Ba doanh nghiệp giày da Việt Nam bị rà soát
Ba doanh nghiệp giày da của Việt Nam sẽ bị điều tra trong đợt rà soát cuối kỳ chống bán phá giá của Ủy ban Châu Âu (EC)
Ba doanh nghiệp giày da của Việt Nam sẽ bị điều tra trong đợt rà soát cuối kỳ chống bán phá giá của Ủy ban Châu Âu (EC).
Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lafaso) cho biết, trong đợt rà soát cuối kỳ chống bán phá giá của Cục Phòng vệ Thương mại (Tổng cục Thương mại - EC) lần này, số doanh nghiệp bị rà soát đã giảm xuống gần 1/3, trong khi lần rà soát trước có tới 8 doanh nghiệp bị điều tra.
Theo ông Thuấn, quy chế rà soát lần này cũng có dấu hiệu tích cực hơn bởi vì phạm vi rà soát đã không chỉ giảm về số lượng doanh nghiệp mà còn giảm cả về chủng loại sản phẩm. Cụ thể, số chủng loại sản phẩm bị rà soát sẽ không đánh lên toàn bộ sản phẩm giày như lần trước (gồm cả giày thể thao mà giày trẻ em) mà chỉ có sản phẩm giày nam và giày nữ.
Trước đó, ngày 13/11, trả lời báo giới Việt Nam về việc tiến hành rà soát chống bán phá giá của EC, ông Stefaan Depypere, Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại cho biết, sẽ không thể kiểm tra hết 450 công ty thuộc Lafaso và không công bố tên những doanh nghiệp bị rà soát. Tuy nhiên, tiến trình rà soát sẽ kết thúc sớm hơn, dự kiến 8-9 tháng, trong khi quy định thường lệ là từ 12-15 tháng.
Trong quá trình rà soát, các bên liên quan sẽ phải trả lời đầy đủ vào bảng biểu các câu hỏi theo mẫu được EC đưa ra để Cục Phòng vệ Thương mại tổng hợp báo cáo lên Hội đồng Bộ trưởng Châu Âu và hội đồng này sẽ có kết luận cuối cùng.
Theo EC, việc rà soát là một tiến trình pháp lý trước khi thuế chống phá giá kết thúc, để từ đó EC sẽ ra quyết định có hay không sẽ tiếp tục áp mức thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm da giày của Việt Nam.
Lafaso cho biết, sự kiện này đã được Hiệp hội “chờ đón” từ hai năm nay. Vì thế cách đây 3 tháng, Lafaso đã chủ động thuê một công ty luật của Bỉ hướng dẫn, phối hợp chặt chẽ với tất cả các doanh nghiệp da giày xuất khẩu của Việt Nam để sẵn sàng trả lời các câu hỏi, cũng như đối phó với tình huống nếu hiệp hội da giày của châu Âu phát đơn kiện.
Ngay khi biết được EC ra quyết định rà soát và có áp dụng mức thuế chống bán phá giá, Lafaso cùng cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu da giày Việt Nam đã có văn bản chính thức gửi cho EC, phản đối việc rà soát cuối kỳ này.
“Cộng đồng doanh nghiệp đã đưa ra rất nhiều bằng chứng ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa Liên minh Châu Âu với Việt Nam, và ảnh hưởng tới việc làm, thu nhập của trên 500.000 người lao động Việt Nam”, ông Thuấn cho biết.
Theo Lafaso, sản lượng xuất khẩu giày của Việt Nam bình quân mỗi năm là 4,5 tỷ USD. Tuy nhiên chỉ có khoảng 50% xuất khẩu vào Liên minh châu Âu, trong 50% này, lượng giày mũ da bị ảnh hưởng khoảng 20%.
Theo số liệu thống kê của Lafaso, khi EC tiến hành chống bán phá giá, sản lượng giày của Việt Nam vào thị trường châu Âu liên tục giảm. Trước thời điểm tiến hành chống bán phá giá, giá trị xuất khẩu đạt 106 triệu USD, nhưng sau đó, năm 2006 giá trị xuất khẩu giảm xuống còn trên 90 triệu USD, 2007 chỉ còn trên 63 triệu USD.
Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lafaso) cho biết, trong đợt rà soát cuối kỳ chống bán phá giá của Cục Phòng vệ Thương mại (Tổng cục Thương mại - EC) lần này, số doanh nghiệp bị rà soát đã giảm xuống gần 1/3, trong khi lần rà soát trước có tới 8 doanh nghiệp bị điều tra.
Theo ông Thuấn, quy chế rà soát lần này cũng có dấu hiệu tích cực hơn bởi vì phạm vi rà soát đã không chỉ giảm về số lượng doanh nghiệp mà còn giảm cả về chủng loại sản phẩm. Cụ thể, số chủng loại sản phẩm bị rà soát sẽ không đánh lên toàn bộ sản phẩm giày như lần trước (gồm cả giày thể thao mà giày trẻ em) mà chỉ có sản phẩm giày nam và giày nữ.
Trước đó, ngày 13/11, trả lời báo giới Việt Nam về việc tiến hành rà soát chống bán phá giá của EC, ông Stefaan Depypere, Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại cho biết, sẽ không thể kiểm tra hết 450 công ty thuộc Lafaso và không công bố tên những doanh nghiệp bị rà soát. Tuy nhiên, tiến trình rà soát sẽ kết thúc sớm hơn, dự kiến 8-9 tháng, trong khi quy định thường lệ là từ 12-15 tháng.
Trong quá trình rà soát, các bên liên quan sẽ phải trả lời đầy đủ vào bảng biểu các câu hỏi theo mẫu được EC đưa ra để Cục Phòng vệ Thương mại tổng hợp báo cáo lên Hội đồng Bộ trưởng Châu Âu và hội đồng này sẽ có kết luận cuối cùng.
Theo EC, việc rà soát là một tiến trình pháp lý trước khi thuế chống phá giá kết thúc, để từ đó EC sẽ ra quyết định có hay không sẽ tiếp tục áp mức thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm da giày của Việt Nam.
Lafaso cho biết, sự kiện này đã được Hiệp hội “chờ đón” từ hai năm nay. Vì thế cách đây 3 tháng, Lafaso đã chủ động thuê một công ty luật của Bỉ hướng dẫn, phối hợp chặt chẽ với tất cả các doanh nghiệp da giày xuất khẩu của Việt Nam để sẵn sàng trả lời các câu hỏi, cũng như đối phó với tình huống nếu hiệp hội da giày của châu Âu phát đơn kiện.
Ngay khi biết được EC ra quyết định rà soát và có áp dụng mức thuế chống bán phá giá, Lafaso cùng cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu da giày Việt Nam đã có văn bản chính thức gửi cho EC, phản đối việc rà soát cuối kỳ này.
“Cộng đồng doanh nghiệp đã đưa ra rất nhiều bằng chứng ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa Liên minh Châu Âu với Việt Nam, và ảnh hưởng tới việc làm, thu nhập của trên 500.000 người lao động Việt Nam”, ông Thuấn cho biết.
Theo Lafaso, sản lượng xuất khẩu giày của Việt Nam bình quân mỗi năm là 4,5 tỷ USD. Tuy nhiên chỉ có khoảng 50% xuất khẩu vào Liên minh châu Âu, trong 50% này, lượng giày mũ da bị ảnh hưởng khoảng 20%.
Theo số liệu thống kê của Lafaso, khi EC tiến hành chống bán phá giá, sản lượng giày của Việt Nam vào thị trường châu Âu liên tục giảm. Trước thời điểm tiến hành chống bán phá giá, giá trị xuất khẩu đạt 106 triệu USD, nhưng sau đó, năm 2006 giá trị xuất khẩu giảm xuống còn trên 90 triệu USD, 2007 chỉ còn trên 63 triệu USD.