Ấn Độ dành 100 triệu USD cho Việt Nam “mua sắm quốc phòng”
Việt Nam và Ấn Độ đã đạt được nhiều thoả thuận quan trọng về quốc phòng, an ninh và kinh tế nhân chuyến thăm của Tổng thống Pranab Mukherjee
“Các nhà lãnh đạo Việt Nam và Ấn Độ nhất trí rằng hợp tác an ninh quốc phòng là một trụ cột quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Đồng thời bày tỏ sự hài lòng về hợp tác hiện nay trong lĩnh vực này và nhấn mạnh việc ký kết Bản ghi nhớ về hạn mức tín dụng trị giá 100 triệu USD mà Ấn Độ dành cho Việt Nam để mua sắm quốc phòng sẽ mở ra những cơ hội hợp tác mới”.
Đó là một trong những nội dung đáng chú ý của buổi hội đàm giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee nhân chuyến thăm Việt Nam từ ngày 15 - 17/9.
Tại buổi tiếp và hội đàm ngày 15/9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee đã đạt được nhiều sự thống nhất trong quan hệ nước, trong đó nhà lãnh đạo Ấn Độ tái khẳng định tiếp tục coi Việt Nam là một trụ cột trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ.
Hai bên nhất trí tăng cường quan hệ hợp tác song phương trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược với trọng tâm là hợp tác chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, kết nối nhân dân, hợp tác kỹ thuật và hợp tác khu vực và đa phương.
Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí thúc đẩy quan hệ đối tác kinh tế và tăng cường kết nối thương mại và đầu tư giữa khu vực công và tư của cả hai nước, bao gồm việc thành lập các liên doanh. Hai bên xác định du lịch, dệt may, dược và nông nghiệp là những lĩnh vực quan trọng có tiềm năng tăng trưởng trong thương mại song phương.
Đáng chú ý, hai bên nhất trí tự do hàng hải ở biển Đông không thể bị cản trở và kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tránh đe dọa hoặc sử dụng vũ lực và giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế được thế giới công nhận bao gồm Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Tại buổi làm việc với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đại diện Chính phủ và các bộ, ngành Ấn Độ đã ký một số thỏa thuận với Chính phủ và các cơ quan chức năng Việt Nam, gồm: Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Ấn Độ về hợp tác và trợ giúp lẫn nhau trong các vấn đề về hải quan; Hiệp định hạn mức tín dụng USD giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Ấn Độ; Ý định thư giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Dầu khí Ấn Độ ONGC Videsh; Bản ghi nhớ về hợp tác và cùng thúc đẩy dịch vụ hàng không trực tiếp giữa Vietnam Airlines và hãng hàng không Jet Airways Ấn Độ…
Chiều cùng ngày, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp và hội đàm với Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee.
Tại buổi làm việc, Tổng bí thư kêu gọi Ấn Độ tiếp tục ủng hộ, chia sẻ lập trường của Việt Nam về các vấn đề khu vực và quốc tế, bao gồm việc giải quyết các tranh chấp tại biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, thực hiện đầy đủ DOC, sớm hoàn thành việc xây dựng COC.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng khẳng định Việt Nam ủng hộ các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Ấn Độ tại biển Đông.
Cũng trong chiều 15/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã tiếp và hội kiến Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee.
Thủ tướng đề nghị hai bên phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều từ mức 8 tỷ USD hiện nay lên 15 tỷ USD trước năm 2020. Đồng thời khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư vào Việt Nam, trong đó có lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, sản xuất điện năng.
Người đứng đầu Chính phủ cũng đề nghị triển khai và sớm hiện thực hóa đường bay thẳng giữa hai nước để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch.
Đó là một trong những nội dung đáng chú ý của buổi hội đàm giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee nhân chuyến thăm Việt Nam từ ngày 15 - 17/9.
Tại buổi tiếp và hội đàm ngày 15/9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee đã đạt được nhiều sự thống nhất trong quan hệ nước, trong đó nhà lãnh đạo Ấn Độ tái khẳng định tiếp tục coi Việt Nam là một trụ cột trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ.
Hai bên nhất trí tăng cường quan hệ hợp tác song phương trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược với trọng tâm là hợp tác chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, kết nối nhân dân, hợp tác kỹ thuật và hợp tác khu vực và đa phương.
Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí thúc đẩy quan hệ đối tác kinh tế và tăng cường kết nối thương mại và đầu tư giữa khu vực công và tư của cả hai nước, bao gồm việc thành lập các liên doanh. Hai bên xác định du lịch, dệt may, dược và nông nghiệp là những lĩnh vực quan trọng có tiềm năng tăng trưởng trong thương mại song phương.
Đáng chú ý, hai bên nhất trí tự do hàng hải ở biển Đông không thể bị cản trở và kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tránh đe dọa hoặc sử dụng vũ lực và giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế được thế giới công nhận bao gồm Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Tại buổi làm việc với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đại diện Chính phủ và các bộ, ngành Ấn Độ đã ký một số thỏa thuận với Chính phủ và các cơ quan chức năng Việt Nam, gồm: Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Ấn Độ về hợp tác và trợ giúp lẫn nhau trong các vấn đề về hải quan; Hiệp định hạn mức tín dụng USD giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Ấn Độ; Ý định thư giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Dầu khí Ấn Độ ONGC Videsh; Bản ghi nhớ về hợp tác và cùng thúc đẩy dịch vụ hàng không trực tiếp giữa Vietnam Airlines và hãng hàng không Jet Airways Ấn Độ…
Chiều cùng ngày, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp và hội đàm với Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee.
Tại buổi làm việc, Tổng bí thư kêu gọi Ấn Độ tiếp tục ủng hộ, chia sẻ lập trường của Việt Nam về các vấn đề khu vực và quốc tế, bao gồm việc giải quyết các tranh chấp tại biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, thực hiện đầy đủ DOC, sớm hoàn thành việc xây dựng COC.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng khẳng định Việt Nam ủng hộ các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Ấn Độ tại biển Đông.
Cũng trong chiều 15/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã tiếp và hội kiến Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee.
Thủ tướng đề nghị hai bên phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều từ mức 8 tỷ USD hiện nay lên 15 tỷ USD trước năm 2020. Đồng thời khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư vào Việt Nam, trong đó có lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, sản xuất điện năng.
Người đứng đầu Chính phủ cũng đề nghị triển khai và sớm hiện thực hóa đường bay thẳng giữa hai nước để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch.