“Ác mộng giao thông” ở Hà Nội lên báo nước ngoài
Khi ngày càng có nhiều người ở Hà Nội chuyển từ “hai bánh” lên “bốn bánh”, tắc đường sẽ càng trở nên tệ hại hơn
Theo tờ The Diplomat, tại một thành phố đang phát triển nhanh chóng và không có nhiều phương tiện giao thông công cộng như Hà Nội, xe máy giữ một vai trò quan trọng trong việc duy trì dòng chảy giao thông.
Tuy nhiên, so với những chiếc xe hơi đời mới bóng loáng, xe máy đang ngày càng bị xem là lỗi thời, bẩn và nguy hiểm ở Hà Nội, nên những đường phố ở thành phố này đang có nguy cơ phải đối mặt với một “cơn ác mộng” về tình trạng tắc nghẽn giao thông.
Dĩ nhiên, một số người có thể nói rằng, Hà Nội vốn dĩ đã trong tình trạng “ác mộng giao thông” - tạp chí này viết. Bất kỳ ai đến Hà Nội đều biết đến một “biển” xe máy hỗn loạn, thách đố du khách muốn đi dạo một vòng trên phố. Nhưng dù có nhiều vấn đề, đi xe máy ở Hà Nội thực ra vẫn là một lựa chọn tốt, bởi đây là một trong những thành phố có mật độ dân số cao nhất trên thế giới. Giao thông ở Hà Nội chuyển động được chủ yếu là nhờ người dân đi xe máy thay vì đi xe hơi.
Tuy vậy, chính xe máy đang dần bị “ghẻ lạnh” ở đây.
Dựa trên đà tăng trưởng của nền kinh tế, số lượng xe máy ở Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ khiến thế giới sửng sốt. Theo thống kê chính thức, vào năm 1996, có khoảng 4 triệu xe máy trên toàn Việt Nam. Ngày nay, riêng ở Hà Nội đã có khoảng 4 triệu xe máy. Hiện có khoảng 39 triệu xe máy tên toàn Việt Nam, đồng nghĩa với việc nếu không tính tới những người rất già và trẻ em, gần như mỗi người dân Việt Nam sở hữu 1 xe máy.
Nhưng một thách thức mới đã xuất hiện. Bất chấp các biện pháp của Chính phủ như thuế cao và nhiều loại phí khác nhau, việc sở hữu xe hơi tư nhân đang ngày càng trở nên phổ biến. Với lời hứa hẹn về địa vị, độ thoải mái và an toàn của những chiếc xe hơi, thì việc có “xế hộp” đã trở thành giấc mơ của người dân bình thường ở Hà Nội. Có xe hơi, bạn sẽ có được cảm giác mát mẻ và không bị “cháy” da dưới ánh nắng mặt trời gay gắt, được khô ráo trong thời tiết mưa gió, và quần áo bạn luôn sạch sẽ cho dù đường phố đầy bụi bặm và ô nhiễm. Và “bốn bánh” thực sự đã trở thành biểu tượng của sự thành công trong nền kinh tế mới của Việt Nam.
Điều này có thể đặt ra một thách thức lớn cho Hà Nội, một thành phố được thiết kế dựa trên xe đạp và xe máy. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, nếu xu hướng sở hữu xe hơi tư nhân tiếp diễn, giao thông ở Hà Nội sẽ rơi vào… tê liệt!
Một chuyện thú vị: năm ngoái, Sở Công Thương Hà Nội kêu gọi người dân đi xe đạp, làm dấy lên một cuộc tranh cãi về tình trạng giao thông trong thành phố. Nhiều người thẳng thừng phản đối đề xuất này, coi những chiếc xe đạp lỗi thời là một mối cản trở nguy hiểm cho giao thông.
Không nhiều năm trước đây, Hà Nội nổi tiếng có nhiều xe đạp. Sau cuộc “cách mạng” xe máy, chỉ những người nghèo nhất mới tiếp tục dùng xe đạp làm phương tiện giao thông chính. Tuy nhiên, gần đây, đi xe đạp lại trở thành “mốt”, được nhiều người trung lưu ở Hà Nội xem là một cách tập luyện để có sức khỏe tốt hơn. Bên hồ Tây, dễ dàng bắt gặp người dân Hà Nội đạp những chiếc xe đạp leo núi có giá đắt hơn cả xe máy.
