ASEAN báo động khủng hoảng năng lượng
Các nước ASEAN dự kiến sẽ cần tới 461 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực năng lượng trong thời kỳ 2001-2020
Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á đang phải đối mặt với cơn sốc về thiếu dầu mỏ và khí đốt để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khu vực khiến mức tăng trưởng kinh tế của ASEAN có thể giảm mạnh nếu không kịp thời tìm ra nguồn cung ứng năng lượng thay thế năng lượng truyền thống.
Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính, sự phụ thuộc vào dầu nhập khẩu đã làm giảm 1% giá trị GDP của khu vực năm 2006, do chi phí sản xuất tăng đã làm giảm xuất khẩu, tăng chi phí vận chuyển và giá lương thực.
Thiếu hụt năng lượng truyền thống
Mặc dù ASEAN có trữ lượng nhiên liệu dồi dào với 22 tỷ thùng dầu, 227.000 tỷ feet khối khí đốt tự nhiên, 46 tỷ tấn than, và tổng công suất điện năng gồm 234 gigawatts thủy điện và 20 gigawatts địa nhiệt điện nhưng khu vực này vẫn thiếu hụt năng lượng do nhu cầu tiêu thụ cao.
WB cho rằng rằng, giá dầu trên thế giới biến động liên tục và sự bế tắc trong việc tìm kiếm các nguồn năng lượng tái tạo là những yếu tố làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng này. Biện pháp kinh tế và hiệu quả nhất là các quốc gia châu Á cần nỗ lực hơn trong việc tự sản xuất và cung ứng năng lượng để giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu mỏ, khí đốt từ nước ngoài.
Hiện nay, trong số 10 quốc gia thành viên ASEAN, chỉ có Malaysia và Indonesia có khả năng tự cung ứng dầu mỏ, nhưng dự báo nguồn cung cấp dầu mỏ của hai nước này sẽ cạn kiệt trong vòng hai thập kỷ tới, trong khi các mỏ khí đốt sẽ giảm sản lượng khai thác.
ASEAN đang xem xét dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt thứ 8 nối Indonesia, nước có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất châu Á (khoảng 92.500 tỷ feet khối) với Malaysia và Philippines. Đường ống này nằm trong hệ thống đường ống dẫn khí đốt khu vực trị giá 6 tỷ USD, nhằm kết nối các trung tâm cung và cầu trong ASEAN.
Theo Bộ Năng lượng Mỹ, nhu cầu sử dụng dầu mỏ của thế giới đến năm 2025 sẽ tăng thêm khoảng 35%. Hai quốc gia được dự báo sẽ trở thành các cường quốc kinh tế trong tương lai là Trung Quốc và Ấn Độ là nguyên nhân khiến nhu cầu sử dụng dầu mỏ tăng vọt như vậy.
Cùng với mối nguy hiểm về biến đổi khí hậu toàn cầu và sức ép buộc các nước đang phát triển phải thực hiện các mục tiêu cắt giảm khí thải theo Nghị định thư Kyoto, cơn sốc thiếu năng lượng sẽ là mối đe dọa lớn cho khu vực ASEAN. GĐ Quỹ thiên nhiên hoang dã thế giới (WWF) cảnh báo, Đông Nam Á cần giảm bớt phụ thuộc vào dầu mỏ và phải nỗ lực nhiều hơn để tăng hiệu quả sử dụng năng lượng.
Theo Trung tâm Năng lượng ASEAN, các nước trong hiệp hội cần tới 461 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực năng lượng trong thời kỳ 2001-2020 để bảo đảm tăng trưởng kinh tế, do nhu cầu tiêu thụ năng lượng của khu vực này sẽ tăng từ 280 triệu tấn năng lượng quy dầu năm 2001 lên 583 triệu tấn vào năm 2020. Khoảng 323 tỷ USD trong số này sẽ được đầu tư vào ngành điện.
Đi tìm nguồn năng lượng thay thế
Theo các nhà phân tích, các phương án mở rộng quy mô xây dựng, nâng cấp nhà máy thủy điện hoặc lắp đặt các hệ thống pin mặt trời chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài. Trong khi đó, quá trình tạo ra năng lượng từ sóng biển, gió, sử dụng năng lượng sinh học hay nhiên liệu tái sử dụng lại quá đắt đỏ.
