Aung San Suu Kyi chính thức thành “siêu bộ trưởng”
Tân Tổng thống Myanmar nhậm chức, bà Aung San Suu Kyi trở thành người đứng đầu 4 bộ
Tân Tổng thống Myanmar Htin Kyaw ngày 30/3 đã chính thức tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội nước này, trong khi bà Aung San Suu Kyi trở thành Ngoại trưởng Myanmar, đồng thời đứng đầu 3 bộ khác trong nội các mới.
Ông Htin Kyaw, một đồng minh thân cận của bà Suu Kyi, đã trở thành nhà lãnh đạo được bầu dân chủ đầu tiên ở Myanmar sau hơn nửa thế kỷ nước này nằm dưới sự lãnh đạo của quân đội. Lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Htin Kyaw được tổ chức tại thủ đô Naypyidaw, và nhiệm kỳ của Tổng thống của ông sẽ bắt đầu vào ngày 1/4.
Bà Suu Kyi, thủ lĩnh Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Myanmar, đảng đại thắng trong cuộc bầu cử lịch sử ở nước này vào tháng 11 năm ngoái, không thể trở thành Tổng thống vì một quy định trong Hiến pháp. Cùng ngày 30/3, bà tuyên thệ nhậm chức đứng đầu 4 bộ.
Trước đó, bà đã từng nói rằng dù ai là Tổng thống Myanmar, thì bà vẫn là người thực sự lãnh đạo Chính phủ mới của nước này.
“Tôi sẽ tôn trọng và tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật”, hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Htin Kyaw nói trong lễ tuyên thệ nhậm chức. “Tôi sẽ thực thi các nghĩa vụ bằng tất cả khả năng của mình và nỗ lực thúc đẩy hơn nữa các nguyên tắc viễn viễn về công lý, tự do, và bình đẳng. Tôi sẽ cống hiến cho sự nghiệp của Cộng hòa Liên bang Myanmar”.
Cùng tuyên thệ nhậm chức với ông Htin Kyaw còn có hai Phó tổng thống là Henry Van Thio, nguyên là một nghị sỹ người dân tộc Chin thiểu số thuộc NLD, và Myint Swe, một tướng quân đội về hưu.
Trong lễ tuyên thệ nhậm chức diễn ra sau đó cùng với 18 nhân vật nội các khác, bà Suu Kyi chính thức được trao quyền đứng đầu các bộ ngoại giao, giáo dục, năng lượng và văn phòng tổng thống.
Tuy không phải là một nghị sỹ, ông Htin Kyaw có một quan hệ gắn bó từ lâu với NLD và bà Suu Kyi. Ông là bạn học cùng trường cấp hai với bà Suu Kyi, rồi tiếp tục là đồng môn với nữ chính trị gia này ở Học viện Kinh tế Yangon và Đại học London. Ông hiện đang giữ cương vị Giám đốc của Daw Khin Kyi Foundation, một quỹ từ thiện được đặt theo tên thân mẫu bà Suu Kyi.
Ông Htin Kyaw còn được biết đến là con trai của Min Thu Wun, một nhà văn nổi tiếng của Myanmar, người là một trong những thành viên đầu tiên của NLD. Phu nhân của ông Htin Kyaw là bà Suu Suu Lwin, một nghị sỹ NLD và là con gái của U Lwin, một cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính từng có công trong sự thành lập của NLD.
Dù nội các mới đã tuyên thệ, NLD và bà Suu Kyi vẫn chưa đưa ra được các kế hoạch cụ thể cho đất nước Myanmar sau khi Chính phủ của Tổng thống Thein Sein chính thức rời nhiệm sở vào ngày 31/3.
Trong một bài phát biểu ngắn trước Quốc hội Myanmar ngày 30/3, ông Htin Kyaw tuyên bố Chính phủ của ông sẽ ưu tiên hòa giải dân tộc, hòa bình trong nước, xây dựng một hệ thống dân chủ liên bang, và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Ông cũng phát tín hiệu về điều chỉnh Hiến pháp - một việc đòi hỏi phải có sự thông qua của quân đội Myanmar.
“Tôi có nghĩa vụ phải có một bản Hiến pháp phù hợp với đất nước này và phù hợp với các nguyên tắc dân chủ”, ông Htin Kyaw nói. “Tôi hiểu rằng chúng ta cần kiên nhẫn và thực hiện mục tiêu chính trị mà nhân dân đã mong mỏi trong nhiều năm”.
Để nắm giữ các vị trí trong nội các, bà Suu Kyi phải rời bỏ cương vị nghị sỹ quốc hội và vai trò lãnh đạo NLD, đảng mà bà đã chung tay sáng lập cách đây hơn 25 năm.
