“Ẩn số” sau đợt phục hồi vừa qua của chứng khoán
Liệu có điều gì bất thường phía sau đợt phục hồi của thị trường chứng khoán trong thời gian qua?
Đến lúc này, nhiều nhà đầu tư cá nhân vẫn còn thắc mắc: tại sao vừa qua có thời điểm khối lượng giao dịch hai sàn lên đến hơn 100 triệu đơn vị và giá trị giao dịch lên hơn 2.000 tỷ đồng/phiên?
Hay trong một phiên giao dịch, khối lượng khớp lệnh thành công của STB, SSI, KLS, ACB... lại tăng bất thường lên hơn 5 triệu, thậm chí 13 triệu đơn vị, cùng đó là lượng dư mua bán cũng trở nên bất thường.
Bên cạnh đó, hai chỉ số chứng khoán tăng vọt và ngay cả cổ phiếu OTC khối ngân hàng cũng có những bước tiến “không biên độ”.
Đáng chú ý, ngay sau phiên lên trần biên độ với khối lượng giao dịch thành công lớn, người ta lại có thể tăng bán một cách “không thương tiếc” cổ phiếu mà mình vừa “kỳ vọng” ngày hôm qua, mặc dù về cơ bản tình hình không có gì thay đổi so với phiên trước đó.
Hiện tượng này, nếu thử nhìn sâu hơn, có thể sẽ thấy một diễn biến khác.
Trong bản báo cáo ra vào ngày 20/3/2009, Khối phân tích và Tư vấn đầu tư của Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI cho rằng: “Thị trường lên điểm lần này không phải được hỗ trợ từ những thông tin về kinh tế vĩ mô mà được ghi nhận là do luồng tiền trong nước đổ mạnh vào thị trường trong hai tuần qua. Theo đánh giá của chúng tôi, luồng tiền chủ yếu mang tính chất đầu cơ giá lên do cách đẩy lệnh mua trần ở nhiều mã cổ phiếu bắt đầu từ những cổ phiếu có giá trị vốn hoá nhỏ và thị giá thấp sau đó quay sang blue-chip”.
Quá trình tăng/giảm của VN-Index cơ bản được đóng góp từ sự lên giá hay giảm giá của cổ phiếu khối blue-chip tại hai sàn giao dịch. Nên việc “làm giá” cũng sẽ được tập trung vào khối này.
Rõ ràng, người dẫn dắt thị trường không thể là các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ. Bởi hàng nghìn lệnh đặt của nhà đầu tư cá nhân khó có thể bằng với vài lệnh của nhà đầu tư tổ chức.
Thậm chí nếu nhà đầu tư cá nhân có thể mua tới 80% khối lượng cổ phiếu của phiên này (T+1) thì sang phiên sau và phiên sau nữa (T+2, T+3) chưa chắc có đủ tiền để mua được 20% khối lượng giao dịch so với phiên T+1.
Nói như vậy để thấy được năng lực tài chính là một trong những hạn chế lớn của nhà đầu tư cá nhân. Khi năng lực tài chính hạn chế, thì việc chạy theo diễn biến thị trường là điều không có gì ngạc nhiên. Chính vì lẽ đó mà nhà đầu tư tổ chức mới có cơ hội dẫn dắt thị trường.
Thủ thuật của nhà đầu tư tổ chức?
Thứ nhất, khi muốn cho thị trường lên, nhà đầu tư sẽ tổ chức tăng lượng đặt mua cổ phiếu blue-chip ngay từ khi thị trường mở cửa ngày giao dịch trên sàn HOSE để tạo bệ phóng cho VN-Index và cho cả sàn Hà Nội. Khi khối lượng đặt mua lên đến hàng trăm, hàng triệu đơn vị thì bên bán sẽ thận trọng, hủy lệnh bán hoặc nếu muốn bán cũng phải đặt giá trần.
Khi tương quan bên mua và bên bán lệnh nhau rõ nét, thì những nhà đầu tư mới, đang đứng ngoài cuộc quan sát sẽ thấy "cơ hội", thậm chí có người còn “linh cảm” về khả năng thị trường sẽ lên điểm trong phiên này.