Đi xe đạp còn có một lợi ích rõ ràng khác: xe đạp thân thiện với môi trường. Hà Nội là một thành phố ô nhiễm nặng. Xe hơi giúp người dùng tránh được bầu không khí độc hại, nhưng lại khiến tình trạng ô nhiễm trở nên tồi tệ hơn. Trong khi đó, đại đa số người dân không được hưởng sự bảo vệ mà xe hơi đem lại. Xe máy chắc chắn cũng không phải là “thánh” trong chuyện này, nhưng cuộc chuyển giao lên xe hơi sẽ khiến ô nhiễm càng trầm trọng, bởi mức khí thải tăng chóng mặt trong các cuộc tắc đường.
Sẽ là ngây thơ nếu nghĩ rằng nhà chức trách ở Hà Nội có thể ngăn hoàn toàn được việc người dân “thăng hạng” lên xe hơi. Nhưng Việt Nam đã luôn chứng tỏ được khả năng thúc đẩy được các hướng phát triển khác biệt. Có lẽ, tình trạng hỗn loạn của giao thông “hai bánh” ở Hà Nội còn dễ chịu hơn tình trạng tắc nghẽn tới mức tê liệt trên các đường phố ở Bangkok hay Jakarta.
Nếu Hà Nội muốn tránh rơi vào cơn “ác mộng giao thông”, xe đạp gần như chắc chắn cần phải là một phần trong giải pháp. Những kế hoạch giao thông công cộng tham vọng vẫn còn khá xa vời, và chỉ có thể đáp ứng tới 20% tổng nhu cầu đi lại trong thành phố. Để giao thông ở Hà Nội dễ chịu hơn sẽ đòi hỏi hoạch định chính sách kỹ càng hơn. Hà Nội ngày nay rất kém thân thiện với người đi xe đạp và người đi bộ. Cả Hà Nội mới chỉ có một số ít tuyến đường cho người đi xe đạp, và những tuyến này thường bị dùng làm chỗ đỗ xe hơi.
Liệu sẽ có một cuộc “cách mạng” xe đạp mới ở Hà Nội? Hay liệu Việt Nam có thể tạo ra một cuộc “cách mạng” trên thị trường bằng cách thúc đẩy sử dụng những chiếc xe máy thân thiện hơn với môi trường? Chỉ thời gian mới có thể đưa ra câu trả lời.
Vào lúc này, người Hà Nội vẫn bịt kín mặt, vặn tay ga, và “nín thở” trong khi cố tránh va vào một chiếc BMW mới cáu cạnh.
Tuy nhiên, so với những chiếc xe hơi đời mới bóng loáng, xe máy đang ngày càng bị xem là lỗi thời, bẩn và nguy hiểm ở Hà Nội, nên những đường phố ở thành phố này đang có nguy cơ phải đối mặt với một “cơn ác mộng” về tình trạng tắc nghẽn giao thông.
Dĩ nhiên, một số người có thể nói rằng, Hà Nội vốn dĩ đã trong tình trạng “ác mộng giao thông” - tạp chí này viết. Bất kỳ ai đến Hà Nội đều biết đến một “biển” xe máy hỗn loạn, thách đố du khách muốn đi dạo một vòng trên phố. Nhưng dù có nhiều vấn đề, đi xe máy ở Hà Nội thực ra vẫn là một lựa chọn tốt, bởi đây là một trong những thành phố có mật độ dân số cao nhất trên thế giới. Giao thông ở Hà Nội chuyển động được chủ yếu là nhờ người dân đi xe máy thay vì đi xe hơi.
Tuy vậy, chính xe máy đang dần bị “ghẻ lạnh” ở đây.
Dựa trên đà tăng trưởng của nền kinh tế, số lượng xe máy ở Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ khiến thế giới sửng sốt. Theo thống kê chính thức, vào năm 1996, có khoảng 4 triệu xe máy trên toàn Việt Nam. Ngày nay, riêng ở Hà Nội đã có khoảng 4 triệu xe máy. Hiện có khoảng 39 triệu xe máy tên toàn Việt Nam, đồng nghĩa với việc nếu không tính tới những người rất già và trẻ em, gần như mỗi người dân Việt Nam sở hữu 1 xe máy.
