới chuyển đối và tỷ lệ chi phối của Nhà nước còn quá lớn), câu trả lời có thể căn cứ vào dữ liệu lợi nhuận.
Nếu tính về lợi nhuận 5 tháng đầu năm 2009 trên nguồn vốn chủ sở hữu, Techcombank là ngân hàng cổ phần đứng đầu (14,05% = 789/5.615), ACB đứng thứ hai (13,77% = 900/6.535). Và nếu xét theo tiêu chí này, Eximbank lại có một tỷ lệ khá thấp để “đo lường” hiệu quả (4,88% = 674/13.800), thấp hơn Sacombank (9,4% = 660/7.038).
Còn nếu tính lợi nhuận 5 tháng trên tổng tài sản 5 tháng, vị trí về hiệu quả giữa các ngân hàng nói trên có thay đổi. Techcombank vẫn là ngân hàng đứng đầu (1,1% = 789/72.000); nhưng xét trên tiêu chí này, Sacombank có chỉ số tốt hơn ACB (0,84% = 660/78.561 so với 0,604% = 900/149.000).
Hiện thị trường đang bắt đầu đón nhận những thông tin cụ thể và chính thức về lợi nhuận của các ngân hàng thương mại. Đây là một khía cạnh biểu hiện khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động của mỗi thành viên.
Trong khi chờ đợi dự liệu tổng thể của 6 tháng đầu năm, trên cơ sở kết quả 5 tháng trước đó, thị trường có thể hình dung những so sánh trước đó để có thể tiếp tục theo dõi.
Câu hỏi đặt ra với nhiều người là trong bối cảnh chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra còn rất thấp, kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn, vì sao nhiều ngân hàng cổ phần vẫn công bố những con số lợi nhuận khá lớn?
Trong số các ngân hàng cổ phần (trừ Vietcombank và VietinBank), 4 thành viên có lợi nhuận lớn nhất (theo số liệu công bố 5 tháng) theo thứ tự là: ACB (900 tỷ đồng), Techcombank (789 tỷ), Eximbank (674 tỷ), Sacombank (660 tỷ). Ngoài ra, các ngân hàng khác có con số lợi nhuận thấp hơn như Maritime Bank (400 tỷ), DongA Bank (329 tỷ), SCB (320 tỷ); LienVietBank (304 tỷ), SHB (163,7 tỷ)…, hoặc không công bố cụ thể.
Giải thích về nguyên nhân có được con số lợi nhuận sau 5 tháng nói trên, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Techcombank (ngân hàng có lợi nhuận đứng thứ 2) cho biết: Thực tế thì nguồn thu thì tín dụng tại Techcombank chỉ còn chiếm khoảng 54% nhưng đóng góp của tín dụng trong lợi nhuận ngân hàng thì thấp hơn mức này. Trên thực tế, lợi nhuận của Techcombank có được phần lớn là từ các dịch vụ ngân hàng, kinh doanh tiền tệ…
Trong tháng 5/2009, lợi nhuận của Techcombank đạt 168 tỷ đồng thì chỉ có chưa tới 30 tỷ là từ tín dụng. Tuy nhiên, ông Vinh cũng cho biết, 70% nguồn thu của Techcombank đến từ các hoạt động ngân hàng truyền thống (tín dụng, dịch vụ ngân hàng, kinh doanh tiền tệ…) và 5 tháng đầu năm không có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cổ phiếu.
Tại ACB, tình hình cũng tương tự như tại Techcombank. Trong 5 tháng đầu năm, nguồn thu từ tín dụng chiếm khoảng 50% thu nhập của ngân hàng này. Nguồn tin từ ACB cho biết, ngoài các thu nhập từ dịch vụ ngân hàng, kinh doanh tiền tệ, một nguồn thu lợi nhuận lớn của ACB vẫn đến từ việc kinh doanh sàn vàng - nơi đã đem lại cho ACB gần 1.000 tỷ đồng lợi nhuận năm 2008. Với Sacombank thì tín dụng vẫn chiếm khoảng 64%.
Riêng với Eximbank, dù có lợi nhuận 5 tháng đứng thứ 3 trong số các ngân hàng cổ phần nhưng chưa hẳn nổi bật về khả năng sinh lời. Một chuyên gia về tài chính nhận xét: “Với mức vốn chủ sở hữu lên tới 13.800 tỷ đồng, lớn hơn gấp đôi so với vốn chủ sở hữu của ACB mà lợi nhuận đạt 674 tỷ đồng thì đó không phải là một mức lợi nhuận cao”.
Tại một số ngân hàng cổ phần khác có các hoạt động kinh doanh phi tín dụng chiếm tỷ lệ nhỏ thường có mức lợi nhuận không cao. Lãnh đạo một ngân hàng cổ phần cỡ vừa tại Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm, hoạt động tín dụng của nhiều ngân hàng nói chung không đem lại lợi nhuận cao, nếu không muốn nói là những khoản cho vay bị lỗ.
“Đối với không ít khoản vay, các ngân hàng chủ yếu cho vay để tìm kiếm các khoản thu từ dịch vụ để bù đắp lại. Tuy nhiên, với việc nguồn thu từ tín dụng chiếm tới 80% tổng nguồn thu của ngân hàng mà lại không phải là hoạt động sinh lãi nhiều, các ngân hàng khó có khả năng có được lợi nhuận lớn”, ông này nói.
Một ý kiến khác thận trọng hơn khi cho rằng, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nếu ngân hàng tăng được nguồn thu từ dịch vụ thì sẽ đỡ rủi ro hơn mà lợi nhuận cũng tốt hơn. Bên cạnh đó, ý kiến này cũng đưa ra cảnh báo, nếu lợi nhuận phi tín dụng lớn đến từ hoạt động ngân hàng truyền thống thì tốt, nhưng nếu là lợi nhuận bất thường quá lớn lại liên quan đến cổ phiếu thì cần xem lại.
Trở lại với câu hỏi ngân hàng nào hoạt động hiểu quả hơn, có thể có những quan điểm đánh giá trên các tiêu chí riêng. Trong khối ngân hàng cổ phần, ngoại trừ Vietcombank và Vietinbank (mới chuyển đối và tỷ lệ chi phối của Nhà nước còn quá lớn), câu trả lời có thể căn cứ vào dữ liệu lợi nhuận.
Nếu tính về lợi nhuận 5 tháng đầu năm 2009 trên nguồn vốn chủ sở hữu, Techcombank là ngân hàng cổ phần đứng đầu (14,05% = 789/5.615), ACB đứng thứ hai (13,77% = 900/6.535). Và nếu xét theo tiêu chí này, Eximbank lại có một tỷ lệ khá thấp để “đo lường” hiệu quả (4,88% = 674/13.800), thấp hơn Sacombank (9,4% = 660/7.038).
Còn nếu tính lợi nhuận 5 tháng trên tổng tài sản 5 tháng, vị trí về hiệu quả giữa các ngân hàng nói trên có thay đổi. Techcombank vẫn là ngân hàng đứng đầu (1,1% = 789/72.000); nhưng xét trên tiêu chí này, Sacombank có chỉ số tốt hơn ACB (0,84% = 660/78.561 so với 0,604% = 900/149.000).