“Bà Hoàng Yến không đủ tư cách đại biểu Quốc hội”
Những thông tin về tính trung thực trong kê khai bầu cử của đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến đã khá rõ ràng
“Qua những tài liệu được cung cấp, có thể kết luận bà Hoàng Yến không đủ tư cách đại biểu Quốc hội”, GS. Lưu Văn Đạt, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn dân chủ - pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khẳng định.
Tham dự hội nghị của Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sáng 18/4, trong đó có nội dung xem xét tư cách đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến, GS. Lưu Văn Đạt cho biết ông đã phát biểu với tư cách đại diện cho Hội đồng.
Theo đó, quan điểm của Hội đồng là qua vụ việc đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến, các cơ quan liên quan cần phải rút kinh nghiệm trong vấn đề xem xét, thẩm tra tư cách bà Yến trước đó, trong quá trình trước, trong và sau khi bầu cử. Mặt trận Tổ quốc cũng phải rút kinh nghiệm vì đã để lọt một trường hợp như vậy (thông qua quá trình thẩm tra, tổ chức hiệp thương - PV).
Cũng tại cuộc họp này, Hội đồng cho rằng hai tờ báo Cựu chiến binh và Người cao tuổi đáng khen ngợi, biểu dương vì sự dũng cảm, quyết tâm làm rõ sự thật chứ không đáng phải kỷ luật. “Mặc dù trong quá trình thông tin về sự việc có sai sót đôi chút về nghiệp vụ nhưng cơ bản người ta nói đúng, dám dũng cảm đấu tranh, cho nên đề nghị Mặt trận có ý kiến về vấn đề này”, ông Đạt nói.
GS Đạt cũng cho rằng cần phải xem lại quy định, cơ chế hiệp thương giới thiệu người ứng cử vì trong quy định hiện hành, chưa có cơ chế cụ thể nào cho người ngoài đảng tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội. “Chúng tôi cũng đã đề nghị Mặt trận kiến nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có chỉ đạo rút kinh nghiệm về vụ việc này”, ông nói thêm.
Cũng liên quan đến việc đề nghị miễn nhiệm đại biểu Yến, nguyên Phó chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Lê Truyền cho rằng: những nghi vấn dư luận đặt ra về bà Yến đã xảy ra từ khi tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội khoá 13 và báo chí cũng đã nêu vấn đề này trước khi diễn ra kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới (kỳ họp có nội dung quan trọng là xem xét tư cách đại biểu vừa được bầu - PV) nhưng các cơ quan liên quan đã xử lý không kịp thời, để chậm trễ.
Theo ông Truyền, từ vụ việc này, rất đáng rút ra nhiều kinh nghiệm cho các cơ quan giúp việc cho bầu cử. Mặc dù pháp luật có quy định về quy trình thủ tục lấy ý kiến cử tri, hiệp thương… nhưng việc giám sát, thẩm tra việc thực hiện quy định đó cần phải sát sao, chặt chẽ. Đơn cử việc lấy ý kiến cử tri khi tiếp xúc với các ứng viên, ông Truyền cho rằng thành phần cử tri được dự họp có đầy đủ hay không, biểu quyết bằng tay hay phiếu kín… cũng sẽ quyết định đến tính trung thực, nghiêm túc của việc thực hiện các quy định về bầu cử trước khi ứng viên lọt được vào danh sách bầu.
Liên quan đến trường hợp của bà Yến, ông Truyền cho rằng nhân dân vốn đánh giá cao vai trò của các doanh nghiệp trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt trong phát triển kinh tế, góp phần bảo đảm chính sách an sinh xã hội của đất nước và cũng vì thế, ngày càng nhiều doanh nghiệp được tín nhiệm bầu vào các cơ quan dân cử, trong đó có Quốc hội.
Nhưng, qua thực tiễn, những mong muốn, đánh giá cao đó chưa được đại biểu đáp ứng trên thực tế, thể hiện qua những hành động, phát ngôn, ý kiến phát biểu của một số đại biểu doanh nhân tại những kỳ họp đầu nhiệm kỳ mới vừa qua.
Bình luận về quá trình thẩm tra lại tư cách đại biểu Yến, ông Truyền cho rằng trong rất nhiều sự việc cũng có những cái khó không thể làm sáng tỏ ngay được, nhưng với trường hợp bà Yến thì những thông tin về tính trung thực trong kê khai bầu cử đã khá rõ ràng, không quá khó khăn để phát hiện và xử lý chậm trễ như vậy.
Tham dự hội nghị của Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sáng 18/4, trong đó có nội dung xem xét tư cách đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến, GS. Lưu Văn Đạt cho biết ông đã phát biểu với tư cách đại diện cho Hội đồng.
Theo đó, quan điểm của Hội đồng là qua vụ việc đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến, các cơ quan liên quan cần phải rút kinh nghiệm trong vấn đề xem xét, thẩm tra tư cách bà Yến trước đó, trong quá trình trước, trong và sau khi bầu cử. Mặt trận Tổ quốc cũng phải rút kinh nghiệm vì đã để lọt một trường hợp như vậy (thông qua quá trình thẩm tra, tổ chức hiệp thương - PV).
Cũng tại cuộc họp này, Hội đồng cho rằng hai tờ báo Cựu chiến binh và Người cao tuổi đáng khen ngợi, biểu dương vì sự dũng cảm, quyết tâm làm rõ sự thật chứ không đáng phải kỷ luật. “Mặc dù trong quá trình thông tin về sự việc có sai sót đôi chút về nghiệp vụ nhưng cơ bản người ta nói đúng, dám dũng cảm đấu tranh, cho nên đề nghị Mặt trận có ý kiến về vấn đề này”, ông Đạt nói.
GS Đạt cũng cho rằng cần phải xem lại quy định, cơ chế hiệp thương giới thiệu người ứng cử vì trong quy định hiện hành, chưa có cơ chế cụ thể nào cho người ngoài đảng tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội. “Chúng tôi cũng đã đề nghị Mặt trận kiến nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có chỉ đạo rút kinh nghiệm về vụ việc này”, ông nói thêm.
Cũng liên quan đến việc đề nghị miễn nhiệm đại biểu Yến, nguyên Phó chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Lê Truyền cho rằng: những nghi vấn dư luận đặt ra về bà Yến đã xảy ra từ khi tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội khoá 13 và báo chí cũng đã nêu vấn đề này trước khi diễn ra kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới (kỳ họp có nội dung quan trọng là xem xét tư cách đại biểu vừa được bầu - PV) nhưng các cơ quan liên quan đã xử lý không kịp thời, để chậm trễ.
Theo ông Truyền, từ vụ việc này, rất đáng rút ra nhiều kinh nghiệm cho các cơ quan giúp việc cho bầu cử. Mặc dù pháp luật có quy định về quy trình thủ tục lấy ý kiến cử tri, hiệp thương… nhưng việc giám sát, thẩm tra việc thực hiện quy định đó cần phải sát sao, chặt chẽ. Đơn cử việc lấy ý kiến cử tri khi tiếp xúc với các ứng viên, ông Truyền cho rằng thành phần cử tri được dự họp có đầy đủ hay không, biểu quyết bằng tay hay phiếu kín… cũng sẽ quyết định đến tính trung thực, nghiêm túc của việc thực hiện các quy định về bầu cử trước khi ứng viên lọt được vào danh sách bầu.
Liên quan đến trường hợp của bà Yến, ông Truyền cho rằng nhân dân vốn đánh giá cao vai trò của các doanh nghiệp trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt trong phát triển kinh tế, góp phần bảo đảm chính sách an sinh xã hội của đất nước và cũng vì thế, ngày càng nhiều doanh nghiệp được tín nhiệm bầu vào các cơ quan dân cử, trong đó có Quốc hội.
Nhưng, qua thực tiễn, những mong muốn, đánh giá cao đó chưa được đại biểu đáp ứng trên thực tế, thể hiện qua những hành động, phát ngôn, ý kiến phát biểu của một số đại biểu doanh nhân tại những kỳ họp đầu nhiệm kỳ mới vừa qua.
Bình luận về quá trình thẩm tra lại tư cách đại biểu Yến, ông Truyền cho rằng trong rất nhiều sự việc cũng có những cái khó không thể làm sáng tỏ ngay được, nhưng với trường hợp bà Yến thì những thông tin về tính trung thực trong kê khai bầu cử đã khá rõ ràng, không quá khó khăn để phát hiện và xử lý chậm trễ như vậy.