Quyết tâm “làm giá” được thể hiện rõ nét khi nhiều mã blue-chip như STB, SSI, BVS, luôn có một lực lượng cầu sẵn sàng chặn mua mỗi khi có lệnh bán - dù lệnh bán lên đến hàng triệu đơn vị. Trong phiên ngày 3/4, hơn 10 triệu cổ phiếu STB được khớp lệnh với giá trần, tạo nên một kỷ lục về khối lượng giao dịch đối với một mã cổ phiếu, sau đó có phiên cổ phiếu này còn được khớp lệnh lên hơn 13 triệu đơn vị.
Diễn biến của cổ phiếu SSI, BVS cũng có nhiều tương đồng khi hai mã này tăng trần 11 phiên liên tiếp bất chấp khối lượng xả hàng cực lớn. Đáng chú ý, từ ngày 1/4-16/4, cổ phiếu SSI, BVS tăng trần trong 11 phiên; cổ phiếu STB, ACB tăng 10/11 phiên; chỉ số VN-Index tăng 8/11 phiên; HASTC tăng 9/11 phiên.
Rõ ràng, sức cầu giữ giá và đẩy tăng trần của nhiều mã blue-chip không thể do nhà đầu tư cá nhân thực hiện được, bởi sức cầu của họ khó có thể duy trì đến tận 11 phiên, trừ khi có sự tiếp sức và dẫn dắt của tổ chức.
Khi thị trường gần kết thúc ngày giao dịch, nhà đầu tư tổ chức sẽ bồi thêm một lượng đặt mua cổ phiếu thuộc diện “hàng khủng” vào những blue-chip dẫn dắt thị trường để làm một minh chứng cho sức cầu mãnh liệt với những cổ phiếu đó. Điều này tạo ra một lượng dư mua cổ phiếu khổng lồ nhằm mục đích tiếp thêm hưng phấn và tạo niềm tin cho nhà đầu tư vào những phiên tiếp theo.
Thứ hai, phá bỏ rào cản T+4 là một thủ thuật làm cho nhà đầu tư cá nhân tin vào sự hình thành xu hướng tăng điểm trong dài hạn.
Khi thị trường phục hồi sau một thời gian giảm điểm liên tiếp trước đó, nhà đầu tư cá nhân, giới phân tích và thậm chí là cơ quan truyền thông thường chờ đợi hay suy đoán về một phiên điều chỉnh vào ngày T+4.
Do đó, đến ngày T+4 việc tăng mua sẽ làm cho những người muốn bán nhụt chí, hoặc nếu bán thì chỉ đặt lệnh ở biên độ trần. Lúc này những nhà đầu tư mới đang đứng quan sát bên ngoài sẽ thấy “cơ hội” khi nhìn vào diễn biến thị trường.
Trong ngày T+4 mà thị trường vẫn lên điểm hoặc điều chỉnh với biên độ dưới 1% sau một thời gian tăng trần thì nhiều người cho đó là một cơ hội lớn và tin tưởng thị trường sẽ phục hồi dài hạn. Và như vậy khái niệm T+4 cũng dần biến mất trong suy nghĩ của nhà đầu tư cá nhân và thậm chí trên mặt báo.
Thứ ba, tạo thêm niềm tin vững chắc khi đưa VN-Index, HASTC Index vượt qua điểm kháng cự, hay có người còn gọi là ngưỡng tâm lý.
Phân tích kỹ thuật là một phương thức khá hữu hiệu khi áp dụng ở những thị trường mà trình độ của nhà đầu tư ở mức cao, chuyên nghiệp và thị trường chứng khoán có cơ chế vận hành tốt như thị trường Mỹ, Anh, Đức, Nhật...
Tuy nhiên, dù không thực sự hiệu quả ở thị trường Việt Nam nhưng nhiều nhà đầu tư cá nhân vẫn biết đến phân tích kỹ thuật và đã làm quen với công cụ này - bên cạnh phân tích cơ bản. Chính vì vậy, nhiều người cũng bắt đầu “biết” về điểm kháng cự, hỗ trợ... như một dấu hiệu để làm ngưỡng tâm lý trong quyết định đầu tư.
