Chống bán phá giá: “Chúng tôi buộc phải làm”
EC sẽ tiếp tục áp thuế 10% đối với sản phẩm giày da của Việt Nam trong thời gian rà soát chống bán phá giá
Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tiến hành rà soát chống bán phá giá đối với sản phẩm giày da của Việt Nam, và các doanh nghiệp xuất khẩu giày sẽ phải tiếp tục chịu mức áp thuế chống bán phá giá 10%.
Chiều 13/11, ông Stefaan Depypere, Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại (Tổng cục Thương mại - Ủy ban châu Âu), đã trao đổi với báo giới Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Ông Stefaan Depypere nói:
- Trong tiến trình rà soát, Cục Phòng vệ sẽ yêu cầu những bên liên quan cung cấp thông tin và đệ trình nhận định của họ đến việc bán phá giá có còn tồn tại hay không; nếu còn thì gây tổn hại gì với những nhà sản xuất giày da ở châu Âu; và nếu sự tổn hại còn tồn tại thì việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá có đi ngược lại với quyền lợi lớn hơn của cộng đồng châu Âu hay không.
Những gì Cục Phòng vệ Thương mại làm là phân tích một cách khách quan, bằng việc sẽ tham vấn nhà sản xuất giày dép châu Âu, những công ty xuất khẩu giày của Việt Nam, lấy ý kiến của người tiêu dùng châu Âu và những công ty nhập khẩu hàng từ Việt Nam.
Từ đó Cục Phòng vệ Thương mại sẽ đưa ra một văn bản chính thức về kết quả rà soát để trình lên Hội đồng Bộ trưởng Châu Âu. Hội đồng này sẽ có kết luận cuối cùng.
Chúng tôi buộc phải làm
Thưa ông, việc Ủy ban châu Âu (EC) quyết định tiến hành rà soát chống bán phá giá là theo yêu cầu của Liên đoàn Công nghiệp giày Châu Âu?
Việc rà soát chống bán phá giá là một tiến trình pháp lý trước khi thuế chống phá giá kết thúc. Nếu hiệp hội giày dép của châu Âu đưa ra những bằng chứng có cơ sở thuyết phục thì theo luật của châu Âu là buộc phải rà soát chống bán phá giá.
Do vậy chúng tôi không hề có sự tự do lựa chọn có hay không tiến hành rà soát, mà buộc phải làm điều đó.
Vậy khi tiếp tục áp đặt thuế chống bán phá giá, EC có cân nhắc tới những thiệt hại của doanh nghiệp và người lao động Việt Nam?
Đương nhiên chúng tôi luôn cân nhắc kỹ lưỡng tất cả những yếu tố đó, cân nhắc trong chuỗi qui trình sản xuất thì giá trị lợi nhuận mà các công ty Việt Nam tạo ra như thế nào, ảnh hưởng kinh tế của ngành này sẽ ra sao.
Và chúng tôi cũng hiểu được rằng lao động ở Việt Nam trong ngành da giày chủ yếu là lao động nữ, do đó cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến vấn đề xã hội.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng tính đến sự can thiệp của Nhà nước đối với việc sản xuất của các doanh nghiệp, gây ra việc bóp méo về giá thành.
Thực tình, việc áp thuế chống bán phá giá không phải là điều chúng tôi muốn làm mà buộc phải làm. Bởi vì ngành giày dép của EC cũng bị ảnh hưởng từ vấn đề chống bán phá giá như số người thất nghiệp tăng, thị phần, lợi nhuận của các công ty nhập khẩu châu Âu bị giảm sút.
Nhưng có một thực tế là các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chỉ làm gia công theo các đơn hàng châu Âu, thưa ông?
Khi làm việc với các cơ quan liên quan, như Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso), Cục Phòng vệ Thương mại đã nhận được giải thích rõ ràng là có những loại hình doanh nghiệp khác nhau của Hiệp hội. Ở đó có những nhóm làm gia công cho công ty nước ngoài, và chúng tôi đã hiểu được cách thức vận hành của các công ty đó.
Vậy ông đánh giá gì về nền kinh tế thị trường Việt Nam trong mối liên quan với tiến trình rà soát này?
