Airbus lại rơi vào khủng hoảng
“Đại gia” sản xuất máy bay Airbus lại rơi vào cuộc khủng hoảng mới khi tiếp tục chậm giao máy bay cho hãng hàng không Thai Airway
“Đại gia” sản xuất máy bay Airbus lại rơi vào cuộc khủng hoảng mới khi tiếp tục chậm giao máy bay cho hãng hàng không Thai Airway.
Theo ước tính của các chuyên gia, lợi nhuận của hãng Airbus trong 4 năm tới có thể giảm khoảng 2,5 tỷ USD. Trong khi đó, Pháp và Đức đang bất đồng sâu sắc chung quanh việc cải tổ hãng chế tạo máy bay khổng lồ này.
Hãng hàng không Thai Airway cho biết, Airbus đã chấp thuận bán 8 chiếc máy bay A330 cho hãng này với giá 90 triệu USD/chiếc trong khi giá công bố lên đến 100 triệu USD/chiếc nhằm bồi thường thiệt hại cho việc giao trễ hạn 6 máy bay A380 vào năm 2011 thay vì năm 2009 như hợp đồng đã ký giữa hai bên.
Sau 6 năm nghiên cứu thiết kế và phát triển sản xuất dự án A380 tốn kém gần 15 tỷ USD, hãng Airbus còn mất thêm vài trăm triệu USD đền bù thiệt hại cho các hãng vì giao chậm A380. Theo các chuyên gia, để hoàn vốn, trong thời gian tới, Airbus sẽ phải bán được 420 chiếc thay vì 270 chiếc như dự kiến ban đầu.
Trong khi đó, Pháp và Đức đang bất đồng lớn xung quanh việc cải tổ Airbus. Tại cuộc gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Jacques Chirac với lãnh đạo Tập đoàn hàng không và vũ trụ châu Âu (EADS) đang sở hữu hãng máy bay Airbus tại Berlin ngày 23/2, đại diện EADS cho biết: họ sẽ công bố kế hoạch cơ cấu lại tập đoàn vào đầu tháng 3 tới - động thái khiến hàng chục nghìn người có nguy cơ mất việc làm.
Mục đích của việc cơ cấu lại này là giảm chi phí khoảng 5 tỷ Euro vào năm 2010 đồng thời để tăng năng suất lao động, bù lỗ cho những trường hợp chậm hoàn thành hợp đồng với khách hàng.
Pháp và Đức đã ra tuyên bố chung nhấn mạnh "gánh nặng" chương trình cơ cấu lại hãng Airbus phải được "chia đều và hợp lý" cho cả hai bên và cần lưu ý tới vấn đề việc làm, công nghệ và tương quan quyền hạn của các nước liên quan trong quá trình thực hiện chương trình cơ cấu lại hãng Airbus. Pháp nhấn mạnh "không được phép sa thải quá mạnh" và không nên đóng cửa một cơ sở sản xuất nào ở Đức hay ở Pháp mà ở đó chưa có các biện pháp cân bằng ổn định".
Cuộc đàm phán về chương trình chấn chỉnh lại EADS đến nay vẫn chưa có kết quả trước hết là việc phân chia thẩm quyền về công nghệ. Đức đòi được bảo đảm chắc chắn tham gia trong dự án chế tạo loại máy bay Airbus bay đường dài A350, mà việc sử dụng vật liệu mới sẽ có giá trị như một công nghệ trong tương lai.
Cuộc tranh cãi gay gắt giữa các cổ đông về loại máy bay chở khách tầm trung mới A-350 đã làm chậm tiến độ cơ cấu lại hãng Airbus. Sự kiện này như một giọt nước làm tràn ly gây căng thẳng trong quan hệ giữa hai quốc gia được coi là đầu tàu của EU.
Trọng tâm của các cuộc thảo luận giữa Pháp và Đức còn xoay quanh việc cắt giảm việc làm của hãng Airbus và các xưởng chế tạo máy bay Airbus ở Nordenham và Varel, nơi có 3.600 công nhân Đức đang làm việc, đang đứng trước nguy cơ bị bán lại. Hiện tại, khoảng 10.000 việc làm ở Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Anh đang bị đe dọa cắt giảm bởi chương trình cơ cấu lại của hãng Airbus.
Hiện nay Airbus có 15 nhà máy ở châu Âu với tổng số công nhân 57.000 người. Dự kiến, sau khi cơ cấu lại tập đoàn Airbus sẽ có ít nhất 12.000 người lao động mất việc làm.
