Bảo vệ di sản văn hóa: Có tiền coi trọng, không tiền lãng quên?
Đại biểu Quốc hội "mổ xẻ" nhiều vấn đề bất cập của dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa
“Hiện nay di tích nào thu hút được nhiều du khách, nhất là khách nước ngoài để thu được nhiều tiền thì mới tập trung chú ý đầu tư, tôn tạo, bảo vệ, thậm chí còn tìm mọi cách khai thác những khía cạnh mê tín dị đoan, phản văn hóa để làm tiền”.
Đại biểu Nguyễn Anh Liên (Thanh Hóa) phát biểu như vậy khi thảo luận về luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, ngày 2/6.
Tiếp nhận xét trên, ông Liên cho rằng nguyên nhân của việc một số di tích không bảo vệ dẫn đến xuống cấp và không ít khả năng sẽ bị xóa sổ là do “không đẻ ra tiền trước mắt”, dù có ý nghĩa lớn đến bao nhiêu đi nữa.
Dẫn chứng ông đưa ra chính là di tích lịch sử Nà Tu, thôn Nà Tu, xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, nơi Bác Hồ đã đọc tặng đơn vị thanh niên xung phong đầu tiên bốn câu thơ: "Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên". Theo ông, hiện nay rất nhiều người không biết đến và không đến, và nếu ai đó có đến đây thì điều xót xa, day dứt về di tích này.
Cũng liên quan đến vấn đề dịch vụ ở các khu di tích, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội) than phiền về tình trạng cho thuê địa điểm, tổ chức dịch vụ bia hơi, đặc sản xô bồ, ồn ã như ở một số bảo tàng hiện nay.
Hầu hết các ý kiến phát biểu đều chỉ ra những điều “chưa thỏa đáng” của dự thảo luật. Có ý kiến đề nghị với Quốc hội chưa thông qua trong kỳ họp này để tiếp tục nhận dạng cho rõ các vấn đề lớn của di sản Việt Nam hiện nay và điều chỉnh trong luật.
Không nên "sáng tác" khái niệm văn hóa phi vật thể
Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể là một trong những nội dung được nhiều đại biểu đề cập Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) đã “xin được nói thật” là quy định về di sản văn hóa phi vật thể viết rất chung chung, rất sơ lược và có phần nào né tránh.
Phát biểu trước đó, đại biểu Nguyễn Lân Dũng (Đắc Lắc) đã "phê" dự luật có một số nội dung sai, nhận thức không đúng và không đầy đủ nội dung và khái niệm về di sản văn hóa phi vật thể. Nội hàm của khái niệm văn hóa phi vật thể đã nêu ra cả chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và cả trang phục truyền thống. "Không nên sáng tác thêm các khái niệm không phải văn hóa phi vật thể", vị giáo sư này đề nghị.
Nữ đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) nhận xét việc sửa đổi chưa cụ thể, từ cách tiếp cận quy định về di sản văn hóa phi vật thể đến quy định cách tổ chức bảo vệ và phát huy di sản văn hóa này. Trong khi trên thực tế ta thấy nhiều di sản văn hóa phi vật thể đang có xu hướng bị mai một, thất truyền, thậm chí ngôn ngữ dân tộc cũng đang có xu hướng bị pha tạp và coi nhẹ rất đáng tiếc.
Bà Hương đề nghị ban soạn thảo có khảo sát và đánh giá thực chất hơn để bổ sung vào dự thảo luật, để khi được Quốc hội thông qua và luật này góp phần bảo vệ di sản văn hóa tốt hơn.
Cũng liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể, đại biểu Nguyễn Hội (Thừa Thiên - Huế) đề nghị Luật di sản văn hóa cần được bổ sung thêm nhiều điều khoản và công việc bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể cần được tính toán lại.
Trước một số ý kiến đề nghị xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên thiếu niên và nhi đồng - cơ quan thẩm tra dự án luật - giải thích, theo Công ước năm 2003 của UNESCO về di sản văn hóa phi vật thể thì người ta không xếp hạng, vì rất khó, sẽ tạo ra những bất bình đẳng giữa các cộng đồng.