Qui chế nền kinh tế thị trường dựa trên 5 tiêu chí. 5 tiêu chí này lại đi sâu vào những tiêu chí phụ khác và Cục Phòng vệ sẽ phải cân nhắc những tiêu chí này một cách kỹ lưỡng. Ví dụ xem xét chất lượng kế toán như thế nào, hay môi trường luật pháp, luật phá sản, hỗ trợ của Nhà nước.
Đồng thời với việc thu thập thông tin cho tiến trình rà soát, chúng tôi cũng sắp sửa ra một bản báo cáo về tình hình nền kinh tế thị trường Việt Nam, sau đợt làm việc tại Việt Nam lần này.
Ông có thể cho biết sẽ tiến hành rà soát bao nhiêu doanh nghiệp, thời gian rà soát có thể rút ngắn hơn theo qui định không?
Về số lượng công ty được rà soát, Cục Phòng vệ sẽ phối hợp, bàn bạc với bộ Công Thương và Lesaso. Chúng tôi không thể kiểm tra hết 450 công ty thuộc Lefaso được mà chọn ra các công ty mẫu để tiến hành.
Thời gian rà soát thường là 12 tháng, cũng có thể là 15 tháng, tuy nhiên chúng tôi sẽ hoàn tất việc này nhanh có thể vì tiến trình chỉ mang tính kỹ thuật liên quan đến các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì thế chúng tôi hy vọng kết thúc sớm trong vòng từ 8-9 tháng.
Phòng vệ không kéo dài vĩnh viễn
Theo ông việc áp dụng chống bán phá giá có đi ngược lại sự tự do hóa thương mại mà Việt Nam, cộng đồng EU và toàn thế giới đang xây dựng?
Chúng tôi luôn cố gắng áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có ảnh hưởng nhỏ nhất có thế cho những bên liên quan.
Phòng vệ thương mại là điều không thể tránh khỏi và không đi ngược lại tự do hóa thương mại, bởi khi tự do hóa thương mại mà lại xuất hiện yếu tố bóp méo thương mại thì biện pháp phòng vệ thương mại là biện pháp duy nhất mà chúng tôi có thể tiến hành.
Khi tiến hành chúng tôi luôn nhìn nhận tác động đối với cả hai phía, tất nhiên về bên bị áp phá giá sẽ luôn cảm thấy khó chịu. Nhưng cũng nên lưu ý rằng biện pháp phòng vệ không bao giờ kéo dài vĩnh viễn. Các biện pháp phòng vệ lập tức được dỡ bỏ nếu như bóp méo thương mại không còn tồn tại nữa.
Theo luật của EC, thứ nhất chúng tôi phải xác định có hay không tồn tại sự bán phá giá, thứ hai có hay không tổn hại gây ra từ việc chống bán phá giá, và thứ ba là xét đến quyền lợi lớn hơn của cộng đồng châu Âu.
Nhưng nhiều cơ quan truyền thông của châu Âu đã chỉ trích chính sách này là lỗi thời?
Về mặt lý thuyết mà nói sẽ tốt hơn cả nếu có một chính sách cạnh tranh quốc tế, tuy nhiên trên thực tế không có một hiệp ước quốc tế nào liên quan đến qui chế về cạnh tranh.
Do vậy, khung qui định hiện tại mà quốc tế có đối với cạnh tranh đó là qui chế về phòng vệ thương mại mà thôi. Nên ai đó có thể nói là lỗi thời nhưng đó là cách duy nhất có thể áp dụng hiện giờ đối với những thảo luận liên quan đến cạnh tranh.
Nhưng ngay cả khi quyết định tiến hành rà soát, 15/27 nước thành viên EU đã phản đối gay gắt và cho rằng đây là hình thức bảo hộ và cạnh tranh không công bằng?
Trong tiến trình này chúng tôi có thảo luận với nước thành viên của liên minh, báo chí có đưa tin một số nước có sự nghi ngờ về nên hay không tiến hành rà soát cuối kỳ.
Thực tế các nước thành viên không hề liên quan đến một cuộc bỏ phiếu chính thức nào mà chỉ là tham vấn mang tính không ràng buộc lẫn nhau. Do vậy tham vấn thì cứ tham vấn nhưng với luật pháp thì chúng tôi vẫn phải tiến hành rà soát.
Xin hỏi quan điểm của riêng ông, ông đánh giá gì về sản phẩm giày da của Việt Nam?