Theo ước tính của WB, chi phí tối thiểu dành cho các dự án phát triển năng lượng thay thế sẽ khiến cho mỗi quốc gia phải bỏ ra hàng tỷ USD. Hiện nay số tiền dành cho các dự án thay thế năng lượng đang chiếm tới một nửa chi phí cho đầu tư năng lượng nói chung và mỗi dự án độc lập đã lên tới hàng triệu USD.
Kể từ năm 1992, khi Đông Nam Á bắt đầu chiến lược phát triển năng lượng thay thế, WB đã cung cấp hơn 1,5 tỷ USD tiền cho vay, tín dụng hay viện trợ cho các dự án phát triển năng lượng thay thế và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong khu vực. Năm 1999, các dự án năng lượng thay thế đã chiếm tới 46% tổng số vốn tài trợ cho lĩnh vực năng lượng của ASEAN.
Hiện nay mới có 4 nước trong ASEAN tiến hành nghiên cứu sơ bộ về nhà máy điện hạt nhân nhưng còn nhiều vấn đề đáng lo ngại như sản xuất, vận chuyển và xử lý chất thải phóng xạ, dẫn đến sự phụ thuộc mới vào bên ngoài.
Về năng lượng gió, các nghiên cứu của WB tại Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, cho thấy các nhà máy điện dùng sức gió với quy mô nhỏ có thể cung cấp điện cho khoảng 25% dân số nông thôn, nhưng chỉ có Việt Nam có tiềm năng đạt được công suất lớn hơn và lâu dài.
Với gần 1.000 cột gió tập trung ở 40 tỉnh, thành phố, khoảng 8,6% dân số Việt Nam được hưởng lợi từ năng lượng gió. Philippines cũng đang xây dựng một nhà máy sản xuất điện gió trị giá 50 triệu USD, công suất 25 MW và đây được coi là “công trường gió” đầu tiên ở Đông Nam Á.
Nhiên liệu sinh học có nhiều yếu tố thích hợp với khu vực về điều kiện tự nhiên, giá cả và bảo đảm môi trường sạch. Đây cũng là hướng lựa chọn của Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Philippines.
Nguyên liệu như gạo, ngô, đậu, lạc, dầu cọ, dầu dừa, mía, cà phê... đều rất phong phú ở Đông Nam Á. Sau khi chế biến, sản phẩm thu được đem trộn với dầu diesel để dùng thay thế cho nhiên liệu truyền thống.
Tuy nhiên, nhiên liệu tổng hợp cũng xả ra nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trong quá trình sản xuất, hay gây hỏng hóc xe.
Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính, sự phụ thuộc vào dầu nhập khẩu đã làm giảm 1% giá trị GDP của khu vực năm 2006, do chi phí sản xuất tăng đã làm giảm xuất khẩu, tăng chi phí vận chuyển và giá lương thực.
Thiếu hụt năng lượng truyền thống
Mặc dù ASEAN có trữ lượng nhiên liệu dồi dào với 22 tỷ thùng dầu, 227.000 tỷ feet khối khí đốt tự nhiên, 46 tỷ tấn than, và tổng công suất điện năng gồm 234 gigawatts thủy điện và 20 gigawatts địa nhiệt điện nhưng khu vực này vẫn thiếu hụt năng lượng do nhu cầu tiêu thụ cao.
WB cho rằng rằng, giá dầu trên thế giới biến động liên tục và sự bế tắc trong việc tìm kiếm các nguồn năng lượng tái tạo là những yếu tố làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng này. Biện pháp kinh tế và hiệu quả nhất là các quốc gia châu Á cần nỗ lực hơn trong việc tự sản xuất và cung ứng năng lượng để giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu mỏ, khí đốt từ nước ngoài.
Hiện nay, trong số 10 quốc gia thành viên ASEAN, chỉ có Malaysia và Indonesia có khả năng tự cung ứng dầu mỏ, nhưng dự báo nguồn cung cấp dầu mỏ của hai nước này sẽ cạn kiệt trong vòng hai thập kỷ tới, trong khi các mỏ khí đốt sẽ giảm sản lượng khai thác.
ASEAN đang xem xét dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt thứ 8 nối Indonesia, nước có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất châu Á (khoảng 92.500 tỷ feet khối) với Malaysia và Philippines. Đường ống này nằm trong hệ thống đường ống dẫn khí đốt khu vực trị giá 6 tỷ USD, nhằm kết nối các trung tâm cung và cầu trong ASEAN.
