9 tháng, vốn FDI tăng cao kỷ lục
9 tháng năm 2017 thu hút FDI đã vượt cả năm 2016
Theo báo cáo mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 9 tháng năm 2017, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đã đạt mức kỷ lục, lên tới 25,48 tỷ USD, tăng 34,3% so với cùng kỳ năm 2016; trong đó vốn giải ngân FDI cũng bất ngờ tăng mạnh, đạt 12,5 tỷ USD, tăng 13,4%.
Cụ thể, tính đến ngày 20/9/2017, so với cùng kỳ năm 2016, cả nước đã có 1.844 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 14,56 tỷ USD, tăng 30,4%; có 878 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 6,75 tỷ USD, tăng 28,3%. Ngoài ra, cùng thời gian trên, có 3.742 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 4,16 tỷ USD, tăng 64%.
“Thỏi nam châm” hút FDI
Tính chung trong 9 tháng năm 2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đã lên tới 25,48 tỷ USD, tăng 34,3% so với cùng kỳ năm 2016. Đáng chú ý, con số này đã tăng cao hơn nhiều (1,108 tỷ USD) so với kết quả của cả năm ngoái. Trong năm 2016, tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần đạt 24,372 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm 2015.
Với số vốn FDI tiếp tục “chảy” mạnh vào Việt Nam nhiều năm qua và đặc biệt trong 9 tháng đầu năm 2017 cho thấy, Việt Nam vẫn là sự lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư nước ngoài với triển vọng kinh tế tích cực hơn một số nước trong khu vực.
Đặc biệt, năm 2017 là năm thứ tư liên tiếp Chính phủ ban hành Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia với nhiều điểm mới, khác biệt bắt nguồn từ chính yêu cầu của Chính phủ với những cải thiện mạnh mẽ hơn. Đồng thời, Việt Nam đã tham gia vào hàng loạt hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương cũng sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Điều này đã được thể hiện rõ thông qua hoạt động xuất nhập khẩu của khu vực FDI. Cụ thể, trong 9 tháng năm 2017, xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu thô) đạt 110,8 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 71,9% kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu của khu vực này trong cùng thời gian trên đạt 93,2 tỷ USD, tăng 26,1% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 60,3% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung 9 tháng năm 2017, khu vực FDI xuất siêu 17,63 tỷ USD (kể cả dầu thô).
Nhìn vào những con số thống kê trên có thể thấy, khu vực FDI vẫn luôn là nguồn lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, theo nhận định của một số chuyên gia, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay vẫn đang phụ thuộc nhiều vào ngoại lực, chủ yếu tập trung tại một số tập đoàn đa quốc gia lớn nên đang và sẽ bộc lộ những bất ổn, không bảo đảm tính bền vững.
Điều đáng nói, mặc dù khu vực FDI được hưởng nhiều ưu đãi, nhưng hầu như nền kinh tế trong nước hiện nay không khai thác được nhiều lợi thế của khu vực này, nhất là trong việc chuyển giao công nghệ, đây được coi là mục tiêu quan trọng nhất của việc thu hút đầu tư FDI.
FDI có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành
Báo cáo của Cục Đầu tư Nước ngoài cho thấy, phân loại theo đối tác đầu tư, trong 9 tháng 2017 đã có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 6,31 tỷ USD, chiếm 24,7% tổng vốn đầu tư; Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5,91 tỷ USD, chiếm 23,17% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,14 tỷ USD, chiếm 16,2% tổng vốn đầu tư...
Như vậy, nếu tính cả những dự án còn hiệu lực đến ngày 20/9/2017, tại Việt Nam đã có 126 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới hơn 310,190 tỷ USD. Trong đó, dẫn đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 55,8 tỷ USD, chiếm gần 18% tổng vốn đầu tư; Nhật Bản đứng thứ hai với 46,1 tỷ USD, chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư; tiếp theo lần lượt là Singapore, Đài Loan, Quần đảo Virgin thuộc Anh, Hồng Kông, Malaysia, Trung Quốc...
Theo lĩnh vực đầu tư, trong 9 tháng năm 2017, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành/lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn là 12,64 tỷ USD, chiếm 49,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Về địa bàn đầu tư, trong 9 tháng năm 2017, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 59 tỉnh thành phố, trong đó Tp.HCM là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với tổng số vốn đăng ký là 3,74 tỷ USD, chiếm 14,6% tổng vốn đầu tư.
