“Bài ca” tăng... giá thép
Giá thép trong nước sẽ tiếp tục chịu nhiều tác động từ chi phí đầu vào như xăng, điện, than, tỷ giá ngoại tệ
Giá phôi thép và thép phế trên thị trường thế giới tăng liên tiếp trong thời gian qua cùng với việc tăng giá xăng dầu, điện, than... từ đầu tháng 3 đã khiến giá bán thép xây dựng trong nước tăng thêm 250 nghìn đồng/tấn đối với thép cuộn và tăng 150 nghìn đồng/tấn đối với thép cây.
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá thép xây dựng đã tăng tới 600 nghìn đồng/tấn.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), kể từ đầu tháng 3 đến nay, giá phôi thép trên thị trường thế giới chào bán vào Việt Nam tiếp tục tăng từ 15 USD đến 20 USD/tấn, ở mức 530 USD đến 535 USD/tấn và thép phế ở mức từ 400 USD đến 450 USD/tấn.
Trong vòng 10 ngày đầu tháng 3, Công ty Thép Hòa Phát đã phải thực hiện 2 đợt tăng giá với tổng mức tăng là 500 nghìn đồng/tấn. Thép Việt Ý (VIS) đã thực hiện tăng 400 nghìn đồng/tấn. Thép Vạn Lợi cũng điều chỉnh giá thép tăng từ 500 đến 600 nghìn đồng/tấn.
Tương tự, Công ty Cổ phần Thép Việt (Pomina) cũng đã có tới 2 lần điều chỉnh giá bán thép, mỗi lần tăng 200 nghìn đồng/tấn. Giá bán thép của Pomina giao tại nhà máy ở mức 11,69 triệu đồng/tấn đối với thép cuộn và 12,24 triệu đồng/tấn đối với thép cây.
Theo Pomina, việc tăng giá bán thép xây dựng do tác động từ giá phôi thép và thép phế nhập khẩu liên tiếp tăng trong thời gian qua và đang có chiều hướng tăng tiếp trong khi nguồn nguyên liệu dự trữ của công ty không còn nhiều.
Hiện giá bán thép xây dựng giao tại nhà máy, chưa trừ chiết khấu và chưa có thuế VAT phổ biến ở mức từ 12 triệu đến 12,8 triệu đồng/tấn, tuỳ từng khu vực, thương hiệu và phương thức thanh toán, tăng khoảng 600 nghìn đồng/tấn so với thời điểm đầu năm.
Ngoài thị trường, giá bán lẻ thép xây dựng tăng khoảng 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng/tấn so với giá của nhà máy.
VSA cho biết, hiện nay Việt Nam mới tự chủ được 50% quặng, 30% thép phế, 60% phôi, phần còn lại vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Tuy nhiên, giá nguyên liệu trên thị trường thế giới vẫn đang có xu hướng tăng, đặc biệt hiện nay hai nước có trữ lượng quặng lớn nhất thế giới là Brazil và Australia đang đòi tăng giá quặng thêm từ 30% đến 40% vào cuối tháng 4/2010, nên sẽ tiếp tục tác động đến các thị trường khác chứ không riêng gì ở thị trường Việt Nam.
Mặc dù giá thép xây dựng tăng cao nhưng một số chủ đầu tư lại tỏ ra không quá lo ngại, với lý do là mức tăng giá hiện nay chưa vượt quá 10%, vẫn nằm trong tầm kiểm soát của nhà thầu và chủ đầu tư. Do chi phí dự phòng và khối lượng về giá ở mỗi công trình đều được dự trữ từ trước, nên trong quá trình thi công nếu giá tăng ở mức cho phép thì mọi chi phí phát sinh vẫn có thể chấp nhận được.
Tuy nhiên, VSA nhận định, giá thép trong nước sẽ tiếp tục chịu nhiều tác động từ chi phí đầu vào như xăng, điện, than, tỷ giá ngoại tệ... Ngoài ra, thép trong nước vẫn còn phải cạnh tranh với thép nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt là từ các nước ASEAN được nhập khẩu miễn thuế.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương và VSA cũng khuyến cáo, theo lộ trình cam kết với WTO, thời gian tới, một số sản phẩm thép sẽ không được hưởng ưu đãi và bảo hộ cao về thuế nhập khẩu, tính cạnh tranh với sản phẩm thép nhập khẩu sẽ ngày càng trở nên khốc liệt hơn.
Để bảo vệ hàng sản xuất trong nước đồng thời góp phần giảm nhập siêu, VSA cho biết sẽ kiến nghị Chính phủ một số giải pháp nhằm giảm nhập siêu thép, như hạn chế nhập khẩu thép cuộn và thép cán nguội; không dành ngoại tệ cho các doanh nghiệp thương mại nhập khẩu thép phế để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 12% của ngành thép trong năm nay.
* VSA cho biết, trong năm 2010, ngành thép sản xuất khoảng 2,8 triệu tấn phôi để phục vụ nhu cầu trong nước, bình quân sản xuất mỗi tấn phôi phải tốn khoảng 600 KWh. Với giá điện tăng thêm 6,3%, chi phí điện để sản xuất phôi thép sẽ tăng thêm khoảng 50 nghìn đồng/tấn, toàn ngành thép phải chi thêm khoảng 140 tỷ đồng. Mặc dù ít tiêu hao điện hơn sản xuất phôi, nhưng các nhà máy cán thép thành phẩm cũng phải chi thêm khoảng 60 tỷ đồng cho kế hoạch sản xuất khoảng 5 triệu tấn thép trong năm 2010.