Trên cương vị Ngoại trưởng Myanmar, bà Suu Kyi sẽ có một ghế trong Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia của Myanmar. Hội đồng này được lập ra theo Hiến pháp do quân đội soạn thảo của Mynanmar, có các thành viên chủ yếu là các nhân vật quân đội, và có thể nắm giữ quyền lực lớn hơn cả Chính phủ được bầu.
Ông Htin Kyaw, một đồng minh thân cận của bà Suu Kyi, đã trở thành nhà lãnh đạo được bầu dân chủ đầu tiên ở Myanmar sau hơn nửa thế kỷ nước này nằm dưới sự lãnh đạo của quân đội. Lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Htin Kyaw được tổ chức tại thủ đô Naypyidaw, và nhiệm kỳ của Tổng thống của ông sẽ bắt đầu vào ngày 1/4.
Bà Suu Kyi, thủ lĩnh Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Myanmar, đảng đại thắng trong cuộc bầu cử lịch sử ở nước này vào tháng 11 năm ngoái, không thể trở thành Tổng thống vì một quy định trong Hiến pháp. Cùng ngày 30/3, bà tuyên thệ nhậm chức đứng đầu 4 bộ.
Trước đó, bà đã từng nói rằng dù ai là Tổng thống Myanmar, thì bà vẫn là người thực sự lãnh đạo Chính phủ mới của nước này.
“Tôi sẽ tôn trọng và tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật”, hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Htin Kyaw nói trong lễ tuyên thệ nhậm chức. “Tôi sẽ thực thi các nghĩa vụ bằng tất cả khả năng của mình và nỗ lực thúc đẩy hơn nữa các nguyên tắc viễn viễn về công lý, tự do, và bình đẳng. Tôi sẽ cống hiến cho sự nghiệp của Cộng hòa Liên bang Myanmar”.
Cùng tuyên thệ nhậm chức với ông Htin Kyaw còn có hai Phó tổng thống là Henry Van Thio, nguyên là một nghị sỹ người dân tộc Chin thiểu số thuộc NLD, và Myint Swe, một tướng quân đội về hưu.
Trong lễ tuyên thệ nhậm chức diễn ra sau đó cùng với 18 nhân vật nội các khác, bà Suu Kyi chính thức được trao quyền đứng đầu các bộ ngoại giao, giáo dục, năng lượng và văn phòng tổng thống.
Tuy không phải là một nghị sỹ, ông Htin Kyaw có một quan hệ gắn bó từ lâu với NLD và bà Suu Kyi. Ông là bạn học cùng trường cấp hai với bà Suu Kyi, rồi tiếp tục là đồng môn với nữ chính trị gia này ở Học viện Kinh tế Yangon và Đại học London. Ông hiện đang giữ cương vị Giám đốc của Daw Khin Kyi Foundation, một quỹ từ thiện được đặt theo tên thân mẫu bà Suu Kyi.
Ông Htin Kyaw còn được biết đến là con trai của Min Thu Wun, một nhà văn nổi tiếng của Myanmar, người là một trong những thành viên đầu tiên của NLD. Phu nhân của ông Htin Kyaw là bà Suu Suu Lwin, một nghị sỹ NLD và là con gái của U Lwin, một cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính từng có công trong sự thành lập của NLD.
Dù nội các mới đã tuyên thệ, NLD và bà Suu Kyi vẫn chưa đưa ra được các kế hoạch cụ thể cho đất nước Myanmar sau khi Chính phủ của Tổng thống Thein Sein chính thức rời nhiệm sở vào ngày 31/3.
Trong một bài phát biểu ngắn trước Quốc hội Myanmar ngày 30/3, ông Htin Kyaw tuyên bố Chính phủ của ông sẽ ưu tiên hòa giải dân tộc, hòa bình trong nước, xây dựng một hệ thống dân chủ liên bang, và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Ông cũng phát tín hiệu về điều chỉnh Hiến pháp - một việc đòi hỏi phải có sự thông qua của quân đội Myanmar.
“Tôi có nghĩa vụ phải có một bản Hiến pháp phù hợp với đất nước này và phù hợp với các nguyên tắc dân chủ”, ông Htin Kyaw nói. “Tôi hiểu rằng chúng ta cần kiên nhẫn và thực hiện mục tiêu chính trị mà nhân dân đã mong mỏi trong nhiều năm”.
Để nắm giữ các vị trí trong nội các, bà Suu Kyi phải rời bỏ cương vị nghị sỹ quốc hội và vai trò lãnh đạo NLD, đảng mà bà đã chung tay sáng lập cách đây hơn 25 năm.
Trên cương vị Ngoại trưởng Myanmar, bà Suu Kyi sẽ có một ghế trong Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia của Myanmar. Hội đồng này được lập ra theo Hiến pháp do quân đội soạn thảo của Mynanmar, có các thành viên chủ yếu là các nhân vật quân đội, và có thể nắm giữ quyền lực lớn hơn cả Chính phủ được bầu.