Thanh Hóa đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký là 3,15 tỷ USD, chiếm 12,4%. Bắc Ninh đứng thứ ba với 3,14 tỷ USD chiếm 12,3% tổng vốn đầu tư. Như vậy, tính cả những dự án còn hiệu lực đến ngày 20/9/2017, các nhà đầu tư nước ngoài đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành.
Cụ thể, tính đến ngày 20/9/2017, so với cùng kỳ năm 2016, cả nước đã có 1.844 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 14,56 tỷ USD, tăng 30,4%; có 878 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 6,75 tỷ USD, tăng 28,3%. Ngoài ra, cùng thời gian trên, có 3.742 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 4,16 tỷ USD, tăng 64%.
“Thỏi nam châm” hút FDI
Tính chung trong 9 tháng năm 2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đã lên tới 25,48 tỷ USD, tăng 34,3% so với cùng kỳ năm 2016. Đáng chú ý, con số này đã tăng cao hơn nhiều (1,108 tỷ USD) so với kết quả của cả năm ngoái. Trong năm 2016, tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần đạt 24,372 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm 2015.
Với số vốn FDI tiếp tục “chảy” mạnh vào Việt Nam nhiều năm qua và đặc biệt trong 9 tháng đầu năm 2017 cho thấy, Việt Nam vẫn là sự lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư nước ngoài với triển vọng kinh tế tích cực hơn một số nước trong khu vực.
Đặc biệt, năm 2017 là năm thứ tư liên tiếp Chính phủ ban hành Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia với nhiều điểm mới, khác biệt bắt nguồn từ chính yêu cầu của Chính phủ với những cải thiện mạnh mẽ hơn. Đồng thời, Việt Nam đã tham gia vào hàng loạt hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương cũng sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Điều này đã được thể hiện rõ thông qua hoạt động xuất nhập khẩu của khu vực FDI. Cụ thể, trong 9 tháng năm 2017, xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu thô) đạt 110,8 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 71,9% kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu của khu vực này trong cùng thời gian trên đạt 93,2 tỷ USD, tăng 26,1% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 60,3% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung 9 tháng năm 2017, khu vực FDI xuất siêu 17,63 tỷ USD (kể cả dầu thô).
Nhìn vào những con số thống kê trên có thể thấy, khu vực FDI vẫn luôn là nguồn lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, theo nhận định của một số chuyên gia, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay vẫn đang phụ thuộc nhiều vào ngoại lực, chủ yếu tập trung tại một số tập đoàn đa quốc gia lớn nên đang và sẽ bộc lộ những bất ổn, không bảo đảm tính bền vững.
Điều đáng nói, mặc dù khu vực FDI được hưởng nhiều ưu đãi, nhưng hầu như nền kinh tế trong nước hiện nay không khai thác được nhiều lợi thế của khu vực này, nhất là trong việc chuyển giao công nghệ, đây được coi là mục tiêu quan trọng nhất của việc thu hút đầu tư FDI.
FDI có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành
Báo cáo của Cục Đầu tư Nước ngoài cho thấy, phân loại theo đối tác đầu tư, trong 9 tháng 2017 đã có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 6,31 tỷ USD, chiếm 24,7% tổng vốn đầu tư; Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5,91 tỷ USD, chiếm 23,17% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,14 tỷ USD, chiếm 16,2% tổng vốn đầu tư...
Như vậy, nếu tính cả những dự án còn hiệu lực đến ngày 20/9/2017, tại Việt Nam đã có 126 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới hơn 310,190 tỷ USD. Trong đó, dẫn đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 55,8 tỷ USD, chiếm gần 18% tổng vốn đầu tư; Nhật Bản đứng thứ hai với 46,1 tỷ USD, chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư; tiếp theo lần lượt là Singapore, Đài Loan, Quần đảo Virgin thuộc Anh, Hồng Kông, Malaysia, Trung Quốc...
Theo lĩnh vực đầu tư, trong 9 tháng năm 2017, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành/lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn là 12,64 tỷ USD, chiếm 49,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Về địa bàn đầu tư, trong 9 tháng năm 2017, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 59 tỉnh thành phố, trong đó Tp.HCM là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với tổng số vốn đăng ký là 3,74 tỷ USD, chiếm 14,6% tổng vốn đầu tư.
Thanh Hóa đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký là 3,15 tỷ USD, chiếm 12,4%. Bắc Ninh đứng thứ ba với 3,14 tỷ USD chiếm 12,3% tổng vốn đầu tư. Như vậy, tính cả những dự án còn hiệu lực đến ngày 20/9/2017, các nhà đầu tư nước ngoài đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành.