Ba gợi ý với doanh nghiệp Việt muốn đầu tư ở Anh
Anh quốc đang là đối tác thương mại lớn thứ 2 và nhà đầu tư lớn thứ 3 ở châu Âu của Việt Nam
Hôm nay (7/12), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chính thức thăm Vương quốc Anh.
Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Anh quốc, ông Vũ Quang Minh đã có cuộc trao đổi với VnEconomy về một số vấn đề hai bên cùng quan tâm.
Ông đánh giá như thế nào về mối quan hệ song phương Việt-Anh trong vòng 5 năm qua?
Những năm qua, quan hệ song phương Việt-Anh phát triển tốt đẹp và ngày càng mở rộng ra nhiều lĩnh vực hợp tác. Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao, thường xuyên thăm viếng lẫn nhau. Năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Anh và ký Tuyên bố chung thiết lập “quan hệ đối tác vì sự tiến bộ”.
Tháng 9/2010, Việt Nam và Anh quốc đã ký Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược trên 7 lĩnh vực hợp tác bao gồm: chính trị-ngoại giao; các vấn đề toàn cầu và khu vực; thương mại và đầu tư; hợp tác phát triển; giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ; an ninh & quốc phòng; và giao lưu nhân dân. Hai bên thỏa thuận và thống nhất kế hoạch hành động năm 2011 triển khai quan hệ đối tác chiến lược.
Gần nhất, ngày 26/10/2011, Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh Jeremy Browne đã khai mạc cơ chế đối thoại chiến lược đầu tiên tại London. Có thể nói, quan hệ hai nước đang tiến triển rất tích cực trên tất cả các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, thương mại, đầu tư, viện trợ, chính trị, ngoại giao..., tạo xung lực và lòng tin đưa quan hệ Việt-Anh lên tầm đối tác chiến lược.
Vậy còn sự mối hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp Việt-Anh trong thời gian này?
Trong thời gian qua, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Anh quốc - cơ quan lập pháp, có quyền lực cao nhất của hai nước - cũng phát triển rất tốt đẹp và sẽ tiếp tục là trụ cột quan trọng trong quan hệ đối tác chiến lược Việt-Anh. Chúng tôi vui mừng nhận thấy quan tâm của các nghị sỹ Anh đối với Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Á nói chung ngày càng tăng lên.
Tại Nghị viện Anh có nhóm Nghị sỹ hữu nghị Anh-Việt, tập hợp những nghị sỹ không phân biệt đảng phái chính trị, quan tâm và mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị với Việt Nam. Quốc hội Việt Nam đã hai lần tổ chức đón tiếp đoàn nhóm Nghị sỹ hữu nghị Anh-Việt thăm làm việc tại Việt Nam tháng 8/2011. Đây là dịp tốt để các nghị sỹ Anh hiểu biết sâu rộng về chính sách và thành tựu phát triển của Việt Nam trên nhiều mặt từ chính trị, kinh tế, xã hội, đến văn hóa, giáo dục; chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ quan lập pháp… Cảm nhận của các nghị sỹ qua các chuyến đi là rất tốt, góp phần cùng Chính phủ Anh tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam.
Chuyến thăm lần đầu tiên trên cương vị Chủ tịch Quốc hội của ông Nguyễn Sinh Hùng tới Anh quốc có tầm quan trọng như thế nào, thưa ông?
Đây là chuyến thăm chính thức Anh đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam sau thành công Đại hội Đảng lần thứ 11 và bầu cử Quốc hội khóa 13 và sau hơn một năm triển khai Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt-Anh. Phía Anh đánh giá cao và rất trông đợi vào chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Hai bên kỳ vọng kết quả tốt đẹp của chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội sẽ tạo xung lực mới, củng cố và làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược Việt-Anh.
Những điểm chính của các cuộc hội đàm song phương nhân dịp chuyến thăm này là gì, thưa ông?
Trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược, nội dung trao đổi song phương trong chuyến thăm sắp tới sẽ toàn diện bao hàm nhiều lĩnh vực hợp tác từ chính trị-ngoại giao, các vấn đề toàn cầu và khu vực, thương mại-đầu tư, viện trợ, giáo dục, văn hóa, đến an ninh-quốc phòng. Một trong những trọng tâm sẽ là thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Dự kiến, lãnh đạo hàng chục doanh nghiệp lớn của Việt Nam tháp tùng Chủ tịch Quốc hội sẽ tham dự các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, tìm kiếm đối tác, diễn đàn kinh doanh Việt-Anh…
Trong bối cảnh Chính phủ Anh khuyến khích và thúc đẩy quan hệ với các thị trường mới nổi ở Châu Á, giới doanh nghiệp Anh thực sự quan tâm cao tới thị trường Việt Nam về tiềm năng phát triển và triển vọng hợp tác. Chủ tịch Quốc hội dự kiến sẽ dự hoạt động khai trương đường bay trực tiếp giữa Việt Nam và Anh quốc của Vietnam Airlines. Đây là nỗ lực lớn từ phía Việt Nam, thể hiện sự nghiêm túc và coi trọng của Chính phủ, các bộ ngành và doanh nghiệp Việt Nam trong việc triển khai thỏa thuận đối tác chiến lược, đồng thời là bước đi rất thiết thực thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa và du lịch giữa hai nước.
Thưa ông, trên phương diện hợp tác kinh tế, dường như kết quả vẫn chưa xứng với tiềm năng thực tế của cả hai bên?.
Phải thừa nhận rằng, cả Việt Nam và Anh còn nhiều tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư. Tuy Anh là đối tác thương mại lớn thứ 2 và nhà đầu tư lớn thứ 3 ở Châu Âu của Việt Nam, kim ngạch thương mại hai nước còn khiêm tốn, chỉ khoảng trên 2 tỷ USD trong năm 2010. Còn 7 tháng đầu năm 2011, con số này đạt hơn 1,7 tỷ USD, và dự kiến cả năm sẽ tăng hơn so với năm ngoái.
Tuyên bố chung về thiết lập đối tác chiến lược đã nhất trí mục tiêu tăng gấp đôi kim ngạch thương mại song phương và đầu tư của các doanh nghiệp Anh tại Việt Nam vào năm 2013. Chính phủ hai nước cam kết và quyết tâm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hợp tác kinh doanh thông qua cơ chế Ủy ban chung hợp tác thương mại và đầu tư (JETCO) nhóm họp hàng năm, cuộc họp mới nhất JETCO thứ 5 diễn ra hồi tháng tháng 11/2011 đạt kết quả rất tốt.
Lãnh đạo Chính phủ, Bộ Ngoại giao rất quan tâm chỉ đạo các biện pháp cụ thể thúc đẩy hợp tác như đề nghị Anh ủng hộ Việt Nam trong quan hệ với EU, chống các biện pháp bảo hộ, tạo thuận lợi cấp visa, tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư, hay mở ra những cơ hội hợp tác mới như hợp tác công-tư, phát triển trung tâm tài chính khu vực… Có điều những tiềm năng này có trở thành hiện thực hay không, tùy thuộc rất lớn vào sự chủ động tham gia của các doanh nghiệp hai bên, Chính phủ hai nước không thể làm thay được.
Theo ông, các cơ hội kinh doanh dành cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Anh quốc là gì?
Anh là nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới, với thị trường phát triển tự do và cởi mở, từng là nôi của cuộc cách mạng công nghiệp, tiềm năng về khoa học công nghệ, giáo dục-đào tạo, nhân tài… Vượt qua tiêu chuẩn thị trường rất khắt khe, sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam đang từng bước đặt chân và có chỗ đứng trên thị trường Anh quốc như giầy dép, may mặc, đồ gỗ, thiết bị điện tử, viễn thông, cà phê, ca cao, thủy hải sản... Điều ít được biết đến là, hơn một nửa sản phẩm của nhãn hiệu giầy Clarks, nổi tiếng của Anh, có xuất xứ từ Việt Nam.
Rất đáng mừng là các đối tác Anh ngày càng đánh giá cao nguồn nhân lực của Việt Nam, nhất là về phát triển, thiết kế phần mềm. Đây là những dịch vụ thiết yếu cho việc “số hóa” nền kinh tế Anh trong chăm sóc y tế, sức khỏe, giáo dục và nhiều dịch vụ công khác. Những món ăn Việt Nam rất được ưa chuộng tại các thành phố lớn ở Anh, nhất là ở London. Ngày càng nhiều nhà hàng Việt Nam kinh doanh thành công. Đây không chỉ là lĩnh vực kinh doanh thành công của Việt Nam mà cũng là cách tinh tế để giới thiệu văn hóa ẩm thực, thương hiệu Việt đối với công chúng Anh quốc.
Ông có lời khuyên gì dành cho doanh nghiệp Việt Nam có dự định làm ăn với các doanh nghiệp Anh và trên thị trường Anh quốc?
Chúng tôi xin có ba gợi ý với các doanh nghiệp Việt Nam.
Một là, cần phải có thông tin về doanh nghiệp đối tác, hiểu rõ thị trường cần cái gì. Muốn vậy, con đường tốt nhất là doanh nghiệp Việt Nam nên tích cực tham gia hội chợ triển lãm chuyên ngành, tăng cường hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại.
Hai là, để duy trì và phát triển kinh doanh trên thị trường quốc tế nói chung, thị trường Anh nói riêng yếu tố chất lượng luôn đóng vai trò quyết định. Đặc biệt về vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông hải sản, sản phẩm tiềm năng của Việt Nam.
Ba là, chuẩn bị thật tốt về nguồn lực, tạo sự liên kết kinh doanh để đáp ứng hợp đồng lớn với những yêu cầu khắt khe của thị trường. Cần hết sức coi trọng "chữ Tín". Nên tranh thủ cơ quan đại diện và thương vụ, địa chỉ tin cậy hỗ trợ các doanh nghiệp trong thông tin thị trường và chắp nối đối tác
Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Anh quốc, ông Vũ Quang Minh đã có cuộc trao đổi với VnEconomy về một số vấn đề hai bên cùng quan tâm.
Ông đánh giá như thế nào về mối quan hệ song phương Việt-Anh trong vòng 5 năm qua?
Những năm qua, quan hệ song phương Việt-Anh phát triển tốt đẹp và ngày càng mở rộng ra nhiều lĩnh vực hợp tác. Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao, thường xuyên thăm viếng lẫn nhau. Năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Anh và ký Tuyên bố chung thiết lập “quan hệ đối tác vì sự tiến bộ”.
Tháng 9/2010, Việt Nam và Anh quốc đã ký Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược trên 7 lĩnh vực hợp tác bao gồm: chính trị-ngoại giao; các vấn đề toàn cầu và khu vực; thương mại và đầu tư; hợp tác phát triển; giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ; an ninh & quốc phòng; và giao lưu nhân dân. Hai bên thỏa thuận và thống nhất kế hoạch hành động năm 2011 triển khai quan hệ đối tác chiến lược.
Gần nhất, ngày 26/10/2011, Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh Jeremy Browne đã khai mạc cơ chế đối thoại chiến lược đầu tiên tại London. Có thể nói, quan hệ hai nước đang tiến triển rất tích cực trên tất cả các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, thương mại, đầu tư, viện trợ, chính trị, ngoại giao..., tạo xung lực và lòng tin đưa quan hệ Việt-Anh lên tầm đối tác chiến lược.
Vậy còn sự mối hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp Việt-Anh trong thời gian này?
Trong thời gian qua, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Anh quốc - cơ quan lập pháp, có quyền lực cao nhất của hai nước - cũng phát triển rất tốt đẹp và sẽ tiếp tục là trụ cột quan trọng trong quan hệ đối tác chiến lược Việt-Anh. Chúng tôi vui mừng nhận thấy quan tâm của các nghị sỹ Anh đối với Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Á nói chung ngày càng tăng lên.
Tại Nghị viện Anh có nhóm Nghị sỹ hữu nghị Anh-Việt, tập hợp những nghị sỹ không phân biệt đảng phái chính trị, quan tâm và mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị với Việt Nam. Quốc hội Việt Nam đã hai lần tổ chức đón tiếp đoàn nhóm Nghị sỹ hữu nghị Anh-Việt thăm làm việc tại Việt Nam tháng 8/2011. Đây là dịp tốt để các nghị sỹ Anh hiểu biết sâu rộng về chính sách và thành tựu phát triển của Việt Nam trên nhiều mặt từ chính trị, kinh tế, xã hội, đến văn hóa, giáo dục; chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ quan lập pháp… Cảm nhận của các nghị sỹ qua các chuyến đi là rất tốt, góp phần cùng Chính phủ Anh tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam.
Chuyến thăm lần đầu tiên trên cương vị Chủ tịch Quốc hội của ông Nguyễn Sinh Hùng tới Anh quốc có tầm quan trọng như thế nào, thưa ông?
Đây là chuyến thăm chính thức Anh đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam sau thành công Đại hội Đảng lần thứ 11 và bầu cử Quốc hội khóa 13 và sau hơn một năm triển khai Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt-Anh. Phía Anh đánh giá cao và rất trông đợi vào chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Hai bên kỳ vọng kết quả tốt đẹp của chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội sẽ tạo xung lực mới, củng cố và làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược Việt-Anh.
Những điểm chính của các cuộc hội đàm song phương nhân dịp chuyến thăm này là gì, thưa ông?
Trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược, nội dung trao đổi song phương trong chuyến thăm sắp tới sẽ toàn diện bao hàm nhiều lĩnh vực hợp tác từ chính trị-ngoại giao, các vấn đề toàn cầu và khu vực, thương mại-đầu tư, viện trợ, giáo dục, văn hóa, đến an ninh-quốc phòng. Một trong những trọng tâm sẽ là thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Dự kiến, lãnh đạo hàng chục doanh nghiệp lớn của Việt Nam tháp tùng Chủ tịch Quốc hội sẽ tham dự các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, tìm kiếm đối tác, diễn đàn kinh doanh Việt-Anh…
Trong bối cảnh Chính phủ Anh khuyến khích và thúc đẩy quan hệ với các thị trường mới nổi ở Châu Á, giới doanh nghiệp Anh thực sự quan tâm cao tới thị trường Việt Nam về tiềm năng phát triển và triển vọng hợp tác. Chủ tịch Quốc hội dự kiến sẽ dự hoạt động khai trương đường bay trực tiếp giữa Việt Nam và Anh quốc của Vietnam Airlines. Đây là nỗ lực lớn từ phía Việt Nam, thể hiện sự nghiêm túc và coi trọng của Chính phủ, các bộ ngành và doanh nghiệp Việt Nam trong việc triển khai thỏa thuận đối tác chiến lược, đồng thời là bước đi rất thiết thực thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa và du lịch giữa hai nước.
Thưa ông, trên phương diện hợp tác kinh tế, dường như kết quả vẫn chưa xứng với tiềm năng thực tế của cả hai bên?.
Phải thừa nhận rằng, cả Việt Nam và Anh còn nhiều tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư. Tuy Anh là đối tác thương mại lớn thứ 2 và nhà đầu tư lớn thứ 3 ở Châu Âu của Việt Nam, kim ngạch thương mại hai nước còn khiêm tốn, chỉ khoảng trên 2 tỷ USD trong năm 2010. Còn 7 tháng đầu năm 2011, con số này đạt hơn 1,7 tỷ USD, và dự kiến cả năm sẽ tăng hơn so với năm ngoái.
Tuyên bố chung về thiết lập đối tác chiến lược đã nhất trí mục tiêu tăng gấp đôi kim ngạch thương mại song phương và đầu tư của các doanh nghiệp Anh tại Việt Nam vào năm 2013. Chính phủ hai nước cam kết và quyết tâm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hợp tác kinh doanh thông qua cơ chế Ủy ban chung hợp tác thương mại và đầu tư (JETCO) nhóm họp hàng năm, cuộc họp mới nhất JETCO thứ 5 diễn ra hồi tháng tháng 11/2011 đạt kết quả rất tốt.
Lãnh đạo Chính phủ, Bộ Ngoại giao rất quan tâm chỉ đạo các biện pháp cụ thể thúc đẩy hợp tác như đề nghị Anh ủng hộ Việt Nam trong quan hệ với EU, chống các biện pháp bảo hộ, tạo thuận lợi cấp visa, tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư, hay mở ra những cơ hội hợp tác mới như hợp tác công-tư, phát triển trung tâm tài chính khu vực… Có điều những tiềm năng này có trở thành hiện thực hay không, tùy thuộc rất lớn vào sự chủ động tham gia của các doanh nghiệp hai bên, Chính phủ hai nước không thể làm thay được.
Theo ông, các cơ hội kinh doanh dành cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Anh quốc là gì?
Anh là nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới, với thị trường phát triển tự do và cởi mở, từng là nôi của cuộc cách mạng công nghiệp, tiềm năng về khoa học công nghệ, giáo dục-đào tạo, nhân tài… Vượt qua tiêu chuẩn thị trường rất khắt khe, sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam đang từng bước đặt chân và có chỗ đứng trên thị trường Anh quốc như giầy dép, may mặc, đồ gỗ, thiết bị điện tử, viễn thông, cà phê, ca cao, thủy hải sản... Điều ít được biết đến là, hơn một nửa sản phẩm của nhãn hiệu giầy Clarks, nổi tiếng của Anh, có xuất xứ từ Việt Nam.
Rất đáng mừng là các đối tác Anh ngày càng đánh giá cao nguồn nhân lực của Việt Nam, nhất là về phát triển, thiết kế phần mềm. Đây là những dịch vụ thiết yếu cho việc “số hóa” nền kinh tế Anh trong chăm sóc y tế, sức khỏe, giáo dục và nhiều dịch vụ công khác. Những món ăn Việt Nam rất được ưa chuộng tại các thành phố lớn ở Anh, nhất là ở London. Ngày càng nhiều nhà hàng Việt Nam kinh doanh thành công. Đây không chỉ là lĩnh vực kinh doanh thành công của Việt Nam mà cũng là cách tinh tế để giới thiệu văn hóa ẩm thực, thương hiệu Việt đối với công chúng Anh quốc.
Ông có lời khuyên gì dành cho doanh nghiệp Việt Nam có dự định làm ăn với các doanh nghiệp Anh và trên thị trường Anh quốc?
Chúng tôi xin có ba gợi ý với các doanh nghiệp Việt Nam.
Một là, cần phải có thông tin về doanh nghiệp đối tác, hiểu rõ thị trường cần cái gì. Muốn vậy, con đường tốt nhất là doanh nghiệp Việt Nam nên tích cực tham gia hội chợ triển lãm chuyên ngành, tăng cường hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại.
Hai là, để duy trì và phát triển kinh doanh trên thị trường quốc tế nói chung, thị trường Anh nói riêng yếu tố chất lượng luôn đóng vai trò quyết định. Đặc biệt về vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông hải sản, sản phẩm tiềm năng của Việt Nam.
Ba là, chuẩn bị thật tốt về nguồn lực, tạo sự liên kết kinh doanh để đáp ứng hợp đồng lớn với những yêu cầu khắt khe của thị trường. Cần hết sức coi trọng "chữ Tín". Nên tranh thủ cơ quan đại diện và thương vụ, địa chỉ tin cậy hỗ trợ các doanh nghiệp trong thông tin thị trường và chắp nối đối tác