Sau khi loại máy bay A380 (có sức chở lớn, bay xa 15.000 km) liên tục gặp khó khăn trong dây chuyền sản xuất khiến lịch giao hàng (259 chiếc cho 16 hãng) bị trễ 2 năm thì nhiều vấn đề đã nảy sinh trong EADS. Hãng xe hơi danh tiếng DaimlerChrysler cho biết sẽ bán bớt cổ phần trong EADS, nhằm giảm tỷ lệ sở hữu từ mức 22,5% hiện nay xuống 15%. Trong khi đó, nhiều nước châu Âu muốn nắm thêm nhiều cổ phần để có đại diện của mình trong Hội đồng Quản trị của tập đoàn này.
Song sự rút lui của DaimlerChrysler lại khiến chính quyền Đức đau đầu. Thủ tướng Đức Angela Merkel bày tỏ quan ngại rằng việc cơ cấu lại Airbus sẽ ảnh hưởng đến đời sống và việc làm của 23.000 người Đức đang làm việc tại các nhà máy của Airbus.
Chính quyền liên bang và chính quyền 4 trong tổng số 16 bang của Đức cho biết sẵn sàng góp vốn vực EADS và Airbus lên. Thị trưởng Bremen tuyên bố sẵn sàng chi 30 triệu Euro để mua cổ phần của EADS sau khi DaimlerChrysler có kế hoạch bán bớt cổ phần trong EADS.
Động thái của các chính quyền địa phương cho thấy Đức không muốn để quyền lực trong EADS rơi về tay các cổ đông người Pháp. Bản thân DaimlerChrysler là một tập đoàn liên doanh giữa Mỹ và Đức. Vì vậy, từ khi hãng xe hơi này tuyên bố bán bớt cổ phần EADS, Đức luôn lo ngại Pháp sẽ tận dụng cơ hội tăng quyền biểu quyết.
Mối lo càng lớn khi EADS rơi vào khủng hoảng tài chính sau sự cố A380, và chính quyền Pháp tuyên bố sẽ chớp cơ hội tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phần trong tập đoàn. Hiện Pháp nắm giữ 30% cổ phần EADS.
Theo báo chí Đức, cuối tháng 3 tới, loại máy bay khổng lồ mới Airbus A380 sẽ thực hiện các chuyến bay kiểm nghiệm chất lượng trong những điều kiện thực tế. Đối tác phối hợp các chuyến bay thử nghiệm thương mại này chính là hãng hàng không Đức Lufthansa.
Theo các chuyên gia, hệ thống khí động học của A380 được cải tiến sẽ giảm tiêu thụ và thải nhiên liệu. Tính ra mỗi hành khách giảm 12% tiêu thụ nhiên liệu so với các loại máy bay thông thường khác. Đức đã đặt mua 15 chiếc máy bay loại Airbus A380 này.
Theo ước tính của các chuyên gia, lợi nhuận của hãng Airbus trong 4 năm tới có thể giảm khoảng 2,5 tỷ USD. Trong khi đó, Pháp và Đức đang bất đồng sâu sắc chung quanh việc cải tổ hãng chế tạo máy bay khổng lồ này.
Hãng hàng không Thai Airway cho biết, Airbus đã chấp thuận bán 8 chiếc máy bay A330 cho hãng này với giá 90 triệu USD/chiếc trong khi giá công bố lên đến 100 triệu USD/chiếc nhằm bồi thường thiệt hại cho việc giao trễ hạn 6 máy bay A380 vào năm 2011 thay vì năm 2009 như hợp đồng đã ký giữa hai bên.
Sau 6 năm nghiên cứu thiết kế và phát triển sản xuất dự án A380 tốn kém gần 15 tỷ USD, hãng Airbus còn mất thêm vài trăm triệu USD đền bù thiệt hại cho các hãng vì giao chậm A380. Theo các chuyên gia, để hoàn vốn, trong thời gian tới, Airbus sẽ phải bán được 420 chiếc thay vì 270 chiếc như dự kiến ban đầu.
Trong khi đó, Pháp và Đức đang bất đồng lớn xung quanh việc cải tổ Airbus. Tại cuộc gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Jacques Chirac với lãnh đạo Tập đoàn hàng không và vũ trụ châu Âu (EADS) đang sở hữu hãng máy bay Airbus tại Berlin ngày 23/2, đại diện EADS cho biết: họ sẽ công bố kế hoạch cơ cấu lại tập đoàn vào đầu tháng 3 tới - động thái khiến hàng chục nghìn người có nguy cơ mất việc làm.
Mục đích của việc cơ cấu lại này là giảm chi phí khoảng 5 tỷ Euro vào năm 2010 đồng thời để tăng năng suất lao động, bù lỗ cho những trường hợp chậm hoàn thành hợp đồng với khách hàng.