Theo Bộ Năng lượng Mỹ, nhu cầu sử dụng dầu mỏ của thế giới đến năm 2025 sẽ tăng thêm khoảng 35%. Hai quốc gia được dự báo sẽ trở thành các cường quốc kinh tế trong tương lai là Trung Quốc và Ấn Độ là nguyên nhân khiến nhu cầu sử dụng dầu mỏ tăng vọt như vậy.
Cùng với mối nguy hiểm về biến đổi khí hậu toàn cầu và sức ép buộc các nước đang phát triển phải thực hiện các mục tiêu cắt giảm khí thải theo Nghị định thư Kyoto, cơn sốc thiếu năng lượng sẽ là mối đe dọa lớn cho khu vực ASEAN. GĐ Quỹ thiên nhiên hoang dã thế giới (WWF) cảnh báo, Đông Nam Á cần giảm bớt phụ thuộc vào dầu mỏ và phải nỗ lực nhiều hơn để tăng hiệu quả sử dụng năng lượng.
Theo Trung tâm Năng lượng ASEAN, các nước trong hiệp hội cần tới 461 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực năng lượng trong thời kỳ 2001-2020 để bảo đảm tăng trưởng kinh tế, do nhu cầu tiêu thụ năng lượng của khu vực này sẽ tăng từ 280 triệu tấn năng lượng quy dầu năm 2001 lên 583 triệu tấn vào năm 2020. Khoảng 323 tỷ USD trong số này sẽ được đầu tư vào ngành điện.
Đi tìm nguồn năng lượng thay thế
Theo các nhà phân tích, các phương án mở rộng quy mô xây dựng, nâng cấp nhà máy thủy điện hoặc lắp đặt các hệ thống pin mặt trời chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài. Trong khi đó, quá trình tạo ra năng lượng từ sóng biển, gió, sử dụng năng lượng sinh học hay nhiên liệu tái sử dụng lại quá đắt đỏ.
Theo ước tính của WB, chi phí tối thiểu dành cho các dự án phát triển năng lượng thay thế sẽ khiến cho mỗi quốc gia phải bỏ ra hàng tỷ USD. Hiện nay số tiền dành cho các dự án thay thế năng lượng đang chiếm tới một nửa chi phí cho đầu tư năng lượng nói chung và mỗi dự án độc lập đã lên tới hàng triệu USD.
Kể từ năm 1992, khi Đông Nam Á bắt đầu chiến lược phát triển năng lượng thay thế, WB đã cung cấp hơn 1,5 tỷ USD tiền cho vay, tín dụng hay viện trợ cho các dự án phát triển năng lượng thay thế và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong khu vực. Năm 1999, các dự án năng lượng thay thế đã chiếm tới 46% tổng số vốn tài trợ cho lĩnh vực năng lượng của ASEAN.
Hiện nay mới có 4 nước trong ASEAN tiến hành nghiên cứu sơ bộ về nhà máy điện hạt nhân nhưng còn nhiều vấn đề đáng lo ngại như sản xuất, vận chuyển và xử lý chất thải phóng xạ, dẫn đến sự phụ thuộc mới vào bên ngoài.
Về năng lượng gió, các nghiên cứu của WB tại Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, cho thấy các nhà máy điện dùng sức gió với quy mô nhỏ có thể cung cấp điện cho khoảng 25% dân số nông thôn, nhưng chỉ có Việt Nam có tiềm năng đạt được công suất lớn hơn và lâu dài.
Với gần 1.000 cột gió tập trung ở 40 tỉnh, thành phố, khoảng 8,6% dân số Việt Nam được hưởng lợi từ năng lượng gió. Philippines cũng đang xây dựng một nhà máy sản xuất điện gió trị giá 50 triệu USD, công suất 25 MW và đây được coi là “công trường gió” đầu tiên ở Đông Nam Á.
Nhiên liệu sinh học có nhiều yếu tố thích hợp với khu vực về điều kiện tự nhiên, giá cả và bảo đảm môi trường sạch. Đây cũng là hướng lựa chọn của Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Philippines.
Nguyên liệu như gạo, ngô, đậu, lạc, dầu cọ, dầu dừa, mía, cà phê... đều rất phong phú ở Đông Nam Á. Sau khi chế biến, sản phẩm thu được đem trộn với dầu diesel để dùng thay thế cho nhiên liệu truyền thống.
Tuy nhiên, nhiên liệu tổng hợp cũng xả ra nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trong quá trình sản xuất, hay gây hỏng hóc xe.