Bảo vệ di sản văn hóa: Nguyên trạng lại trở về… nguyên trạng
Đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa
Chiều 28/5, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận ở tổ về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.
Trước đó, dự thảo luật này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 19. Và việc sửa đổi quy định bảo vệ nguyên trạng thành bảo vệ nghiêm ngặt tại khu vực bảo vệ 1 (gồm di tích và vùng được xác định là yếu tố gốc cấu thành di tích) như ở điều 32 của dự luật không nhận được sự đồng thuận cao của một số đại biểu.
Mặc dù, theo thuyết minh của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, thay bằng “bảo vệ nghiêm ngặt” thì chính xác hơn.
Quá trình thẩm tra, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cũng chỉ ra điểm vướng mắc lớn nhất trong thi hành điều khoản này là quy định khu vực I quá rộng, bao trùm toàn bộ di tích. Hơn nữa, yêu cầu khu vực này “phải được bảo vệ nguyên trạng” chưa có độ mở cần thiết để giải quyết những trường hợp đặc biệt.
Trên thực tế, đối với một số di tích có diện tích rộng vài hecta hoặc hàng chục hecta và có dân cư sinh sống, làm ăn bên trong như Thành nhà Hồ ở Thanh Hoá, Hoàng thành ở Huế hay Thành Cổ Loa ở Hà Nội, yêu cầu này khó có thể thực hiện được vì người dân vẫn có nhu cầu cải tạo, xây dựng nhà cửa phục vụ đời sống.
Bên cạnh đó, trong thực tiễn, quy định “phải được bảo vệ nguyên trạng” nhiều khi còn được hiểu một cách cứng nhắc, gây khó khăn cho công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
Tuy nhiên, ủy ban này cũng không nhất trí khi dự thảo luật sử dụng cụm từ bảo vệ nghiêm ngặt thay cho cụm từ bảo vệ nguyên trạng. Vì, bảo vệ nghiêm ngặt là một yêu cầu không rõ ràng, cụ thể. Điều này dễ dẫn đến tình trạng vận dụng luật tùy tiện.
Theo ủy ban, để yêu cầu khu vực I “phải được bảo vệ nguyên trạng” phù hợp với thực tiễn bảo tồn di tích hơn, chỉ cần làm rõ hơn phạm vi bảo vệ nguyên trạng và bổ sung quy định về việc giải quyết những trường hợp đặc biệt.
Và dự án luật được trình Quốc hội lần này, quy định bảo vệ khu vực I từ nguyên trạng đã trở về… nguyên trạng.
Phần thảo luận chiều nay, nhiều đại biểu thể hiện băn khoăn về việc nhiều di tích xuống cấp trầm trọng nhưng kinh phí bảo tồn còn hạn chế, còn nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích rất đẹp nhưng chưa được xếp hạng. Trong khi đó nhiều di tích đến khi được xếp hạng thì đã bị phá huỷ, xuống cấp hoàn toàn.
Một số ý kiến lo ngại việc tổ chức lễ hội tốn kém, lễ hội nào cũng đều bày biện, quay phim, chụp ảnh rất cầu kỳ và cho rằng luật cũng cần qui định rất chặt chẽ phần lễ hội để tránh lãng phí, các tệ nạn xã hội lợi dụng phát triển.
Bảo tồn và phát huy giá trị các di vật, cổ vật cũng là nội dung nhiều đại biểu quan tâm. Theo đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) hiện nay số cổ vật do tư nhân nắm giữ rất lớn. Nhưng luật mới chỉ khuyến khích đăng ký sở hữu cổ vật.
Theo đại biểu này thì cần phải có những qui định ràng buộc chặt chẽ về việc đăng ký cổ vật. Nhà nước bắt buộc những người có cổ vật phải đăng ký và cấp giấy chứng nhận để tránh trường hợp một số người lợi dụng để lừa lọc người khác kiếm lời”.
Còn theo đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre) thì kinh doanh cổ vật đáng lẽ phải là một thị trường sôi động, nhưng ở nước ta lại không làm được việc này. Nhiều người còn không dám đăng ký sở hữu cổ vật “vì sợ đi tới đi lui một hồi rồi cổ vật đó lại không phải của mình nữa”.
