Ba ngân hàng Mỹ bị “xóa sổ” trong 1 ngày
Nước Mỹ vừa đóng cửa thêm 3 ngân hàng, đưa tổng số nhà băng bị giải thể ở nước này từ đầu năm tới nay lên con số 40
Nước Mỹ vừa đóng cửa thêm 3 ngân hàng, đưa tổng số nhà băng bị giải thể ở nước này từ đầu năm tới nay lên con số 40.
Dự báo, từ nay tới cuối năm sẽ còn có thêm nhiều ngân hàng nữa ở Mỹ ra đi, khi mà thị trường địa ốc còn yếu, cộng với tỷ lệ thất nghiệp leo thang, sẽ tiếp tục gây ra hàng loạt vụ vỡ nợ ngân hàng ở nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Các ngân hàng sụp đổ trong đợt này là Cooperative Bank of Wilmington có trụ sở ở bang North Carolina, Southern Community Bank of Fayetteville ở bang Georgia, và First National Bank of Anthony thuộc ban Kansas. Theo sự sắp xếp của Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), tài khoản tiền gửi và tài sản trong các ngân hàng này đều đã được chuyển giao lại cho các ngân hàng khác.
Theo đó, toàn bộ 24 chi nhánh và gần như toàn bộ tài sản của Cooperative Bank đã được tiếp quản bởi First Bank of Troy cùng có trụ sở ở bang North Carolina. Cooperative Bank có tài sản 970 triệu USD và nắm giữ 774 triệu tiền gửi của khách hàng.
Ngân hàng United Community Bank of Blairsville có trụ sở ở bang Georgia sẽ tiếp quản 5 chi nhánh của ngân hàng Southern Community Bank cùng với các tài khoản tiền gửi và gần như toàn bộ tài sản tại ngân hàng này. Ngân hàng đổ vỡ này có 377 triệu USD tài sản và quản lý 307 triệu USD tiền gửi.
Cuối cùng, 6 chi nhánh, cộng thêm 142,5 triệu USD tiền gửi và hầu hết trong số156,9 triệu USD tài sản của ngân hàng First National Bank of Anthony sẽ được ngân hàng Bank of Kansas of South Hutchinson có cùng trụ sở ở bang Kansas tiếp quản.
Toàn bộ số tài sản còn lại trong 3 ngân hàng đổ vỡ nói trên sẽ được FDIC tạm thời quản lý để bán lại sau. Cơ quan này đã đưa ra thỏa thuận chia sẻ thiệt hại với ba ngân hàng mua lại đối với số tài sản được bán. Theo ước tính của FDIC, ba vụ đổ vỡ này sẽ tiêu tốn của quỹ bảo hiểm tiền gửi tổng số tiền khoảng hơn 363 triệu USD.
Số liệu FDIC công bố gần đây cho thấy, số ngân hàng Mỹ có nguy cơ “đội nón ra đi” tính tới hết quý 1 năm nay đã là 305 ngân hàng, cao nhất trong 15 năm qua, so với mức 252 ngân hàng tính tới quý 4 năm ngoái. Tổng tài sản của các ngân hàng thuộc danh sách “đen” này theo đó cũng tăng lên 220 tỷ USD từ mức 159 tỷ USD.
Chắn chắn là không phải ngân hàng nào bị FDIC liệt vào danh sách nguy cơ này cũng sẽ đổ vỡ. Tuy vậy, tốc độ sụp đổ của các nhà băng Mỹ đang có chiều hướng tăng mạnh. Từ đầu năm tới nay, 40 ngân hàng Mỹ đã bị giải thể, so với mức 25 ngân hàng trong năm 2008 và 3 ngân hàng trong năm 2007.
Tuy nhiên, có một điều đáng mừng là phần lớn các ngân hàng Mỹ đóng cửa trong năm nay đều là những ngân hàng nhỏ.
(Theo AP)
Dự báo, từ nay tới cuối năm sẽ còn có thêm nhiều ngân hàng nữa ở Mỹ ra đi, khi mà thị trường địa ốc còn yếu, cộng với tỷ lệ thất nghiệp leo thang, sẽ tiếp tục gây ra hàng loạt vụ vỡ nợ ngân hàng ở nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Các ngân hàng sụp đổ trong đợt này là Cooperative Bank of Wilmington có trụ sở ở bang North Carolina, Southern Community Bank of Fayetteville ở bang Georgia, và First National Bank of Anthony thuộc ban Kansas. Theo sự sắp xếp của Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), tài khoản tiền gửi và tài sản trong các ngân hàng này đều đã được chuyển giao lại cho các ngân hàng khác.
Theo đó, toàn bộ 24 chi nhánh và gần như toàn bộ tài sản của Cooperative Bank đã được tiếp quản bởi First Bank of Troy cùng có trụ sở ở bang North Carolina. Cooperative Bank có tài sản 970 triệu USD và nắm giữ 774 triệu tiền gửi của khách hàng.
Ngân hàng United Community Bank of Blairsville có trụ sở ở bang Georgia sẽ tiếp quản 5 chi nhánh của ngân hàng Southern Community Bank cùng với các tài khoản tiền gửi và gần như toàn bộ tài sản tại ngân hàng này. Ngân hàng đổ vỡ này có 377 triệu USD tài sản và quản lý 307 triệu USD tiền gửi.
Cuối cùng, 6 chi nhánh, cộng thêm 142,5 triệu USD tiền gửi và hầu hết trong số156,9 triệu USD tài sản của ngân hàng First National Bank of Anthony sẽ được ngân hàng Bank of Kansas of South Hutchinson có cùng trụ sở ở bang Kansas tiếp quản.
Toàn bộ số tài sản còn lại trong 3 ngân hàng đổ vỡ nói trên sẽ được FDIC tạm thời quản lý để bán lại sau. Cơ quan này đã đưa ra thỏa thuận chia sẻ thiệt hại với ba ngân hàng mua lại đối với số tài sản được bán. Theo ước tính của FDIC, ba vụ đổ vỡ này sẽ tiêu tốn của quỹ bảo hiểm tiền gửi tổng số tiền khoảng hơn 363 triệu USD.
Số liệu FDIC công bố gần đây cho thấy, số ngân hàng Mỹ có nguy cơ “đội nón ra đi” tính tới hết quý 1 năm nay đã là 305 ngân hàng, cao nhất trong 15 năm qua, so với mức 252 ngân hàng tính tới quý 4 năm ngoái. Tổng tài sản của các ngân hàng thuộc danh sách “đen” này theo đó cũng tăng lên 220 tỷ USD từ mức 159 tỷ USD.
Chắn chắn là không phải ngân hàng nào bị FDIC liệt vào danh sách nguy cơ này cũng sẽ đổ vỡ. Tuy vậy, tốc độ sụp đổ của các nhà băng Mỹ đang có chiều hướng tăng mạnh. Từ đầu năm tới nay, 40 ngân hàng Mỹ đã bị giải thể, so với mức 25 ngân hàng trong năm 2008 và 3 ngân hàng trong năm 2007.
Tuy nhiên, có một điều đáng mừng là phần lớn các ngân hàng Mỹ đóng cửa trong năm nay đều là những ngân hàng nhỏ.
(Theo AP)