Do đó, việc đẩy VN-Index vượt qua ngưỡng tâm lý (điểm kháng cự) sẽ làm cho nhiều nhà đầu tư cá nhân tin vào một đợt lên điểm trong dài hạn. Minh chứng cho điều này chính là những phiên khởi sắc và khối lượng giao dịch tăng vọt khi VN-Index vượt 300 điểm và HASTC Index vượt 100 điểm.
Nhà đầu tư tổ chức có thể kiếm lời như thế nào?
Trong năm 2008, giá trị tài sản ròng (NAV) của nhiều quỹ đầu tư nước ngoài mất đến hơn 50% giá trị, nhiều nhà đầu tư tổ chức trong nước đã thua lỗ lên đến hàng trăm tỷ đồng. Trong khi thị trường xuống thì việc bán cổ phiếu để cắt lỗ sẽ hết sức khó khăn, thậm chí sẽ đẩy thị trường xuống sâu hơn.
Bên cạnh đó, có thể bán được vài chục, vài trăm nghìn cổ phiếu, nhưng nếu muốn bán hàng triệu cổ phiếu thì chỉ có thể thực hiện được lúc thị trường tăng tính thanh khoản như trong đợt thị trường chứng khoán phục hồi giai đoạn vừa qua.
Vậy nhà đầu tư tổ chức có thể kiếm lời như thế nào?
Một là, nhà đầu tư tổ chức bắt đầu tăng bán cổ phiếu trong danh mục họ cho là không tiềm năng và mua cổ phiếu tốt, hay nói cách khác là cơ cấu lại danh mục đầu tư. Đây là cơ hội để họ cắt lỗ và tranh thủ "gỡ" phần đã mất.
Nhiều tổ đã chức bán cả những cổ phiếu tốt trong danh mục khi chúng đã tăng vài chục, thậm chí vài trăm phần trăm trong đợt phục hồi vừa qua. Tất nhiên, việc xác định bán vào thời điểm nào thì mỗi tổ chức có quan điểm riêng, nhưng có một điểm chung, là họ biết rõ hơn nhà đầu tư cá nhân về bản chất của đợt tăng điểm của thị trường.
Việc xác định giá trị giao dịch của cổ phiếu OTC cũng sẽ trở nên khó khăn khi mỗi tổ chức có cách xác định giá cổ phiếu OTC khác nhau. Tuy nhiên, khi thị trường lên, dù không bán ra được nhưng khi hoạch toán, giá cổ phiếu OTC cũng sẽ được nâng lên và qua đó sẽ làm giá trị tài sản ròng (NAV) hay danh mục đầu tư của nhiều tổ chức tăng lên.
Đáng chú ý, thị trường chứng khoán đã tăng điểm mạnh trong tháng 3, tức tháng cuối cùng của kỳ báo cáo tài chính quý 1/2009.
Hai là, nhà đầu tư tổ chức có khả năng kiếm lời nhanh thông qua “giao dịch T+0”.
Chúng ta đều biết nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ được bán chứng khoán trong ngày T+4, việc mua bán trong ngày (T+0) là không được phép. Thế nhưng, nhà đầu tổ chức hoàn toàn có thể làm được việc đó thông qua việc mở nhiều hơn một tài khoản giao dịch chứng khoán.
Việc tạo sóng lớn trên thị trường sẽ làm biên độ tăng/giảm của các chỉ số liên tục vượt trên +/-2% ở sàn Tp.HCM và trên +/-4% trên sàn Hà Nội, qua đó sẽ đã tạo nên những biến động lớn đối với nhiều cổ phiếu, đặc biệt là cổ phiếu blue-chip.
Việc mua thấp, bán cao ngay trong một phiên giao dịch không hề khó. Bên cạnh đó, với tài khoản “VIP” lệnh của họ cũng dễ dàng được chuyển đi nhanh đúng theo nghĩa “VIP”. Việc chớp thời cơ mua giá sàn/giá thấp - bán giá trần/giá cao sẽ tạo ngay lợi nhuận trong ngày.
Không chỉ vậy, trong cùng một phiên giao dịch, họ có thể bán cổ phiếu ở giá cao/giá trần rồi sau đó mua lại với giá thấp hơn/giá sàn để kiếm lợi.
