Ấn Độ sắp cấp tài khoản ngân hàng cho toàn dân
Đây được coi là một sáng kiến mang tính cột mốc nhằm hỗ trợ người dân nghèo của New Dehli
Theo hãng tin BBC, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang chuẩn bị thực hiện kế hoạch cung cấp tài khoản ngân hàng cho tất cả các hộ gia đình ở nước này. Đây được coi là một sáng kiến mang tính cột mốc nhằm hỗ trợ người dân nghèo của New Dehli.
Ước tính, gần 40% người dân Ấn hầu như không được tiếp cận với các dịch vụ tài chính và thường phải vay tiền “chợ đen” với lãi suất “cắt cổ”.
Cùng với kế hoạch đưa tài khoản ngân hàng đến từng nhà, Thủ tướng Modi đã đề nghị các ngân hàng quốc doanh và tư nhân ủng hộ kế hoạch này. Tuy vậy, giới truyền thông Ấn Độ tỏ ra hoài nghi về khả năng thành công của kế hoạch, bởi đưa ngân hàng tới người nghèo, trong đó có nhiều người thậm chí không có giấy tờ tùy thân, không phải là một chuyện dễ.
“Có hàng triệu gia đình có điện thoại di động nhưng không có tài khoản ngân hàng. Chúng tôi cần phải thay đổi tình trạng này”, ông Modi phát biểu trong bài diễn văn Quốc khánh Ấn Độ đầu tiên của ông trên cương vị Thủ tướng hôm 15/8 vừa qua.
Báo chí Ấn Độ cho biết, kế hoạch của Chính phủ nước này là “phủ sóng” tài khoản ngân hàng cho 75 triệu hộ gia đình trong thời gian từ nay đến năm 2018, trong đó mỗi gia đình sẽ hai người là chủ tài khoản.
Theo kế hoạch được đề ra, những người có tài khoản ngân hàng sẽ được nhận một thẻ ghi nợ và một thẻ bảo hiểm tai nạn trị giá 100.000 Rupee, tương đương khoảng 1.654 USD. Các chủ tài khoản cũng được hưởng mức thấu chi lên tới 5.000 Rupee.
Thủ tướng Modi nói, việc thực hiện kế hoạch này là cấp bách, bởi “tất cả các hoạt động phát triển khác đều đang bị cản trở bởi thiếu sót duy nhất” là rất nhiều hộ gia đình không biết thế nào là tài khoản ngân hàng.
Các chuyên gia nhận định, việc phổ cập dịch vụ tài chính sẽ giúp Chính phủ Ấn Độ chi trả các khoản phúc lợi xã hội thẳng vào tài khoản ngân hàng của người dân và giảm tình trạng tham nhũng. Dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, chỉ 4% người dân Ấn Độ nhận các khoản chi trả từ Chính phủ thông qua tài khoản ngân hàng.
Kế hoạch của Thủ tướng Modi cũng được dự báo là sẽ giúp giảm ảnh hưởng của hoạt động cho vay “chợ đen” nằm ngoài sự kiểm soát của Ngân hàng Trung ương nước này. Một số chuyên gia xem đây như cơ hội duy nhất cho Ấn Độ đẩy nhanh bước tiến tới sự phổ cập dịch vụ tài chính.
Tuy nhiên, một trong những trở ngại chính đối với bản kế hoạch là tình trạng thiếu giấy tờ tùy thân của người nghèo như giấy khai sinh, bằng chứng về địa chỉ cá nhân… cần thiết để mở tài khoản.
“Đối với nhiều người ở Ấn Độ, mở tài khoản ở ngân hàng là một việc kỳ vĩ”, ông NSN Reddy, Giám đốc điều hành ngân hàng quốc doanh Andhra cho biết.
Tuy vậy, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ Raghuram Rajan nói rằng, kế hoạch của Thủ tướng Modi sẽ giúp người dân nghèo của nước này gia tăng sự độc lập về kinh tế thông qua việc cung cấp cho họ bảo hiểm và vốn tín dụng.
Ước tính, gần 40% người dân Ấn hầu như không được tiếp cận với các dịch vụ tài chính và thường phải vay tiền “chợ đen” với lãi suất “cắt cổ”.
Cùng với kế hoạch đưa tài khoản ngân hàng đến từng nhà, Thủ tướng Modi đã đề nghị các ngân hàng quốc doanh và tư nhân ủng hộ kế hoạch này. Tuy vậy, giới truyền thông Ấn Độ tỏ ra hoài nghi về khả năng thành công của kế hoạch, bởi đưa ngân hàng tới người nghèo, trong đó có nhiều người thậm chí không có giấy tờ tùy thân, không phải là một chuyện dễ.
“Có hàng triệu gia đình có điện thoại di động nhưng không có tài khoản ngân hàng. Chúng tôi cần phải thay đổi tình trạng này”, ông Modi phát biểu trong bài diễn văn Quốc khánh Ấn Độ đầu tiên của ông trên cương vị Thủ tướng hôm 15/8 vừa qua.
Báo chí Ấn Độ cho biết, kế hoạch của Chính phủ nước này là “phủ sóng” tài khoản ngân hàng cho 75 triệu hộ gia đình trong thời gian từ nay đến năm 2018, trong đó mỗi gia đình sẽ hai người là chủ tài khoản.
Theo kế hoạch được đề ra, những người có tài khoản ngân hàng sẽ được nhận một thẻ ghi nợ và một thẻ bảo hiểm tai nạn trị giá 100.000 Rupee, tương đương khoảng 1.654 USD. Các chủ tài khoản cũng được hưởng mức thấu chi lên tới 5.000 Rupee.
Thủ tướng Modi nói, việc thực hiện kế hoạch này là cấp bách, bởi “tất cả các hoạt động phát triển khác đều đang bị cản trở bởi thiếu sót duy nhất” là rất nhiều hộ gia đình không biết thế nào là tài khoản ngân hàng.
Các chuyên gia nhận định, việc phổ cập dịch vụ tài chính sẽ giúp Chính phủ Ấn Độ chi trả các khoản phúc lợi xã hội thẳng vào tài khoản ngân hàng của người dân và giảm tình trạng tham nhũng. Dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, chỉ 4% người dân Ấn Độ nhận các khoản chi trả từ Chính phủ thông qua tài khoản ngân hàng.
Kế hoạch của Thủ tướng Modi cũng được dự báo là sẽ giúp giảm ảnh hưởng của hoạt động cho vay “chợ đen” nằm ngoài sự kiểm soát của Ngân hàng Trung ương nước này. Một số chuyên gia xem đây như cơ hội duy nhất cho Ấn Độ đẩy nhanh bước tiến tới sự phổ cập dịch vụ tài chính.
Tuy nhiên, một trong những trở ngại chính đối với bản kế hoạch là tình trạng thiếu giấy tờ tùy thân của người nghèo như giấy khai sinh, bằng chứng về địa chỉ cá nhân… cần thiết để mở tài khoản.
“Đối với nhiều người ở Ấn Độ, mở tài khoản ở ngân hàng là một việc kỳ vĩ”, ông NSN Reddy, Giám đốc điều hành ngân hàng quốc doanh Andhra cho biết.
Tuy vậy, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ Raghuram Rajan nói rằng, kế hoạch của Thủ tướng Modi sẽ giúp người dân nghèo của nước này gia tăng sự độc lập về kinh tế thông qua việc cung cấp cho họ bảo hiểm và vốn tín dụng.