“Cân đong” nhà đầu tư cá nhân và tổ chức
“Tiềm lực tài chính, chiến lược dài hạn, định giá hiệu quả, dẫn dắt thị trường”. Đó là những khác biệt giữa nhà đầu tư cá nhân và tổ chức
“Tiềm lực tài chính, chiến lược dài hạn, định giá hiệu quả, dẫn dắt thị trường”. Đó là những khác biệt giữa nhà đầu tư cá nhân và tổ chức.
Năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam lên 8 tuổi, với hơn 300 nghìn tài khoản chứng khoán. Trong số hơn 300 nghìn tài khoản ấy, hiện lại được dẫn dắt bởi chưa đến 300 nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước (nhà đầu tư tổ chức ở đây được hiểu là các quỹ đầu tư, các công ty chứng khoán có mảng tự doanh chứng khoán).
Tiềm lực tài chính: Không thể so sánh số tiền của một nhà đầu tư cá nhân và một nhà đầu tư tổ chức nắm giữ. Sự so sánh ở đây căn cứ vào vốn đầu tư huy động, cách sử dụng (đầu tư) và tái đầu tư phần lợi nhuận của hai bên như thế nào.
Với một nhà đầu tư cá nhân, vốn đầu tư có thể đến từ vốn tự có, vốn đi vay (mà thường là ngắn hạn dưới 1 năm) hoặc cả hai. Trong khi đó, nhà đầu tư tổ chức huy động vốn từ nhiều cổ đông với mục đích kinh doanh chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 5 năm) để thu về lợi nhuận.
Áp lực của hai nguồn vốn này là khác nhau, mà thường thì áp lực chủ yếu dành cho nhà đầu tư cá nhân. Một minh chứng: trong giai đoạn cuối năm 2007, đầu năm 2008, áp lực trả nợ đã buộc nhiều nhà đầu tư cá nhân phải bán tháo, góp phần dẫn thị trường vào thế “lùi lũi đi xuống”
Tiếp nữa, khi đầu tư, nhà đầu tư cá nhân thường dùng tất cả số tiền mình có để mua cổ phiếu và không có dự phòng rủi ro, thậm chí chỉ mua một cổ phiếu thay vì một danh mục đầu tư, với mong muốn thu được khoản lợi nhuận “càng nhiều càng tốt”.
Trong khi đó, nhà đầu tổ chức đầu tư vào danh mục đầu tư bao gồm cổ phiếu ABC, XYZ… mà họ đã chọn và xác định mức “lợi nhuận kỳ vọng”, khi mức lãi từ danh mục đầu tư đó đạt được, thường thì họ bán ngay. Hơn nữa, bao giờ nhà đầu tư tổ chức cũng dành một khoản vốn để dự phòng rủi ro khi thị trường đi xuống, họ “cắt lỗ” bằng cách mua từ từ, còn nhà đầu tư trong nước thường có tư duy “cắt lỗ” bằng việc bán vội, bán gấp, bán bằng mọi giá nên dẫn tới thị trường xuống “bằng mặt sàn”.
Liên quan đến việc sử dụng lợi nhuận từ kinh doanh chứng khoán để tái đầu tư, khi đạt được lợi nhuận, nhiều nhà đầu tư cá nhân thường dành một phần, thậm chí rất nhiều vào chi tiêu dùng, trong khi nhà đầu tư tổ chức lại dành khoản lợi nhuận cho hoạt động tái đầu tư.
Chiến lược lâu dài: Nhà đầu tư tổ chức thường có chiến lược đầu tư dài hạn với mong muốn đạt được lợi nhuận kỳ vọng đặt ra.
Ngược lại, nhiều nhà đầu tư cá nhân thường không xác định đầu tư dài hạn, nên thường có tư duy kiếm lời nhanh dẫn đến hành động “lướt sóng”, nhưng khi thị trường đi xuống thì hay “bỏ của chạy lấy người”. Đây là điều nguy hiểm trong đầu tư nói chung và đầu tư chứng khoán nói riêng!
Định giá hiệu quả: Nhiều nhà đầu tư cá nhân thường thiếu thông tin chính xác khi đầu tư. Họ hay căn cứ vào “tin đồn”. Hơn nữa, họ cũng gặp nhiều hạn chế trong việc đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh… của doanh nghiệp để quyết định đầu tư, dẫn đến việc định giá giá trị cổ phiếu dễ có sai lầm.
Khi thị trường chứng khoán đi xuống trong giai đoạn vừa qua, nhiều cổ phiếu tốt, được đánh giá là blue-chip đều có mức giảm sàn như những cổ phiếu của những công ty là ăn kém hiệu quả. Việc đánh giá giá trị cổ phiếu theo kiểu “tốt xấu lẫn lộn” cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp của nhiều nhà đầu tư cá nhân.
Trái lại, việc đánh giá giá trị cổ phiếu và khả năng tạo lập thị trường của nhà đầu tư tổ chức là một thế mạnh, giúp họ mua được những cổ phiếu tốt với giá hời trong giai đoạn vừa qua.
Dẫn dắt thị trường: Thực tế, trong hơn 300 nghìn tài khoản chứng khoán được mở, số vốn của nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ trọng lớn so với vốn của các tổ chức, nhưng các nhà đầu tư cá nhân hay dõi theo nhà đầu tư tổ chức - nhất là tổ chức nước ngoài.
