Ai hưởng lợi khi VND giảm giá?
Nếu tỷ giá năm 2009 được điều chỉnh theo hướng giảm giá VND, nhiều doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi
Cũng như lãi suất, diễn biến tỷ giá năm 2008 đầy biến động với những ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô, cung cầu ngoại tệ và thậm chí cả tin đồn, khiến doanh nghiệp gặp khó.
Tuy nhiên, nếu tỷ giá năm 2009 được điều chỉnh theo hướng giảm giá VND, nhiều doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán EuroCapital (ECC), chỉ trong năm 2008, biên độ tỷ giá đã được điều chỉnh 5 lần - một mật độ chưa từng có trong lịch sử. Những biến động của tỷ giá đã gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp.
Năm 2008, lỗ nhiều do tỷ giá
Các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài khi phải chịu ảnh hưởng kép đặc biệt trong thời điểm giữa năm 2008: giá nguyên vật liệu tăng và VND trượt giá.
Công ty Nhựa Bình Minh trong giai đoạn tháng 5- 6/2008 thiệt hại mỗi tháng 5-6 tỷ đồng do biến động tỷ giá; Tập đoàn Dệt may thiệt hại khoảng 50 tỷ đồng cũng trong giai đoạn này do chênh lệch giữa giá USD thu bán cho ngân hàng thương mại và giá mua USD phục vụ mua nguyên liệu.
Đối với ngành xăng dầu, tại thời điểm cuối tháng 3/2008, tỷ giá thị trường thấp hơn tỷ giá liên ngân hàng nên Petrolimex phải mua USD với giá cao hơn giá thị trường khiến mỗi lít xăng dầu tăng 300-400 đồng do tỷ giá.
Từ tháng 4/2008, tỷ giá đảo chiều mạnh, tỷ giá liên ngân hàng giao dịch ở trần biên độ, chênh lệch tỷ giá từ thời điểm ký hợp đồng đến thời điểm thanh toán từ 40 đồng/lít lên mức 500 đồng/lít ở thời điểm tháng 7-8/2008.
Ngành điện, PPC là một trong những trường hợp điển hình nhất trong số các công ty bị thiệt hại do biến động tỷ giá.
Với khoản vay khoảng 37 tỷ Yên Nhật, PPC phải chịu thiệt kép về tỷ giá khi VND trượt giá so với USD, trong khi đồng USD cũng giảm giá so với Yên Nhật. Nếu chỉ tính từ tháng 9-11/2008, Yên Nhật đã tăng giá 20%-25% so với USD và 30%-40% so với Euro).
Tác động của tỷ giá tới các ngành trong năm 2009?
Theo ông Ngô Văn Minh, Phó phòng Nghiên cứu và Đầu tư của ECC, xét về ảnh hưởng trực tiếp, nếu giảm giá VND trong năm 2009 sẽ có ảnh hưởng tích cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp nhập khẩu.
Cụ thể, với ngành dược, do phải nhập khẩu tới 90% nguyên liệu từ nước ngoài, tỷ giá USD/VND nếu tăng sẽ ảnh hưởng lớn tới chi phí đầu vào của ngành dược.
Trong khi đó, việc tăng giá thuốc sẽ tương đối khó khăn khi ngành chịu sự quản lý chặt chẽ của Cục Quản lý dược. Những công ty có nguồn dược liệu trong nước sẽ chịu ảnh hưởng thấp hơn từ tăng tỷ giá.
Đối với ngành sữa, hiện tại, các công ty sữa cũng đang nhập khẩu trên 80% nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài và tỷ giá chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới ngành.
Các công ty có nguồn nguyên liệu trong nước tốt sẽ giảm bớt được tác động từ tỷ giá tăng, nhất là khi lạm phát nhiều khả năng sẽ chỉ duy trì ở một con số trong năm 2009.
Ngành thép đang trong tình trạng dư thừa ngắn hạn trên toàn thế giới khiến nhiều nước phải tìm cách xuất khẩu thép dư thừa trong thời gian qua. Tình hình tương tự cũng đang diễn ra ở Việt Nam.
Trên thực tế, trong ngắn hạn, tỷ giá tăng là một lợi thế cho các doanh nghiệp trong nước trong việc giải quyết hàng tồn kho do giá thép nhập khẩu sẽ kém cạnh tranh hơn.
Tuy nhiên, về dài hạn, do ngành thép vẫn chủ yếu nhập phôi thép từ nước ngoài, tỷ giá tăng sẽ có ảnh hưởng tới chi phí đầu vào của ngành thép và các doanh nghiệp trên sàn (HPG, HSG, KKC, VGS...).
Năm 2009 được xác định là một năm tương đối khó khăn với ngành thủy sản khi các thị trường chính như Mỹ, Nhật, châu Âu đều có khả năng thu hẹp do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và việc các đồng tiền của các nước cạnh tranh chính trong xuất khẩu thủy sản với Việt Nam đều giảm giá mạnh trong thời gian qua.
Việc điều chỉnh tỷ giá sẽ có ảnh hưởng rất tích cực tới các doanh nghiệp thủy sản trong việc tiếp tục duy trì sức cạnh tranh trong năm 2009 như thủy sản Nam Việt (ANV) và thủy sản Vĩnh Hoàn (VHC). Hiện ngành thủy sản cũng đang có đề nghị tiếp tục nới rộng biên độ tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu.
Cũng như ngành thủy sản, các doanh nghiệp dệt may và giày dép sẽ được hưởng lợi từ việc giảm giá VND trong năm 2009. Trong những tháng cuối năm 2008, kim ngạch ngành dệt may giảm mạnh một phần do VND tăng tương đối so với các đồng tiền của các nước xuất khẩu khác như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia...
Nhưng, được hưởng lợi lớn nhất trong việc giảm giá VND có lẽ sẽ là ngành dầu khí.
Với tỷ giá liên ngân hàng hiện nay, ngành dầu khí sẽ thu thêm được khoảng 2.500 tỷ đồng từ tỷ giá trong năm tới, còn nếu tỷ giá được điều chỉnh 5%, tương đương với việc ngành dầu khí sẽ thu được thêm khoảng 4.500 tỷ đồng.
Ông Minh cho rằng các doanh nghiệp vay bằng ngoại tệ sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc giảm giá VND với mức độ khác nhau. Chẳng hạn như PPC với khoản vay khoảng 35-37 tỷ Yên Nhật (gần 400 triệu USD). Bất kỳ sự tăng giá nào của USD so với VND (và của JPY so với USD) và ngược lại sẽ có ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận năm 2009 của PPC.
Việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá khá mạnh tay - xấp xỉ 3% - vào những ngày cuối cùng năm 2008 cho thấy Ngân hàng Nhà nước không còn giữ chủ trương duy trì tỷ giá công bố liên ngân hàng ổn định (xoay quanh mức 16.500 trong các năm trước) mà sẽ chủ động điều chỉnh tỷ giá này tùy theo diễn biến thị trường.
Do vậy, nhóm phân tích của ECC nhận định, có khả năng VND tiếp tục sẽ mất giá khoảng 3%-5%, với tỷ giá giao dịch USD/VND sẽ ở ngưỡng 18.000-18.500 đồng vào cuối năm 2009.
“Trong trường hợp xấu nhất tỷ giá giao dịch USD/VND sẽ ở mức 19.000-19.500 đồng, tương đương VND mất giá 8%-10%”, ông Minh nói.
Tuy nhiên, nếu tỷ giá năm 2009 được điều chỉnh theo hướng giảm giá VND, nhiều doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán EuroCapital (ECC), chỉ trong năm 2008, biên độ tỷ giá đã được điều chỉnh 5 lần - một mật độ chưa từng có trong lịch sử. Những biến động của tỷ giá đã gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp.
Năm 2008, lỗ nhiều do tỷ giá
Các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài khi phải chịu ảnh hưởng kép đặc biệt trong thời điểm giữa năm 2008: giá nguyên vật liệu tăng và VND trượt giá.
Công ty Nhựa Bình Minh trong giai đoạn tháng 5- 6/2008 thiệt hại mỗi tháng 5-6 tỷ đồng do biến động tỷ giá; Tập đoàn Dệt may thiệt hại khoảng 50 tỷ đồng cũng trong giai đoạn này do chênh lệch giữa giá USD thu bán cho ngân hàng thương mại và giá mua USD phục vụ mua nguyên liệu.
Đối với ngành xăng dầu, tại thời điểm cuối tháng 3/2008, tỷ giá thị trường thấp hơn tỷ giá liên ngân hàng nên Petrolimex phải mua USD với giá cao hơn giá thị trường khiến mỗi lít xăng dầu tăng 300-400 đồng do tỷ giá.
Từ tháng 4/2008, tỷ giá đảo chiều mạnh, tỷ giá liên ngân hàng giao dịch ở trần biên độ, chênh lệch tỷ giá từ thời điểm ký hợp đồng đến thời điểm thanh toán từ 40 đồng/lít lên mức 500 đồng/lít ở thời điểm tháng 7-8/2008.
Ngành điện, PPC là một trong những trường hợp điển hình nhất trong số các công ty bị thiệt hại do biến động tỷ giá.
Với khoản vay khoảng 37 tỷ Yên Nhật, PPC phải chịu thiệt kép về tỷ giá khi VND trượt giá so với USD, trong khi đồng USD cũng giảm giá so với Yên Nhật. Nếu chỉ tính từ tháng 9-11/2008, Yên Nhật đã tăng giá 20%-25% so với USD và 30%-40% so với Euro).
Tác động của tỷ giá tới các ngành trong năm 2009?
Theo ông Ngô Văn Minh, Phó phòng Nghiên cứu và Đầu tư của ECC, xét về ảnh hưởng trực tiếp, nếu giảm giá VND trong năm 2009 sẽ có ảnh hưởng tích cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp nhập khẩu.
Cụ thể, với ngành dược, do phải nhập khẩu tới 90% nguyên liệu từ nước ngoài, tỷ giá USD/VND nếu tăng sẽ ảnh hưởng lớn tới chi phí đầu vào của ngành dược.
Trong khi đó, việc tăng giá thuốc sẽ tương đối khó khăn khi ngành chịu sự quản lý chặt chẽ của Cục Quản lý dược. Những công ty có nguồn dược liệu trong nước sẽ chịu ảnh hưởng thấp hơn từ tăng tỷ giá.
Đối với ngành sữa, hiện tại, các công ty sữa cũng đang nhập khẩu trên 80% nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài và tỷ giá chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới ngành.
Các công ty có nguồn nguyên liệu trong nước tốt sẽ giảm bớt được tác động từ tỷ giá tăng, nhất là khi lạm phát nhiều khả năng sẽ chỉ duy trì ở một con số trong năm 2009.
Ngành thép đang trong tình trạng dư thừa ngắn hạn trên toàn thế giới khiến nhiều nước phải tìm cách xuất khẩu thép dư thừa trong thời gian qua. Tình hình tương tự cũng đang diễn ra ở Việt Nam.
Trên thực tế, trong ngắn hạn, tỷ giá tăng là một lợi thế cho các doanh nghiệp trong nước trong việc giải quyết hàng tồn kho do giá thép nhập khẩu sẽ kém cạnh tranh hơn.
Tuy nhiên, về dài hạn, do ngành thép vẫn chủ yếu nhập phôi thép từ nước ngoài, tỷ giá tăng sẽ có ảnh hưởng tới chi phí đầu vào của ngành thép và các doanh nghiệp trên sàn (HPG, HSG, KKC, VGS...).
Năm 2009 được xác định là một năm tương đối khó khăn với ngành thủy sản khi các thị trường chính như Mỹ, Nhật, châu Âu đều có khả năng thu hẹp do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và việc các đồng tiền của các nước cạnh tranh chính trong xuất khẩu thủy sản với Việt Nam đều giảm giá mạnh trong thời gian qua.
Việc điều chỉnh tỷ giá sẽ có ảnh hưởng rất tích cực tới các doanh nghiệp thủy sản trong việc tiếp tục duy trì sức cạnh tranh trong năm 2009 như thủy sản Nam Việt (ANV) và thủy sản Vĩnh Hoàn (VHC). Hiện ngành thủy sản cũng đang có đề nghị tiếp tục nới rộng biên độ tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu.
Cũng như ngành thủy sản, các doanh nghiệp dệt may và giày dép sẽ được hưởng lợi từ việc giảm giá VND trong năm 2009. Trong những tháng cuối năm 2008, kim ngạch ngành dệt may giảm mạnh một phần do VND tăng tương đối so với các đồng tiền của các nước xuất khẩu khác như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia...
Nhưng, được hưởng lợi lớn nhất trong việc giảm giá VND có lẽ sẽ là ngành dầu khí.
Với tỷ giá liên ngân hàng hiện nay, ngành dầu khí sẽ thu thêm được khoảng 2.500 tỷ đồng từ tỷ giá trong năm tới, còn nếu tỷ giá được điều chỉnh 5%, tương đương với việc ngành dầu khí sẽ thu được thêm khoảng 4.500 tỷ đồng.
Ông Minh cho rằng các doanh nghiệp vay bằng ngoại tệ sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc giảm giá VND với mức độ khác nhau. Chẳng hạn như PPC với khoản vay khoảng 35-37 tỷ Yên Nhật (gần 400 triệu USD). Bất kỳ sự tăng giá nào của USD so với VND (và của JPY so với USD) và ngược lại sẽ có ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận năm 2009 của PPC.
Việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá khá mạnh tay - xấp xỉ 3% - vào những ngày cuối cùng năm 2008 cho thấy Ngân hàng Nhà nước không còn giữ chủ trương duy trì tỷ giá công bố liên ngân hàng ổn định (xoay quanh mức 16.500 trong các năm trước) mà sẽ chủ động điều chỉnh tỷ giá này tùy theo diễn biến thị trường.
Do vậy, nhóm phân tích của ECC nhận định, có khả năng VND tiếp tục sẽ mất giá khoảng 3%-5%, với tỷ giá giao dịch USD/VND sẽ ở ngưỡng 18.000-18.500 đồng vào cuối năm 2009.
“Trong trường hợp xấu nhất tỷ giá giao dịch USD/VND sẽ ở mức 19.000-19.500 đồng, tương đương VND mất giá 8%-10%”, ông Minh nói.