Báo cáo của Chính phủ đánh giá thế nào về tình hình biển Đông?
Báo cáo của Chính phủ gửi đến Quốc hội đã có mục riêng để phân tích, đánh giá về tình hình biển Đông
Sáng 20/5, tại Hà Nội, Quốc hội khóa 13 sẽ khai mạc kỳ họp thứ 7, trong bối cảnh tình hình biển Đông đang rất nóng với sự việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Như thường lệ, tại kỳ họp giữa năm, sau lời khai mạc của Chủ tịch Quốc hội, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ trình bày báo cáo về kinh tế - xã hội của Chính phủ.
Nhưng, bản báo cáo này thường chỉ được gửi đến các vị đại biểu trước khi trình bày ít phút. Còn trước đó, một báo cáo dày dặn hơn sẽ được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh thừa ủy quyền Thủ tướng ký gửi trước đến các vị đại biểu Quốc hội.
Trước thềm kỳ họp, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã nhận được góp ý rằng không nên trình ra Quốc hội một bản báo cáo gần như không đề cập gì đến diễn biến mới trên biển Đông, liên quan đến chủ quyền của Việt Nam, như báo cáo được trình tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 15/5 vừa qua.
Đến trưa ngày 19/5, trong báo cáo do Bộ trưởng Bùi Quang Vinh ký và được gửi đến từng vị đại biểu, phần đánh giá tình hình những tháng đầu năm đã tách riêng một mục: “Về vấn đề liên quan đến chủ quyền ở biển Đông”.
Báo cáo viết: trước các hoạt động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền nước ta trên biển Đông, chúng ta đã thực hiện nhiều biện pháp đấu tranh cả trên thực địa, ngoại giao, tuyên truyền vận động quốc tế.
Đã tạo được sự đoàn kết của cả dân tộc, trong đó có cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; đồng thời cũng được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và các nước trên thế giới. Điều đó tạo thêm sức mạnh cho chúng ta kiên trì đấu tranh để bảo vệ chủ quyền của đất nước.
Chính phủ cũng nêu rõ, trong bối cảnh phức tạp đó, ở một số địa phương, đã có một số người có hành vi vi phạm pháp luật, manh động phá hoại cơ sở sản xuất, có cả cơ sở sản xuất của nhà đầu tư nước ngoài và chống người thi hành công vụ, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, sinh hoạt bình thường của người dân, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Sau khi trình bày với Quốc hội các biện pháp đã làm để khắc phục các diễn biến tiêu cực nêu trên, Chính phủ khẳng định: “Việt Nam luôn làm hết sức mình tạo mọi thuận lợi và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người, doanh nghiệp và cơ quan nước ngoài tại Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật và các cam kết quốc tế của Việt Nam”.
Chính phủ cũng nhìn nhận, các hoạt động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam trên biển Đông và những diễn biến mới đây có liên quan ở trong nước là nghiêm trọng.
Cho nên, nếu không được khắc phục, sẽ tác động tiêu cực đến xu hướng phục hồi của nền kinh tế, đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của nhiều ngành, lĩnh vực, nhất là thu hút đầu tư nước ngoài, xuất nhập khẩu, thu chi ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến việc làm, đời sống nhân dân và trật tự an toàn xã hội, đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội trong những tháng còn lại của năm 2014 và những năm sau.
Phần các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ đạo trong thời gian tới, báo cáo cũng có riêng một mục: “Về các biện pháp liên quan đến bảo vệ chủ quyền ở biển Đông”.
Báo cáo nêu rõ, Chính phủ sẽ “thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, tăng cường lực lượng thực thi pháp luật trên biển. Kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia ở biển Đông”.
Chính phủ cũng tái khẳng định nỗ lực giải quyết tình hình phức tạp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC); tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của cộng đồng quốc tế. Phát huy tinh thần yêu nước và sức mạnh của toàn dân tộc trong bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Báo cáo cho biết, Chính phủ sẽ chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi kích động, manh động, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư, hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn tính mạng, tài sản và sản xuất kinh doanh của mọi cá nhân, tổ chức, nhất là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Đồng thời, đề ra các giải pháp, chính sách phù hợp, chủ động trong điều hành các chính sách cân đối vĩ mô, ổn định và phát triển sản xuất của các ngành, lĩnh vực, các địa phương, doanh nghiệp, việc làm và ổn định đời sống người dân.