Chính vì hay dõi theo nhà đầu tư tổ chức, nên khả năng “bị dẫn dắt” là điều không thể tránh khỏi. Thế nhưng quỹ đầu tư, công ty chứng khoán vẫn có thể có nhiều tài khoản “cá nhân” để mua, chứ không hẳn chỉ mua trong tài khoản của công ty hay quỹ...
Năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam lên 8 tuổi, với hơn 300 nghìn tài khoản chứng khoán. Trong số hơn 300 nghìn tài khoản ấy, hiện lại được dẫn dắt bởi chưa đến 300 nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước (nhà đầu tư tổ chức ở đây được hiểu là các quỹ đầu tư, các công ty chứng khoán có mảng tự doanh chứng khoán).
Tiềm lực tài chính: Không thể so sánh số tiền của một nhà đầu tư cá nhân và một nhà đầu tư tổ chức nắm giữ. Sự so sánh ở đây căn cứ vào vốn đầu tư huy động, cách sử dụng (đầu tư) và tái đầu tư phần lợi nhuận của hai bên như thế nào.
Với một nhà đầu tư cá nhân, vốn đầu tư có thể đến từ vốn tự có, vốn đi vay (mà thường là ngắn hạn dưới 1 năm) hoặc cả hai. Trong khi đó, nhà đầu tư tổ chức huy động vốn từ nhiều cổ đông với mục đích kinh doanh chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 5 năm) để thu về lợi nhuận.
Áp lực của hai nguồn vốn này là khác nhau, mà thường thì áp lực chủ yếu dành cho nhà đầu tư cá nhân. Một minh chứng: trong giai đoạn cuối năm 2007, đầu năm 2008, áp lực trả nợ đã buộc nhiều nhà đầu tư cá nhân phải bán tháo, góp phần dẫn thị trường vào thế “lùi lũi đi xuống”
Tiếp nữa, khi đầu tư, nhà đầu tư cá nhân thường dùng tất cả số tiền mình có để mua cổ phiếu và không có dự phòng rủi ro, thậm chí chỉ mua một cổ phiếu thay vì một danh mục đầu tư, với mong muốn thu được khoản lợi nhuận “càng nhiều càng tốt”.
Trong khi đó, nhà đầu tổ chức đầu tư vào danh mục đầu tư bao gồm cổ phiếu ABC, XYZ… mà họ đã chọn và xác định mức “lợi nhuận kỳ vọng”, khi mức lãi từ danh mục đầu tư đó đạt được, thường thì họ bán ngay. Hơn nữa, bao giờ nhà đầu tư tổ chức cũng dành một khoản vốn để dự phòng rủi ro khi thị trường đi xuống, họ “cắt lỗ” bằng cách mua từ từ, còn nhà đầu tư trong nước thường có tư duy “cắt lỗ” bằng việc bán vội, bán gấp, bán bằng mọi giá nên dẫn tới thị trường xuống “bằng mặt sàn”.
Liên quan đến việc sử dụng lợi nhuận từ kinh doanh chứng khoán để tái đầu tư, khi đạt được lợi nhuận, nhiều nhà đầu tư cá nhân thường dành một phần, thậm chí rất nhiều vào chi tiêu dùng, trong khi nhà đầu tư tổ chức lại dành khoản lợi nhuận cho hoạt động tái đầu tư.
Chiến lược lâu dài: Nhà đầu tư tổ chức thường có chiến lược đầu tư dài hạn với mong muốn đạt được lợi nhuận kỳ vọng đặt ra.
Ngược lại, nhiều nhà đầu tư cá nhân thường không xác định đầu tư dài hạn, nên thường có tư duy kiếm lời nhanh dẫn đến hành động “lướt sóng”, nhưng khi thị trường đi xuống thì hay “bỏ của chạy lấy người”. Đây là điều nguy hiểm trong đầu tư nói chung và đầu tư chứng khoán nói riêng!
Định giá hiệu quả: Nhiều nhà đầu tư cá nhân thường thiếu thông tin chính xác khi đầu tư. Họ hay căn cứ vào “tin đồn”. Hơn nữa, họ cũng gặp nhiều hạn chế trong việc đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh… của doanh nghiệp để quyết định đầu tư, dẫn đến việc định giá giá trị cổ phiếu dễ có sai lầm.
Khi thị trường chứng khoán đi xuống trong giai đoạn vừa qua, nhiều cổ phiếu tốt, được đánh giá là blue-chip đều có mức giảm sàn như những cổ phiếu của những công ty là ăn kém hiệu quả. Việc đánh giá giá trị cổ phiếu theo kiểu “tốt xấu lẫn lộn” cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp của nhiều nhà đầu tư cá nhân.
Trái lại, việc đánh giá giá trị cổ phiếu và khả năng tạo lập thị trường của nhà đầu tư tổ chức là một thế mạnh, giúp họ mua được những cổ phiếu tốt với giá hời trong giai đoạn vừa qua.
Dẫn dắt thị trường: Thực tế, trong hơn 300 nghìn tài khoản chứng khoán được mở, số vốn của nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ trọng lớn so với vốn của các tổ chức, nhưng các nhà đầu tư cá nhân hay dõi theo nhà đầu tư tổ chức - nhất là tổ chức nước ngoài.
Chính vì hay dõi theo nhà đầu tư tổ chức, nên khả năng “bị dẫn dắt” là điều không thể tránh khỏi. Thế nhưng quỹ đầu tư, công ty chứng khoán vẫn có thể có nhiều tài khoản “cá nhân” để mua, chứ không hẳn chỉ mua trong tài khoản của công ty hay quỹ...