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá thép xây dựng đã tăng tới 600 nghìn đồng/tấn.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), kể từ đầu tháng 3 đến nay, giá phôi thép trên thị trường thế giới chào bán vào Việt Nam tiếp tục tăng từ 15 USD đến 20 USD/tấn, ở mức 530 USD đến 535 USD/tấn và thép phế ở mức từ 400 USD đến 450 USD/tấn.
Trong vòng 10 ngày đầu tháng 3, Công ty Thép Hòa Phát đã phải thực hiện 2 đợt tăng giá với tổng mức tăng là 500 nghìn đồng/tấn. Thép Việt Ý (VIS) đã thực hiện tăng 400 nghìn đồng/tấn. Thép Vạn Lợi cũng điều chỉnh giá thép tăng từ 500 đến 600 nghìn đồng/tấn.
Tương tự, Công ty Cổ phần Thép Việt (Pomina) cũng đã có tới 2 lần điều chỉnh giá bán thép, mỗi lần tăng 200 nghìn đồng/tấn. Giá bán thép của Pomina giao tại nhà máy ở mức 11,69 triệu đồng/tấn đối với thép cuộn và 12,24 triệu đồng/tấn đối với thép cây.
Theo Pomina, việc tăng giá bán thép xây dựng do tác động từ giá phôi thép và thép phế nhập khẩu liên tiếp tăng trong thời gian qua và đang có chiều hướng tăng tiếp trong khi nguồn nguyên liệu dự trữ của công ty không còn nhiều.
Hiện giá bán thép xây dựng giao tại nhà máy, chưa trừ chiết khấu và chưa có thuế VAT phổ biến ở mức từ 12 triệu đến 12,8 triệu đồng/tấn, tuỳ từng khu vực, thương hiệu và phương thức thanh toán, tăng khoảng 600 nghìn đồng/tấn so với thời điểm đầu năm.
Ngoài thị trường, giá bán lẻ thép xây dựng tăng khoảng 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng/tấn so với giá của nhà máy.
VSA cho biết, hiện nay Việt Nam mới tự chủ được 50% quặng, 30% thép phế, 60% phôi, phần còn lại vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Tuy nhiên, giá nguyên liệu trên thị trường thế giới vẫn đang có xu hướng tăng, đặc biệt hiện nay hai nước có trữ lượng quặng lớn nhất thế giới là Brazil và Australia đang đòi tăng giá quặng thêm từ 30% đến 40% vào cuối tháng 4/2010, nên sẽ tiếp tục tác động đến các thị trường khác chứ không riêng gì ở thị trường Việt Nam.
Mặc dù giá thép xây dựng tăng cao nhưng một số chủ đầu tư lại tỏ ra không quá lo ngại, với lý do là mức tăng giá hiện nay chưa vượt quá 10%, vẫn nằm trong tầm kiểm soát của nhà thầu và chủ đầu tư. Do chi phí dự phòng và khối lượng về giá ở mỗi công trình đều được dự trữ từ trước, nên trong quá trình thi công nếu giá tăng ở mức cho phép thì mọi chi phí phát sinh vẫn có thể chấp nhận được.
Tuy nhiên, VSA nhận định, giá thép trong nước sẽ tiếp tục chịu nhiều tác động từ chi phí đầu vào như xăng, điện, than, tỷ giá ngoại tệ... Ngoài ra, thép trong nước vẫn còn phải cạnh tranh với thép nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt là từ các nước ASEAN được nhập khẩu miễn thuế.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương và VSA cũng khuyến cáo, theo lộ trình cam kết với WTO, thời gian tới, một số sản phẩm thép sẽ không được hưởng ưu đãi và bảo hộ cao về thuế nhập khẩu, tính cạnh tranh với sản phẩm thép nhập khẩu sẽ ngày càng trở nên khốc liệt hơn.
Để bảo vệ hàng sản xuất trong nước đồng thời góp phần giảm nhập siêu, VSA cho biết sẽ kiến nghị Chính phủ một số giải pháp nhằm giảm nhập siêu thép, như hạn chế nhập khẩu thép cuộn và thép cán nguội; không dành ngoại tệ cho các doanh nghiệp thương mại nhập khẩu thép phế để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 12% của ngành thép trong năm nay.
* VSA cho biết, trong năm 2010, ngành thép sản xuất khoảng 2,8 triệu tấn phôi để phục vụ nhu cầu trong nước, bình quân sản xuất mỗi tấn phôi phải tốn khoảng 600 KWh. Với giá điện tăng thêm 6,3%, chi phí điện để sản xuất phôi thép sẽ tăng thêm khoảng 50 nghìn đồng/tấn, toàn ngành thép phải chi thêm khoảng 140 tỷ đồng. Mặc dù ít tiêu hao điện hơn sản xuất phôi, nhưng các nhà máy cán thép thành phẩm cũng phải chi thêm khoảng 60 tỷ đồng cho kế hoạch sản xuất khoảng 5 triệu tấn thép trong năm 2010.