Như thường lệ, tại kỳ họp giữa năm, sau lời khai mạc của Chủ tịch Quốc hội, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ trình bày báo cáo về kinh tế - xã hội của Chính phủ.
Nhưng, bản báo cáo này thường chỉ được gửi đến các vị đại biểu trước khi trình bày ít phút. Còn trước đó, một báo cáo dày dặn hơn sẽ được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh thừa ủy quyền Thủ tướng ký gửi trước đến các vị đại biểu Quốc hội.
Trước thềm kỳ họp, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã nhận được góp ý rằng không nên trình ra Quốc hội một bản báo cáo gần như không đề cập gì đến diễn biến mới trên biển Đông, liên quan đến chủ quyền của Việt Nam, như báo cáo được trình tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 15/5 vừa qua.
Đến trưa ngày 19/5, trong báo cáo do Bộ trưởng Bùi Quang Vinh ký và được gửi đến từng vị đại biểu, phần đánh giá tình hình những tháng đầu năm đã tách riêng một mục: “Về vấn đề liên quan đến chủ quyền ở biển Đông”.
Báo cáo viết: trước các hoạt động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền nước ta trên biển Đông, chúng ta đã thực hiện nhiều biện pháp đấu tranh cả trên thực địa, ngoại giao, tuyên truyền vận động quốc tế.
Đã tạo được sự đoàn kết của cả dân tộc, trong đó có cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; đồng thời cũng được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và các nước trên thế giới. Điều đó tạo thêm sức mạnh cho chúng ta kiên trì đấu tranh để bảo vệ chủ quyền của đất nước.
Chính phủ cũng nêu rõ, trong bối cảnh phức tạp đó, ở một số địa phương, đã có một số người có hành vi vi phạm pháp luật, manh động phá hoại cơ sở sản xuất, có cả cơ sở sản xuất của nhà đầu tư nước ngoài và chống người thi hành công vụ, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, sinh hoạt bình thường của người dân, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Sau khi trình bày với Quốc hội các biện pháp đã làm để khắc phục các diễn biến tiêu cực nêu trên, Chính phủ khẳng định: “Việt Nam luôn làm hết sức mình tạo mọi thuận lợi và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người, doanh nghiệp và cơ quan nước ngoài tại Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật và các cam kết quốc tế của Việt Nam”.
Chính phủ cũng nhìn nhận, các hoạt động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam trên biển Đông và những diễn biến mới đây có liên quan ở trong nước là nghiêm trọng.
Cho nên, nếu không được khắc phục, sẽ tác động tiêu cực đến xu hướng phục hồi của nền kinh tế, đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của nhiều ngành, lĩnh vực, nhất là thu hút đầu tư nước ngoài, xuất nhập khẩu, thu chi ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến việc làm, đời sống nhân dân và trật tự an toàn xã hội, đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội trong những tháng còn lại của năm 2014 và những năm sau.
Phần các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ đạo trong thời gian tới, báo cáo cũng có riêng một mục: “Về các biện pháp liên quan đến bảo vệ chủ quyền ở biển Đông”.
Báo cáo nêu rõ, Chính phủ sẽ “thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, tăng cường lực lượng thực thi pháp luật trên biển. Kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia ở biển Đông”.
Chính phủ cũng tái khẳng định nỗ lực giải quyết tình hình phức tạp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC); tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của cộng đồng quốc tế. Phát huy tinh thần yêu nước và sức mạnh của toàn dân tộc trong bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Báo cáo cho biết, Chính phủ sẽ chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi kích động, manh động, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư, hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn tính mạng, tài sản và sản xuất kinh doanh của mọi cá nhân, tổ chức, nhất là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Đồng thời, đề ra các giải pháp, chính sách phù hợp, chủ động trong điều hành các chính sách cân đối vĩ mô, ổn định và phát triển sản xuất của các ngành, lĩnh vực, các địa phương, doanh nghiệp, việc làm và ổn định đời sống người dân.