Có thể đưa ra một ví dụ minh họa cho việc mua bán này, một tổ chức A có một tài khoản có tiền mặt trị giá 2 tỷ đồng và một tài khoản có 100.000 cổ phiếu XYZ. Trong phiên giao dịch, cổ phiếu XYZ về giá 20.000 đồng/cổ phiếu, tổ chức A dùng tài khoản có 2 tỷ mua 100.000 cổ phiếu XYZ.
Nhưng sau đó, cổ phiếu XYZ lại bật tăng lên 21.000 đồng, thì tổ chức A có thể dùng tài khoản có cổ phiếu để bán ra 100.000 cổ phiếu XYZ và thu về 2,1 tỷ đồng. Quá trình này cũng có thể thực hiện ngược lại khi nhà đầu tư bán cổ phiếu trước rồi mua lại cổ phiếu khi giá xuống thấp hơn giá bán.
Như vậy, trong một phiên, tổ chức A đã thu về 100 triệu đồng mà cán cân của hai tài khoản vẫn có 100.000 cổ phiếu và 2 tỷ đồng (chưa trừ tiền phí giao dịch và 100 triệu tiền lãi).
Tổ chức có lợi thế không phải vì họ có 2 hay 3 tài khoản, mà lợi thế chủ yếu là do họ có sẵn cổ phiếu và tiền, nên có thể coi là có lợi thế T+0. Với sức mạnh của mình, họ lựa xu hướng để có thể tạo sóng, chẳng hạn mua vào giá sàn hôm trước để tạo sóng và niềm tin, hôm sau có thể bán ra ngay giá trần nếu thị trường hưng phấn.
Tất nhiên, việc mua bán của tổ chức chủ yếu dựa vào xu thế nên dù có muốn làm giá đến đâu, họ cũng phải dựa vào xu thế và các yếu tố cơ bản, vĩ mô, khi hội tụ đầy đủ thì mới có thể ra tay.
Vừa qua, Ủy ban Chứng khoán chấp thuận cho HOSE áp dụng phương thức thanh toán trực tiếp với thời gian thanh toán là T+1 đối với các giao dịch thỏa thuận cổ phiếu/chứng chỉ quỹ có khối lượng từ 100.000 đơn vị trở lên.
Với quy định này, nhà đầu tư tổ chức trên cả hai sàn Tp.HCM và Hà Nội lại có thêm cơ hội quay vòng vốn nhanh, trong khi nhà đầu tư cá nhân khó có thể hưởng lợi từ quy định này vì hạn chế về tiềm lực tài chính.
Hay trong một phiên giao dịch, khối lượng khớp lệnh thành công của STB, SSI, KLS, ACB... lại tăng bất thường lên hơn 5 triệu, thậm chí 13 triệu đơn vị, cùng đó là lượng dư mua bán cũng trở nên bất thường.
Bên cạnh đó, hai chỉ số chứng khoán tăng vọt và ngay cả cổ phiếu OTC khối ngân hàng cũng có những bước tiến “không biên độ”.
Đáng chú ý, ngay sau phiên lên trần biên độ với khối lượng giao dịch thành công lớn, người ta lại có thể tăng bán một cách “không thương tiếc” cổ phiếu mà mình vừa “kỳ vọng” ngày hôm qua, mặc dù về cơ bản tình hình không có gì thay đổi so với phiên trước đó.
Hiện tượng này, nếu thử nhìn sâu hơn, có thể sẽ thấy một diễn biến khác.
Trong bản báo cáo ra vào ngày 20/3/2009, Khối phân tích và Tư vấn đầu tư của Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI cho rằng: “Thị trường lên điểm lần này không phải được hỗ trợ từ những thông tin về kinh tế vĩ mô mà được ghi nhận là do luồng tiền trong nước đổ mạnh vào thị trường trong hai tuần qua. Theo đánh giá của chúng tôi, luồng tiền chủ yếu mang tính chất đầu cơ giá lên do cách đẩy lệnh mua trần ở nhiều mã cổ phiếu bắt đầu từ những cổ phiếu có giá trị vốn hoá nhỏ và thị giá thấp sau đó quay sang blue-chip”.
Quá trình tăng/giảm của VN-Index cơ bản được đóng góp từ sự lên giá hay giảm giá của cổ phiếu khối blue-chip tại hai sàn giao dịch. Nên việc “làm giá” cũng sẽ được tập trung vào khối này.