Theo tôi, hiện tại lượng giày dép của Việt Nam đang xuất khẩu vào thị trường châu Âu rất lớn. Người tiêu dùng châu Âu đánh giá cao giày dép của Việt Nam. Chúng tôi thích mua giày Việt Nam, tôi cũng vậy. Điều này là rõ ràng.
Chiều 13/11, ông Stefaan Depypere, Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại (Tổng cục Thương mại - Ủy ban châu Âu), đã trao đổi với báo giới Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Ông Stefaan Depypere nói:
- Trong tiến trình rà soát, Cục Phòng vệ sẽ yêu cầu những bên liên quan cung cấp thông tin và đệ trình nhận định của họ đến việc bán phá giá có còn tồn tại hay không; nếu còn thì gây tổn hại gì với những nhà sản xuất giày da ở châu Âu; và nếu sự tổn hại còn tồn tại thì việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá có đi ngược lại với quyền lợi lớn hơn của cộng đồng châu Âu hay không.
Những gì Cục Phòng vệ Thương mại làm là phân tích một cách khách quan, bằng việc sẽ tham vấn nhà sản xuất giày dép châu Âu, những công ty xuất khẩu giày của Việt Nam, lấy ý kiến của người tiêu dùng châu Âu và những công ty nhập khẩu hàng từ Việt Nam.
Từ đó Cục Phòng vệ Thương mại sẽ đưa ra một văn bản chính thức về kết quả rà soát để trình lên Hội đồng Bộ trưởng Châu Âu. Hội đồng này sẽ có kết luận cuối cùng.
Chúng tôi buộc phải làm
Thưa ông, việc Ủy ban châu Âu (EC) quyết định tiến hành rà soát chống bán phá giá là theo yêu cầu của Liên đoàn Công nghiệp giày Châu Âu?
Việc rà soát chống bán phá giá là một tiến trình pháp lý trước khi thuế chống phá giá kết thúc. Nếu hiệp hội giày dép của châu Âu đưa ra những bằng chứng có cơ sở thuyết phục thì theo luật của châu Âu là buộc phải rà soát chống bán phá giá.
Do vậy chúng tôi không hề có sự tự do lựa chọn có hay không tiến hành rà soát, mà buộc phải làm điều đó.
Vậy khi tiếp tục áp đặt thuế chống bán phá giá, EC có cân nhắc tới những thiệt hại của doanh nghiệp và người lao động Việt Nam?
Đương nhiên chúng tôi luôn cân nhắc kỹ lưỡng tất cả những yếu tố đó, cân nhắc trong chuỗi qui trình sản xuất thì giá trị lợi nhuận mà các công ty Việt Nam tạo ra như thế nào, ảnh hưởng kinh tế của ngành này sẽ ra sao.
Và chúng tôi cũng hiểu được rằng lao động ở Việt Nam trong ngành da giày chủ yếu là lao động nữ, do đó cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến vấn đề xã hội.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng tính đến sự can thiệp của Nhà nước đối với việc sản xuất của các doanh nghiệp, gây ra việc bóp méo về giá thành.
Thực tình, việc áp thuế chống bán phá giá không phải là điều chúng tôi muốn làm mà buộc phải làm. Bởi vì ngành giày dép của EC cũng bị ảnh hưởng từ vấn đề chống bán phá giá như số người thất nghiệp tăng, thị phần, lợi nhuận của các công ty nhập khẩu châu Âu bị giảm sút.
Nhưng có một thực tế là các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chỉ làm gia công theo các đơn hàng châu Âu, thưa ông?
Khi làm việc với các cơ quan liên quan, như Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso), Cục Phòng vệ Thương mại đã nhận được giải thích rõ ràng là có những loại hình doanh nghiệp khác nhau của Hiệp hội. Ở đó có những nhóm làm gia công cho công ty nước ngoài, và chúng tôi đã hiểu được cách thức vận hành của các công ty đó.
Vậy ông đánh giá gì về nền kinh tế thị trường Việt Nam trong mối liên quan với tiến trình rà soát này?
Qui chế nền kinh tế thị trường dựa trên 5 tiêu chí. 5 tiêu chí này lại đi sâu vào những tiêu chí phụ khác và Cục Phòng vệ sẽ phải cân nhắc những tiêu chí này một cách kỹ lưỡng. Ví dụ xem xét chất lượng kế toán như thế nào, hay môi trường luật pháp, luật phá sản, hỗ trợ của Nhà nước.