Pháp và Đức đã ra tuyên bố chung nhấn mạnh "gánh nặng" chương trình cơ cấu lại hãng Airbus phải được "chia đều và hợp lý" cho cả hai bên và cần lưu ý tới vấn đề việc làm, công nghệ và tương quan quyền hạn của các nước liên quan trong quá trình thực hiện chương trình cơ cấu lại hãng Airbus. Pháp nhấn mạnh "không được phép sa thải quá mạnh" và không nên đóng cửa một cơ sở sản xuất nào ở Đức hay ở Pháp mà ở đó chưa có các biện pháp cân bằng ổn định".
Cuộc đàm phán về chương trình chấn chỉnh lại EADS đến nay vẫn chưa có kết quả trước hết là việc phân chia thẩm quyền về công nghệ. Đức đòi được bảo đảm chắc chắn tham gia trong dự án chế tạo loại máy bay Airbus bay đường dài A350, mà việc sử dụng vật liệu mới sẽ có giá trị như một công nghệ trong tương lai.
Cuộc tranh cãi gay gắt giữa các cổ đông về loại máy bay chở khách tầm trung mới A-350 đã làm chậm tiến độ cơ cấu lại hãng Airbus. Sự kiện này như một giọt nước làm tràn ly gây căng thẳng trong quan hệ giữa hai quốc gia được coi là đầu tàu của EU.
Trọng tâm của các cuộc thảo luận giữa Pháp và Đức còn xoay quanh việc cắt giảm việc làm của hãng Airbus và các xưởng chế tạo máy bay Airbus ở Nordenham và Varel, nơi có 3.600 công nhân Đức đang làm việc, đang đứng trước nguy cơ bị bán lại. Hiện tại, khoảng 10.000 việc làm ở Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Anh đang bị đe dọa cắt giảm bởi chương trình cơ cấu lại của hãng Airbus.
Hiện nay Airbus có 15 nhà máy ở châu Âu với tổng số công nhân 57.000 người. Dự kiến, sau khi cơ cấu lại tập đoàn Airbus sẽ có ít nhất 12.000 người lao động mất việc làm.
Sau khi loại máy bay A380 (có sức chở lớn, bay xa 15.000 km) liên tục gặp khó khăn trong dây chuyền sản xuất khiến lịch giao hàng (259 chiếc cho 16 hãng) bị trễ 2 năm thì nhiều vấn đề đã nảy sinh trong EADS. Hãng xe hơi danh tiếng DaimlerChrysler cho biết sẽ bán bớt cổ phần trong EADS, nhằm giảm tỷ lệ sở hữu từ mức 22,5% hiện nay xuống 15%. Trong khi đó, nhiều nước châu Âu muốn nắm thêm nhiều cổ phần để có đại diện của mình trong Hội đồng Quản trị của tập đoàn này.
Song sự rút lui của DaimlerChrysler lại khiến chính quyền Đức đau đầu. Thủ tướng Đức Angela Merkel bày tỏ quan ngại rằng việc cơ cấu lại Airbus sẽ ảnh hưởng đến đời sống và việc làm của 23.000 người Đức đang làm việc tại các nhà máy của Airbus.
Chính quyền liên bang và chính quyền 4 trong tổng số 16 bang của Đức cho biết sẵn sàng góp vốn vực EADS và Airbus lên. Thị trưởng Bremen tuyên bố sẵn sàng chi 30 triệu Euro để mua cổ phần của EADS sau khi DaimlerChrysler có kế hoạch bán bớt cổ phần trong EADS.
Động thái của các chính quyền địa phương cho thấy Đức không muốn để quyền lực trong EADS rơi về tay các cổ đông người Pháp. Bản thân DaimlerChrysler là một tập đoàn liên doanh giữa Mỹ và Đức. Vì vậy, từ khi hãng xe hơi này tuyên bố bán bớt cổ phần EADS, Đức luôn lo ngại Pháp sẽ tận dụng cơ hội tăng quyền biểu quyết.
Mối lo càng lớn khi EADS rơi vào khủng hoảng tài chính sau sự cố A380, và chính quyền Pháp tuyên bố sẽ chớp cơ hội tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phần trong tập đoàn. Hiện Pháp nắm giữ 30% cổ phần EADS.
Theo báo chí Đức, cuối tháng 3 tới, loại máy bay khổng lồ mới Airbus A380 sẽ thực hiện các chuyến bay kiểm nghiệm chất lượng trong những điều kiện thực tế. Đối tác phối hợp các chuyến bay thử nghiệm thương mại này chính là hãng hàng không Đức Lufthansa.
Theo các chuyên gia, hệ thống khí động học của A380 được cải tiến sẽ giảm tiêu thụ và thải nhiên liệu. Tính ra mỗi hành khách giảm 12% tiêu thụ nhiên liệu so với các loại máy bay thông thường khác. Đức đã đặt mua 15 chiếc máy bay loại Airbus A380 này.