Rõ ràng, người dẫn dắt thị trường không thể là các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ. Bởi hàng nghìn lệnh đặt của nhà đầu tư cá nhân khó có thể bằng với vài lệnh của nhà đầu tư tổ chức.
Thậm chí nếu nhà đầu tư cá nhân có thể mua tới 80% khối lượng cổ phiếu của phiên này (T+1) thì sang phiên sau và phiên sau nữa (T+2, T+3) chưa chắc có đủ tiền để mua được 20% khối lượng giao dịch so với phiên T+1.
Nói như vậy để thấy được năng lực tài chính là một trong những hạn chế lớn của nhà đầu tư cá nhân. Khi năng lực tài chính hạn chế, thì việc chạy theo diễn biến thị trường là điều không có gì ngạc nhiên. Chính vì lẽ đó mà nhà đầu tư tổ chức mới có cơ hội dẫn dắt thị trường.
Thủ thuật của nhà đầu tư tổ chức?
Thứ nhất, khi muốn cho thị trường lên, nhà đầu tư sẽ tổ chức tăng lượng đặt mua cổ phiếu blue-chip ngay từ khi thị trường mở cửa ngày giao dịch trên sàn HOSE để tạo bệ phóng cho VN-Index và cho cả sàn Hà Nội. Khi khối lượng đặt mua lên đến hàng trăm, hàng triệu đơn vị thì bên bán sẽ thận trọng, hủy lệnh bán hoặc nếu muốn bán cũng phải đặt giá trần.
Khi tương quan bên mua và bên bán lệnh nhau rõ nét, thì những nhà đầu tư mới, đang đứng ngoài cuộc quan sát sẽ thấy "cơ hội", thậm chí có người còn “linh cảm” về khả năng thị trường sẽ lên điểm trong phiên này.
Quyết tâm “làm giá” được thể hiện rõ nét khi nhiều mã blue-chip như STB, SSI, BVS, luôn có một lực lượng cầu sẵn sàng chặn mua mỗi khi có lệnh bán - dù lệnh bán lên đến hàng triệu đơn vị. Trong phiên ngày 3/4, hơn 10 triệu cổ phiếu STB được khớp lệnh với giá trần, tạo nên một kỷ lục về khối lượng giao dịch đối với một mã cổ phiếu, sau đó có phiên cổ phiếu này còn được khớp lệnh lên hơn 13 triệu đơn vị.
Diễn biến của cổ phiếu SSI, BVS cũng có nhiều tương đồng khi hai mã này tăng trần 11 phiên liên tiếp bất chấp khối lượng xả hàng cực lớn. Đáng chú ý, từ ngày 1/4-16/4, cổ phiếu SSI, BVS tăng trần trong 11 phiên; cổ phiếu STB, ACB tăng 10/11 phiên; chỉ số VN-Index tăng 8/11 phiên; HASTC tăng 9/11 phiên.
Rõ ràng, sức cầu giữ giá và đẩy tăng trần của nhiều mã blue-chip không thể do nhà đầu tư cá nhân thực hiện được, bởi sức cầu của họ khó có thể duy trì đến tận 11 phiên, trừ khi có sự tiếp sức và dẫn dắt của tổ chức.
Khi thị trường gần kết thúc ngày giao dịch, nhà đầu tư tổ chức sẽ bồi thêm một lượng đặt mua cổ phiếu thuộc diện “hàng khủng” vào những blue-chip dẫn dắt thị trường để làm một minh chứng cho sức cầu mãnh liệt với những cổ phiếu đó. Điều này tạo ra một lượng dư mua cổ phiếu khổng lồ nhằm mục đích tiếp thêm hưng phấn và tạo niềm tin cho nhà đầu tư vào những phiên tiếp theo.
Thứ hai, phá bỏ rào cản T+4 là một thủ thuật làm cho nhà đầu tư cá nhân tin vào sự hình thành xu hướng tăng điểm trong dài hạn.
Khi thị trường phục hồi sau một thời gian giảm điểm liên tiếp trước đó, nhà đầu tư cá nhân, giới phân tích và thậm chí là cơ quan truyền thông thường chờ đợi hay suy đoán về một phiên điều chỉnh vào ngày T+4.