Đồng thời với việc thu thập thông tin cho tiến trình rà soát, chúng tôi cũng sắp sửa ra một bản báo cáo về tình hình nền kinh tế thị trường Việt Nam, sau đợt làm việc tại Việt Nam lần này.
Ông có thể cho biết sẽ tiến hành rà soát bao nhiêu doanh nghiệp, thời gian rà soát có thể rút ngắn hơn theo qui định không?
Về số lượng công ty được rà soát, Cục Phòng vệ sẽ phối hợp, bàn bạc với bộ Công Thương và Lesaso. Chúng tôi không thể kiểm tra hết 450 công ty thuộc Lefaso được mà chọn ra các công ty mẫu để tiến hành.
Thời gian rà soát thường là 12 tháng, cũng có thể là 15 tháng, tuy nhiên chúng tôi sẽ hoàn tất việc này nhanh có thể vì tiến trình chỉ mang tính kỹ thuật liên quan đến các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì thế chúng tôi hy vọng kết thúc sớm trong vòng từ 8-9 tháng.
Phòng vệ không kéo dài vĩnh viễn
Theo ông việc áp dụng chống bán phá giá có đi ngược lại sự tự do hóa thương mại mà Việt Nam, cộng đồng EU và toàn thế giới đang xây dựng?
Chúng tôi luôn cố gắng áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có ảnh hưởng nhỏ nhất có thế cho những bên liên quan.
Phòng vệ thương mại là điều không thể tránh khỏi và không đi ngược lại tự do hóa thương mại, bởi khi tự do hóa thương mại mà lại xuất hiện yếu tố bóp méo thương mại thì biện pháp phòng vệ thương mại là biện pháp duy nhất mà chúng tôi có thể tiến hành.
Khi tiến hành chúng tôi luôn nhìn nhận tác động đối với cả hai phía, tất nhiên về bên bị áp phá giá sẽ luôn cảm thấy khó chịu. Nhưng cũng nên lưu ý rằng biện pháp phòng vệ không bao giờ kéo dài vĩnh viễn. Các biện pháp phòng vệ lập tức được dỡ bỏ nếu như bóp méo thương mại không còn tồn tại nữa.
Theo luật của EC, thứ nhất chúng tôi phải xác định có hay không tồn tại sự bán phá giá, thứ hai có hay không tổn hại gây ra từ việc chống bán phá giá, và thứ ba là xét đến quyền lợi lớn hơn của cộng đồng châu Âu.
Nhưng nhiều cơ quan truyền thông của châu Âu đã chỉ trích chính sách này là lỗi thời?
Về mặt lý thuyết mà nói sẽ tốt hơn cả nếu có một chính sách cạnh tranh quốc tế, tuy nhiên trên thực tế không có một hiệp ước quốc tế nào liên quan đến qui chế về cạnh tranh.
Do vậy, khung qui định hiện tại mà quốc tế có đối với cạnh tranh đó là qui chế về phòng vệ thương mại mà thôi. Nên ai đó có thể nói là lỗi thời nhưng đó là cách duy nhất có thể áp dụng hiện giờ đối với những thảo luận liên quan đến cạnh tranh.
Nhưng ngay cả khi quyết định tiến hành rà soát, 15/27 nước thành viên EU đã phản đối gay gắt và cho rằng đây là hình thức bảo hộ và cạnh tranh không công bằng?
Trong tiến trình này chúng tôi có thảo luận với nước thành viên của liên minh, báo chí có đưa tin một số nước có sự nghi ngờ về nên hay không tiến hành rà soát cuối kỳ.
Thực tế các nước thành viên không hề liên quan đến một cuộc bỏ phiếu chính thức nào mà chỉ là tham vấn mang tính không ràng buộc lẫn nhau. Do vậy tham vấn thì cứ tham vấn nhưng với luật pháp thì chúng tôi vẫn phải tiến hành rà soát.
Xin hỏi quan điểm của riêng ông, ông đánh giá gì về sản phẩm giày da của Việt Nam?
Theo tôi, hiện tại lượng giày dép của Việt Nam đang xuất khẩu vào thị trường châu Âu rất lớn. Người tiêu dùng châu Âu đánh giá cao giày dép của Việt Nam. Chúng tôi thích mua giày Việt Nam, tôi cũng vậy. Điều này là rõ ràng.