Trước đó, dự thảo luật này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 19. Và việc sửa đổi quy định bảo vệ nguyên trạng thành bảo vệ nghiêm ngặt tại khu vực bảo vệ 1 (gồm di tích và vùng được xác định là yếu tố gốc cấu thành di tích) như ở điều 32 của dự luật không nhận được sự đồng thuận cao của một số đại biểu.
Mặc dù, theo thuyết minh của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, thay bằng “bảo vệ nghiêm ngặt” thì chính xác hơn.
Quá trình thẩm tra, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cũng chỉ ra điểm vướng mắc lớn nhất trong thi hành điều khoản này là quy định khu vực I quá rộng, bao trùm toàn bộ di tích. Hơn nữa, yêu cầu khu vực này “phải được bảo vệ nguyên trạng” chưa có độ mở cần thiết để giải quyết những trường hợp đặc biệt.
Trên thực tế, đối với một số di tích có diện tích rộng vài hecta hoặc hàng chục hecta và có dân cư sinh sống, làm ăn bên trong như Thành nhà Hồ ở Thanh Hoá, Hoàng thành ở Huế hay Thành Cổ Loa ở Hà Nội, yêu cầu này khó có thể thực hiện được vì người dân vẫn có nhu cầu cải tạo, xây dựng nhà cửa phục vụ đời sống.
Bên cạnh đó, trong thực tiễn, quy định “phải được bảo vệ nguyên trạng” nhiều khi còn được hiểu một cách cứng nhắc, gây khó khăn cho công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
Tuy nhiên, ủy ban này cũng không nhất trí khi dự thảo luật sử dụng cụm từ bảo vệ nghiêm ngặt thay cho cụm từ bảo vệ nguyên trạng. Vì, bảo vệ nghiêm ngặt là một yêu cầu không rõ ràng, cụ thể. Điều này dễ dẫn đến tình trạng vận dụng luật tùy tiện.
Theo ủy ban, để yêu cầu khu vực I “phải được bảo vệ nguyên trạng” phù hợp với thực tiễn bảo tồn di tích hơn, chỉ cần làm rõ hơn phạm vi bảo vệ nguyên trạng và bổ sung quy định về việc giải quyết những trường hợp đặc biệt.
Và dự án luật được trình Quốc hội lần này, quy định bảo vệ khu vực I từ nguyên trạng đã trở về… nguyên trạng.
Phần thảo luận chiều nay, nhiều đại biểu thể hiện băn khoăn về việc nhiều di tích xuống cấp trầm trọng nhưng kinh phí bảo tồn còn hạn chế, còn nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích rất đẹp nhưng chưa được xếp hạng. Trong khi đó nhiều di tích đến khi được xếp hạng thì đã bị phá huỷ, xuống cấp hoàn toàn.
Một số ý kiến lo ngại việc tổ chức lễ hội tốn kém, lễ hội nào cũng đều bày biện, quay phim, chụp ảnh rất cầu kỳ và cho rằng luật cũng cần qui định rất chặt chẽ phần lễ hội để tránh lãng phí, các tệ nạn xã hội lợi dụng phát triển.
Bảo tồn và phát huy giá trị các di vật, cổ vật cũng là nội dung nhiều đại biểu quan tâm. Theo đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) hiện nay số cổ vật do tư nhân nắm giữ rất lớn. Nhưng luật mới chỉ khuyến khích đăng ký sở hữu cổ vật.
Theo đại biểu này thì cần phải có những qui định ràng buộc chặt chẽ về việc đăng ký cổ vật. Nhà nước bắt buộc những người có cổ vật phải đăng ký và cấp giấy chứng nhận để tránh trường hợp một số người lợi dụng để lừa lọc người khác kiếm lời”.
Còn theo đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre) thì kinh doanh cổ vật đáng lẽ phải là một thị trường sôi động, nhưng ở nước ta lại không làm được việc này. Nhiều người còn không dám đăng ký sở hữu cổ vật “vì sợ đi tới đi lui một hồi rồi cổ vật đó lại không phải của mình nữa”.