Do đó, đến ngày T+4 việc tăng mua sẽ làm cho những người muốn bán nhụt chí, hoặc nếu bán thì chỉ đặt lệnh ở biên độ trần. Lúc này những nhà đầu tư mới đang đứng quan sát bên ngoài sẽ thấy “cơ hội” khi nhìn vào diễn biến thị trường.
Trong ngày T+4 mà thị trường vẫn lên điểm hoặc điều chỉnh với biên độ dưới 1% sau một thời gian tăng trần thì nhiều người cho đó là một cơ hội lớn và tin tưởng thị trường sẽ phục hồi dài hạn. Và như vậy khái niệm T+4 cũng dần biến mất trong suy nghĩ của nhà đầu tư cá nhân và thậm chí trên mặt báo.
Thứ ba, tạo thêm niềm tin vững chắc khi đưa VN-Index, HASTC Index vượt qua điểm kháng cự, hay có người còn gọi là ngưỡng tâm lý.
Phân tích kỹ thuật là một phương thức khá hữu hiệu khi áp dụng ở những thị trường mà trình độ của nhà đầu tư ở mức cao, chuyên nghiệp và thị trường chứng khoán có cơ chế vận hành tốt như thị trường Mỹ, Anh, Đức, Nhật...
Tuy nhiên, dù không thực sự hiệu quả ở thị trường Việt Nam nhưng nhiều nhà đầu tư cá nhân vẫn biết đến phân tích kỹ thuật và đã làm quen với công cụ này - bên cạnh phân tích cơ bản. Chính vì vậy, nhiều người cũng bắt đầu “biết” về điểm kháng cự, hỗ trợ... như một dấu hiệu để làm ngưỡng tâm lý trong quyết định đầu tư.
Do đó, việc đẩy VN-Index vượt qua ngưỡng tâm lý (điểm kháng cự) sẽ làm cho nhiều nhà đầu tư cá nhân tin vào một đợt lên điểm trong dài hạn. Minh chứng cho điều này chính là những phiên khởi sắc và khối lượng giao dịch tăng vọt khi VN-Index vượt 300 điểm và HASTC Index vượt 100 điểm.
Nhà đầu tư tổ chức có thể kiếm lời như thế nào?
Trong năm 2008, giá trị tài sản ròng (NAV) của nhiều quỹ đầu tư nước ngoài mất đến hơn 50% giá trị, nhiều nhà đầu tư tổ chức trong nước đã thua lỗ lên đến hàng trăm tỷ đồng. Trong khi thị trường xuống thì việc bán cổ phiếu để cắt lỗ sẽ hết sức khó khăn, thậm chí sẽ đẩy thị trường xuống sâu hơn.
Bên cạnh đó, có thể bán được vài chục, vài trăm nghìn cổ phiếu, nhưng nếu muốn bán hàng triệu cổ phiếu thì chỉ có thể thực hiện được lúc thị trường tăng tính thanh khoản như trong đợt thị trường chứng khoán phục hồi giai đoạn vừa qua.
Vậy nhà đầu tư tổ chức có thể kiếm lời như thế nào?
Một là, nhà đầu tư tổ chức bắt đầu tăng bán cổ phiếu trong danh mục họ cho là không tiềm năng và mua cổ phiếu tốt, hay nói cách khác là cơ cấu lại danh mục đầu tư. Đây là cơ hội để họ cắt lỗ và tranh thủ "gỡ" phần đã mất.
Nhiều tổ đã chức bán cả những cổ phiếu tốt trong danh mục khi chúng đã tăng vài chục, thậm chí vài trăm phần trăm trong đợt phục hồi vừa qua. Tất nhiên, việc xác định bán vào thời điểm nào thì mỗi tổ chức có quan điểm riêng, nhưng có một điểm chung, là họ biết rõ hơn nhà đầu tư cá nhân về bản chất của đợt tăng điểm của thị trường.
Việc xác định giá trị giao dịch của cổ phiếu OTC cũng sẽ trở nên khó khăn khi mỗi tổ chức có cách xác định giá cổ phiếu OTC khác nhau. Tuy nhiên, khi thị trường lên, dù không bán ra được nhưng khi hoạch toán, giá cổ phiếu OTC cũng sẽ được nâng lên và qua đó sẽ làm giá trị tài sản ròng (NAV) hay danh mục đầu tư của nhiều tổ chức tăng lên.