“Không nên đặt vấn đề xếp hạng ở đây mà đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và chúng ta có thể cấp một giấy chứng nhận”, giáo sư Thuyết nói.
Đại biểu Nguyễn Anh Liên (Thanh Hóa) phát biểu như vậy khi thảo luận về luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, ngày 2/6.
Tiếp nhận xét trên, ông Liên cho rằng nguyên nhân của việc một số di tích không bảo vệ dẫn đến xuống cấp và không ít khả năng sẽ bị xóa sổ là do “không đẻ ra tiền trước mắt”, dù có ý nghĩa lớn đến bao nhiêu đi nữa.
Dẫn chứng ông đưa ra chính là di tích lịch sử Nà Tu, thôn Nà Tu, xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, nơi Bác Hồ đã đọc tặng đơn vị thanh niên xung phong đầu tiên bốn câu thơ: "Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên". Theo ông, hiện nay rất nhiều người không biết đến và không đến, và nếu ai đó có đến đây thì điều xót xa, day dứt về di tích này.
Cũng liên quan đến vấn đề dịch vụ ở các khu di tích, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội) than phiền về tình trạng cho thuê địa điểm, tổ chức dịch vụ bia hơi, đặc sản xô bồ, ồn ã như ở một số bảo tàng hiện nay.
Hầu hết các ý kiến phát biểu đều chỉ ra những điều “chưa thỏa đáng” của dự thảo luật. Có ý kiến đề nghị với Quốc hội chưa thông qua trong kỳ họp này để tiếp tục nhận dạng cho rõ các vấn đề lớn của di sản Việt Nam hiện nay và điều chỉnh trong luật.
Không nên "sáng tác" khái niệm văn hóa phi vật thể
Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể là một trong những nội dung được nhiều đại biểu đề cập Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) đã “xin được nói thật” là quy định về di sản văn hóa phi vật thể viết rất chung chung, rất sơ lược và có phần nào né tránh.
Phát biểu trước đó, đại biểu Nguyễn Lân Dũng (Đắc Lắc) đã "phê" dự luật có một số nội dung sai, nhận thức không đúng và không đầy đủ nội dung và khái niệm về di sản văn hóa phi vật thể. Nội hàm của khái niệm văn hóa phi vật thể đã nêu ra cả chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và cả trang phục truyền thống. "Không nên sáng tác thêm các khái niệm không phải văn hóa phi vật thể", vị giáo sư này đề nghị.
Nữ đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) nhận xét việc sửa đổi chưa cụ thể, từ cách tiếp cận quy định về di sản văn hóa phi vật thể đến quy định cách tổ chức bảo vệ và phát huy di sản văn hóa này. Trong khi trên thực tế ta thấy nhiều di sản văn hóa phi vật thể đang có xu hướng bị mai một, thất truyền, thậm chí ngôn ngữ dân tộc cũng đang có xu hướng bị pha tạp và coi nhẹ rất đáng tiếc.
Bà Hương đề nghị ban soạn thảo có khảo sát và đánh giá thực chất hơn để bổ sung vào dự thảo luật, để khi được Quốc hội thông qua và luật này góp phần bảo vệ di sản văn hóa tốt hơn.
Cũng liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể, đại biểu Nguyễn Hội (Thừa Thiên - Huế) đề nghị Luật di sản văn hóa cần được bổ sung thêm nhiều điều khoản và công việc bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể cần được tính toán lại.
Trước một số ý kiến đề nghị xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên thiếu niên và nhi đồng - cơ quan thẩm tra dự án luật - giải thích, theo Công ước năm 2003 của UNESCO về di sản văn hóa phi vật thể thì người ta không xếp hạng, vì rất khó, sẽ tạo ra những bất bình đẳng giữa các cộng đồng.
“Không nên đặt vấn đề xếp hạng ở đây mà đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và chúng ta có thể cấp một giấy chứng nhận”, giáo sư Thuyết nói.