8 năm, 4 ngân hàng bơm 9 nghìn tỷ USD vào kinh tế toàn cầu
Các ngân hàng trung ương lớn đã bắt đầu ồ ạt in tiền khi nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái
4 ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới đã khoảng hơn 9 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu kể từ cuộc khủng hoảng tài chính nhằm thúc đẩy tăng trưởng, lạm phát và tạo việc làm.
Theo hãng tin CNN, số tiền này tương đương với tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được tạo ra tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong vòng 6 tháng.
“Nếu đưa một nhóm chuyên gia kinh tế từ thời điểm năm 2008 đến thời điểm hiện tại và được thông báo rằng các ngân hàng trung ương đã mua vào 9 nghìn USD tài sản mà vẫn phải tìm cách để kích thích lạm phát, thì chắc là họ sẽ không tin”, chuyên gia kinh tế trưởng Michael Pearce thuộc công ty nghiên cứu Capital Economics nhận định.
Các ngân hàng trung ương lớn đã bắt đầu ồ ạt in tiền khi nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Kế hoạch của họ rất đơn giản: bơm tiền vào hệ thống sẽ khuyến khích các ngân hàng thương mại cho vay, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và chi tiêu của các hộ gia đình.
Vào những thời điểm bình thường, các ngân hàng trung ương chỉ cần cắt giảm lãi suất để thúc đẩy cho vay. Nhưng lãi suất thấp kỷ lục, thậm chí là lãi suất âm, đã không thể làm được điều này. Bởi vậy, các ngân hàng trung ương phải tìm một “liều thuốc” mạnh hơn bằng cách thử nghiệm việc mua vào trái phiếu, thông qua đó bơm tiền ồ ạt ra thị trường.
Các chuyên gia có những quan điểm khác nhau về cách làm này.
“Tác dụng chính có vẻ như là tạo ra mức lãi suất thấp hơn trong dài hạn và đẩy giá tài sản tăng”, ông Pearce nói. “Nhưng hầu như không có bằng chứng nào cho thấy điều này đã thúc đẩy tăng trưởng hay lạm phát một cách đáng kể”.
Trong số 4 ngân hàng trung ương này, chỉ riêng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã bơm 3,9 nghìn tỷ USD thông qua ba đợt mua tài sản. Gói nới lỏng định lượng (QE) đầu tiên của FED được tung ra đầu vào tháng 11/2008, không lâu sau khi thị trường tài chính toàn cầu suy sụp, và gói thứ ba kết thúc vào tháng 10/2014.
Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) học theo cách làm của FED vào tháng 3/2009, bơm 375 tỷ Bảng, tương đương 500 tỷ USD, trong ba đợt kích cầu. Tháng 8 năm nay, BoE nối lại chương trình bơm tiền vào thị trường sau khi cử tri Anh bỏ phiếu chọn ra khỏi Liên minh châu Âu (EU), giáng một đòn vào triển vọng tăng trưởng kinh tế.
Từng mua trái phiếu trong thời gian từ 2001-2006 để chống giảm phát, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) áp dụng trở lại chính sách này vào tháng 4/2013. Từ đó đến nay, BoJ đã chi 2,5 nghìn tỷ USD để mua tài sản theo dữ liệu của Capital Economist.
Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) vào cuộc muộn, mới chỉ bắt chương trình mua tài sản vào tháng 3/2015. ECB dự kiến đến tháng 3/2017 sẽ chi 1,7 nghìn tỷ Euro, tương đương 2 nghìn tỷ USD, để mua vào tài sản. Ngày 8/9, ECB tuyên bố sẽ bơm tiền nhiều hơn mức này, và qua mốc tháng 3/2017 nếu cần thiết.
Theo hãng tin CNN, số tiền này tương đương với tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được tạo ra tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong vòng 6 tháng.
“Nếu đưa một nhóm chuyên gia kinh tế từ thời điểm năm 2008 đến thời điểm hiện tại và được thông báo rằng các ngân hàng trung ương đã mua vào 9 nghìn USD tài sản mà vẫn phải tìm cách để kích thích lạm phát, thì chắc là họ sẽ không tin”, chuyên gia kinh tế trưởng Michael Pearce thuộc công ty nghiên cứu Capital Economics nhận định.
Các ngân hàng trung ương lớn đã bắt đầu ồ ạt in tiền khi nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Kế hoạch của họ rất đơn giản: bơm tiền vào hệ thống sẽ khuyến khích các ngân hàng thương mại cho vay, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và chi tiêu của các hộ gia đình.
Vào những thời điểm bình thường, các ngân hàng trung ương chỉ cần cắt giảm lãi suất để thúc đẩy cho vay. Nhưng lãi suất thấp kỷ lục, thậm chí là lãi suất âm, đã không thể làm được điều này. Bởi vậy, các ngân hàng trung ương phải tìm một “liều thuốc” mạnh hơn bằng cách thử nghiệm việc mua vào trái phiếu, thông qua đó bơm tiền ồ ạt ra thị trường.
Các chuyên gia có những quan điểm khác nhau về cách làm này.
“Tác dụng chính có vẻ như là tạo ra mức lãi suất thấp hơn trong dài hạn và đẩy giá tài sản tăng”, ông Pearce nói. “Nhưng hầu như không có bằng chứng nào cho thấy điều này đã thúc đẩy tăng trưởng hay lạm phát một cách đáng kể”.
Trong số 4 ngân hàng trung ương này, chỉ riêng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã bơm 3,9 nghìn tỷ USD thông qua ba đợt mua tài sản. Gói nới lỏng định lượng (QE) đầu tiên của FED được tung ra đầu vào tháng 11/2008, không lâu sau khi thị trường tài chính toàn cầu suy sụp, và gói thứ ba kết thúc vào tháng 10/2014.
Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) học theo cách làm của FED vào tháng 3/2009, bơm 375 tỷ Bảng, tương đương 500 tỷ USD, trong ba đợt kích cầu. Tháng 8 năm nay, BoE nối lại chương trình bơm tiền vào thị trường sau khi cử tri Anh bỏ phiếu chọn ra khỏi Liên minh châu Âu (EU), giáng một đòn vào triển vọng tăng trưởng kinh tế.
Từng mua trái phiếu trong thời gian từ 2001-2006 để chống giảm phát, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) áp dụng trở lại chính sách này vào tháng 4/2013. Từ đó đến nay, BoJ đã chi 2,5 nghìn tỷ USD để mua tài sản theo dữ liệu của Capital Economist.
Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) vào cuộc muộn, mới chỉ bắt chương trình mua tài sản vào tháng 3/2015. ECB dự kiến đến tháng 3/2017 sẽ chi 1,7 nghìn tỷ Euro, tương đương 2 nghìn tỷ USD, để mua vào tài sản. Ngày 8/9, ECB tuyên bố sẽ bơm tiền nhiều hơn mức này, và qua mốc tháng 3/2017 nếu cần thiết.