Đáng chú ý, thị trường chứng khoán đã tăng điểm mạnh trong tháng 3, tức tháng cuối cùng của kỳ báo cáo tài chính quý 1/2009.
Hai là, nhà đầu tư tổ chức có khả năng kiếm lời nhanh thông qua “giao dịch T+0”.
Chúng ta đều biết nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ được bán chứng khoán trong ngày T+4, việc mua bán trong ngày (T+0) là không được phép. Thế nhưng, nhà đầu tổ chức hoàn toàn có thể làm được việc đó thông qua việc mở nhiều hơn một tài khoản giao dịch chứng khoán.
Việc tạo sóng lớn trên thị trường sẽ làm biên độ tăng/giảm của các chỉ số liên tục vượt trên +/-2% ở sàn Tp.HCM và trên +/-4% trên sàn Hà Nội, qua đó sẽ đã tạo nên những biến động lớn đối với nhiều cổ phiếu, đặc biệt là cổ phiếu blue-chip.
Việc mua thấp, bán cao ngay trong một phiên giao dịch không hề khó. Bên cạnh đó, với tài khoản “VIP” lệnh của họ cũng dễ dàng được chuyển đi nhanh đúng theo nghĩa “VIP”. Việc chớp thời cơ mua giá sàn/giá thấp - bán giá trần/giá cao sẽ tạo ngay lợi nhuận trong ngày.
Không chỉ vậy, trong cùng một phiên giao dịch, họ có thể bán cổ phiếu ở giá cao/giá trần rồi sau đó mua lại với giá thấp hơn/giá sàn để kiếm lợi.
Có thể đưa ra một ví dụ minh họa cho việc mua bán này, một tổ chức A có một tài khoản có tiền mặt trị giá 2 tỷ đồng và một tài khoản có 100.000 cổ phiếu XYZ. Trong phiên giao dịch, cổ phiếu XYZ về giá 20.000 đồng/cổ phiếu, tổ chức A dùng tài khoản có 2 tỷ mua 100.000 cổ phiếu XYZ.
Nhưng sau đó, cổ phiếu XYZ lại bật tăng lên 21.000 đồng, thì tổ chức A có thể dùng tài khoản có cổ phiếu để bán ra 100.000 cổ phiếu XYZ và thu về 2,1 tỷ đồng. Quá trình này cũng có thể thực hiện ngược lại khi nhà đầu tư bán cổ phiếu trước rồi mua lại cổ phiếu khi giá xuống thấp hơn giá bán.
Như vậy, trong một phiên, tổ chức A đã thu về 100 triệu đồng mà cán cân của hai tài khoản vẫn có 100.000 cổ phiếu và 2 tỷ đồng (chưa trừ tiền phí giao dịch và 100 triệu tiền lãi).
Tổ chức có lợi thế không phải vì họ có 2 hay 3 tài khoản, mà lợi thế chủ yếu là do họ có sẵn cổ phiếu và tiền, nên có thể coi là có lợi thế T+0. Với sức mạnh của mình, họ lựa xu hướng để có thể tạo sóng, chẳng hạn mua vào giá sàn hôm trước để tạo sóng và niềm tin, hôm sau có thể bán ra ngay giá trần nếu thị trường hưng phấn.
Tất nhiên, việc mua bán của tổ chức chủ yếu dựa vào xu thế nên dù có muốn làm giá đến đâu, họ cũng phải dựa vào xu thế và các yếu tố cơ bản, vĩ mô, khi hội tụ đầy đủ thì mới có thể ra tay.
Vừa qua, Ủy ban Chứng khoán chấp thuận cho HOSE áp dụng phương thức thanh toán trực tiếp với thời gian thanh toán là T+1 đối với các giao dịch thỏa thuận cổ phiếu/chứng chỉ quỹ có khối lượng từ 100.000 đơn vị trở lên.
Với quy định này, nhà đầu tư tổ chức trên cả hai sàn Tp.HCM và Hà Nội lại có thêm cơ hội quay vòng vốn nhanh, trong khi nhà đầu tư cá nhân khó có thể hưởng lợi từ quy định này vì hạn chế về tiềm lực tài chính.