Aung San Suu Kyi sắp gặp Obama tại Nhà Trắng
Tổng thống Mỹ sẽ trao đổi với bà Suu Kyi về vấn đề nới lệnh trừng phạt đối với Myanmar
Nhà lãnh đạo Myamar Aung San Suu Kyi sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama vào ngày 14/9 tại Nhà Trắng nhân chuyến thăm Washington đầu tiên kể từ khi đảng của bà giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào năm ngoái.
Theo hãng tin Reuters, với việc bà Suu Kyi không còn là nhân vật đối lập ở Myanmar nữa, Mỹ đang cân nhắc tiếp tục nới lệnh trừng phạt đối với nước này. Ông Obama muốn bình thường hóa quan hệ với Myanmar, quốc gia từng bị Mỹ cô lập khi còn nắm dưới sự lãnh đạo của chính quyền quân sự.
Ngoài cuộc gặp với người đứng đầu Nhà Trắng, trong chuyến thăm này, bà Suu Kyi dự kiến còn có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Ngoại trưởng John Kerry, và các thành viên cấp cao trong Quốc hội Mỹ.
“Trước đây, Mỹ đã rất ủng hộ bà Suu Kyi trong vai trò là nhà hoạt động dân chủ ở Myanmar. Giờ đây, các quan chức Mỹ tiếp bà ấy với tư cách là người đại diện cho Chính phủ Myanmar”, ông Murray Hiebert, chuyên gia về Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, nhận xét.
Cuộc bầu cử tháng 11/2015 ở Myanmar đã đưa Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi lên cầm quyền, khép lại chuỗi hàng thập kỷ bà bị quản thúc tại gia. Do những trở ngại trong Hiến pháp do Quân đội soạn thảo, bà Suu Kyi không thể trở thành Tổng thống Myanmar. Thay vào đó, bà giữ cương vị Cố vấn Nhà nước kiêm Ngoại trưởng, nhưng được xem là nhà lãnh đạo thực chất của nước này.
Một tuyên bố của Nhà Trắng cho biết ông Obama sẽ trao đổi với bà Suu Kyi về vấn đề nới lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Myanmar nhằm giúp nước này thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài và thúc đẩy tiến trình dân chủ.
Đầu năm nay, Mỹ đã nới một số lệnh trừng phạt đối với Myanmar để hỗ trợ cải cách chính trị ở nước này, nhưng vẫn duy trì phần lớn các lệnh trừng phạt kinh tế. Ngoài ra, Washington cũng “để mắt” tới những nhân vật bị cho là cản trở Chính phủ được bầu dân chủ của Myanmar.
Quân đội Myanmar đã không còn lãnh đạo đất nước từ năm 2011 sau 49 năm cầm quyền, nhưng vẫn giữ một vai trò lớn trong nền chính trị nước này, nắm 25% số ghế trong Quốc hội và 3 bộ chủ chốt trong Chính phủ.
Một thách thức lớn mà bà Suu Kyi phải đối mặt hiện nay là cân bằng quan hệ giữa Myanmar với Mỹ và với láng giềng hùng mạnh Trung Quốc. Trước chuyến thăm Mỹ này, bà Suu Kyi đã thăm Trung Quốc và có những động thái thể hiện mong muốn xích lại gần hơn với Bắc Kinh.
Theo hãng tin Reuters, với việc bà Suu Kyi không còn là nhân vật đối lập ở Myanmar nữa, Mỹ đang cân nhắc tiếp tục nới lệnh trừng phạt đối với nước này. Ông Obama muốn bình thường hóa quan hệ với Myanmar, quốc gia từng bị Mỹ cô lập khi còn nắm dưới sự lãnh đạo của chính quyền quân sự.
Ngoài cuộc gặp với người đứng đầu Nhà Trắng, trong chuyến thăm này, bà Suu Kyi dự kiến còn có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Ngoại trưởng John Kerry, và các thành viên cấp cao trong Quốc hội Mỹ.
“Trước đây, Mỹ đã rất ủng hộ bà Suu Kyi trong vai trò là nhà hoạt động dân chủ ở Myanmar. Giờ đây, các quan chức Mỹ tiếp bà ấy với tư cách là người đại diện cho Chính phủ Myanmar”, ông Murray Hiebert, chuyên gia về Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, nhận xét.
Cuộc bầu cử tháng 11/2015 ở Myanmar đã đưa Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi lên cầm quyền, khép lại chuỗi hàng thập kỷ bà bị quản thúc tại gia. Do những trở ngại trong Hiến pháp do Quân đội soạn thảo, bà Suu Kyi không thể trở thành Tổng thống Myanmar. Thay vào đó, bà giữ cương vị Cố vấn Nhà nước kiêm Ngoại trưởng, nhưng được xem là nhà lãnh đạo thực chất của nước này.
Một tuyên bố của Nhà Trắng cho biết ông Obama sẽ trao đổi với bà Suu Kyi về vấn đề nới lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Myanmar nhằm giúp nước này thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài và thúc đẩy tiến trình dân chủ.
Đầu năm nay, Mỹ đã nới một số lệnh trừng phạt đối với Myanmar để hỗ trợ cải cách chính trị ở nước này, nhưng vẫn duy trì phần lớn các lệnh trừng phạt kinh tế. Ngoài ra, Washington cũng “để mắt” tới những nhân vật bị cho là cản trở Chính phủ được bầu dân chủ của Myanmar.
Quân đội Myanmar đã không còn lãnh đạo đất nước từ năm 2011 sau 49 năm cầm quyền, nhưng vẫn giữ một vai trò lớn trong nền chính trị nước này, nắm 25% số ghế trong Quốc hội và 3 bộ chủ chốt trong Chính phủ.
Một thách thức lớn mà bà Suu Kyi phải đối mặt hiện nay là cân bằng quan hệ giữa Myanmar với Mỹ và với láng giềng hùng mạnh Trung Quốc. Trước chuyến thăm Mỹ này, bà Suu Kyi đã thăm Trung Quốc và có những động thái thể hiện mong muốn xích lại gần hơn với Bắc Kinh.