Nhưng một thách thức mới đã xuất hiện. Bất chấp các biện pháp của Chính phủ như thuế cao và nhiều loại phí khác nhau, việc sở hữu xe hơi tư nhân đang ngày càng trở nên phổ biến. Với lời hứa hẹn về địa vị, độ thoải mái và an toàn của những chiếc xe hơi, thì việc có “xế hộp” đã trở thành giấc mơ của người dân bình thường ở Hà Nội. Có xe hơi, bạn sẽ có được cảm giác mát mẻ và không bị “cháy” da dưới ánh nắng mặt trời gay gắt, được khô ráo trong thời tiết mưa gió, và quần áo bạn luôn sạch sẽ cho dù đường phố đầy bụi bặm và ô nhiễm. Và “bốn bánh” thực sự đã trở thành biểu tượng của sự thành công trong nền kinh tế mới của Việt Nam.
Điều này có thể đặt ra một thách thức lớn cho Hà Nội, một thành phố được thiết kế dựa trên xe đạp và xe máy. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, nếu xu hướng sở hữu xe hơi tư nhân tiếp diễn, giao thông ở Hà Nội sẽ rơi vào… tê liệt!
Một chuyện thú vị: năm ngoái, Sở Công Thương Hà Nội kêu gọi người dân đi xe đạp, làm dấy lên một cuộc tranh cãi về tình trạng giao thông trong thành phố. Nhiều người thẳng thừng phản đối đề xuất này, coi những chiếc xe đạp lỗi thời là một mối cản trở nguy hiểm cho giao thông.
Không nhiều năm trước đây, Hà Nội nổi tiếng có nhiều xe đạp. Sau cuộc “cách mạng” xe máy, chỉ những người nghèo nhất mới tiếp tục dùng xe đạp làm phương tiện giao thông chính. Tuy nhiên, gần đây, đi xe đạp lại trở thành “mốt”, được nhiều người trung lưu ở Hà Nội xem là một cách tập luyện để có sức khỏe tốt hơn. Bên hồ Tây, dễ dàng bắt gặp người dân Hà Nội đạp những chiếc xe đạp leo núi có giá đắt hơn cả xe máy.
Đi xe đạp còn có một lợi ích rõ ràng khác: xe đạp thân thiện với môi trường. Hà Nội là một thành phố ô nhiễm nặng. Xe hơi giúp người dùng tránh được bầu không khí độc hại, nhưng lại khiến tình trạng ô nhiễm trở nên tồi tệ hơn. Trong khi đó, đại đa số người dân không được hưởng sự bảo vệ mà xe hơi đem lại. Xe máy chắc chắn cũng không phải là “thánh” trong chuyện này, nhưng cuộc chuyển giao lên xe hơi sẽ khiến ô nhiễm càng trầm trọng, bởi mức khí thải tăng chóng mặt trong các cuộc tắc đường.
Sẽ là ngây thơ nếu nghĩ rằng nhà chức trách ở Hà Nội có thể ngăn hoàn toàn được việc người dân “thăng hạng” lên xe hơi. Nhưng Việt Nam đã luôn chứng tỏ được khả năng thúc đẩy được các hướng phát triển khác biệt. Có lẽ, tình trạng hỗn loạn của giao thông “hai bánh” ở Hà Nội còn dễ chịu hơn tình trạng tắc nghẽn tới mức tê liệt trên các đường phố ở Bangkok hay Jakarta.
Nếu Hà Nội muốn tránh rơi vào cơn “ác mộng giao thông”, xe đạp gần như chắc chắn cần phải là một phần trong giải pháp. Những kế hoạch giao thông công cộng tham vọng vẫn còn khá xa vời, và chỉ có thể đáp ứng tới 20% tổng nhu cầu đi lại trong thành phố. Để giao thông ở Hà Nội dễ chịu hơn sẽ đòi hỏi hoạch định chính sách kỹ càng hơn. Hà Nội ngày nay rất kém thân thiện với người đi xe đạp và người đi bộ. Cả Hà Nội mới chỉ có một số ít tuyến đường cho người đi xe đạp, và những tuyến này thường bị dùng làm chỗ đỗ xe hơi.
Liệu sẽ có một cuộc “cách mạng” xe đạp mới ở Hà Nội? Hay liệu Việt Nam có thể tạo ra một cuộc “cách mạng” trên thị trường bằng cách thúc đẩy sử dụng những chiếc xe máy thân thiện hơn với môi trường? Chỉ thời gian mới có thể đưa ra câu trả lời.
Vào lúc này, người Hà Nội vẫn bịt kín mặt, vặn tay ga, và “nín thở” trong khi cố tránh va vào một chiếc BMW mới cáu cạnh.