Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Lực bất tòng tâm?
Đại diện Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng nói gì về hoạt động bảo vệ người tiêu dùng thời gian qua?
Gian lận trong kinh doanh xăng dầu, tính cước taxi, giảm trọng lượng sản phẩm... liên tục được phát hiện. Dư luận đang nóng ran chuyện quyền lợi của người tiêu dùng đã và đang bị vi phạm nghiêm trọng.
Vậy, vai trò của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinatas) đang được thể hiện như thế nào?
Thống kê chưa đầy đủ cho thấy trung bình mỗi năm các cấp hội nhận được khoảng 1.000 đơn thư khiếu nại của người tiêu dùng và giải quyết được gần 80%. Theo ông Hồ Tất Thắng, Phó chủ tịch Vinatas, con số này quá ít ỏi so với những vi phạm đang ngày một gia tăng.
Trò chuyện với VnEconomy, ông Thắng cũng thừa nhận hoạt động của Hội chưa đáp ứng được đòi hỏi của hơn 80 triệu người tiêu dùng. “Không phải chúng tôi không muốn mà không có điều kiện để làm tốt hơn. Vinatas đã bàn, đã làm chứ không vô trách nhiệm”, ông nói.
Xin ông nói rõ hơn về trách nhiệm của Vinatas với người tiêu dùng thể hiện qua những việc làm cụ thể?
Tuy chưa có văn bản chính thức nhưng thông qua nhiều phương tiện thông tin đại chúng, chúng tôi đã bày tỏ sự bất bình sâu sắc và nêu một số kiến nghị trước tình trạng người tiêu dùng đang bị “móc túi” nặng nề hiện nay. Như, tăng cường thanh tra kiểm tra, truy thu số tiền gian lận để lập quỹ bảo vệ người tiêu dùng, nâng mức xử phạt các hành vi vi phạm…
Hội chưa làm được nhiều việc, người tiêu dùng vẫn đang bị xâm hại. Tuy nhiên cũng có nguyên nhân quan trọng là người tiêu dùng còn ngại đòi quyền lợi hợp pháp, vì thủ tục còn phiền toái, mất thời gian công sức mà nhiều khi không đạt kết quả.
Phiền toái thế nào, thưa ông?
Khi người tiêu dùng gửi đơn, chúng tôi có trách nhiệm mời nhà cung cấp đến để hòa giải, đền bù thỏa đáng. Nhưng không phải mời là được ngay.
Có đơn vị mời nhiều lần vẫn không đến, luôn viện lý do để trì hoãn, hoặc cử người không có trách nhiệm giải quyết đến, người tiêu dùng phải đi đi lại lại. Đấy là chưa nói đến nhiều đơn thư chúng tôi nhận rồi phải chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Vì hội chúng tôi chỉ là tổ chức xã hội, có phải việc gì cũng giải quyết được đâu.
Nhưng theo quyền hạn thì Vinatas hoàn toàn có thể sử dụng “biện pháp mạnh” như thay mặt cho người tiêu dùng kiện doanh nghiệp ra tòa, hoặc dùng quyền lực của người tiêu dùng tẩy chay không sử dụng sản phẩm hoặc không sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp vi phạm?
Quyền thì như thế, nhưng khởi kiện không đơn giản một chút nào.
Đã 20 năm nay chúng tôi không kiện ai ra tòa. Kiện thì cần bằng chứng mà người tiêu dùng Việt Nam đa số không có thói quen lấy hóa đơn khi mua hàng thì lấy đâu ra bằng chứng.
Hơn nữa, với những vụ việc phức tạp, ngay cả các cơ quan chức năng cũng không đủ khả năng để tính toán thiệt hại do các doanh nghiệp gây ra cho người tiêu dùng thì làm sao có đủ bằng chứng để khởi kiện.
Tiền để nộp án phí thì không có mà chúng tôi không thể thu phí của người tiêu dùng. Nhiều quy định “bó” chân tay lắm.
Còn tẩy chay, như vụ Vedan chẳng hạn. Nếu tẩy chay thì nhà máy phá sản. Cũng có nghĩa là mấy ngàn công nhân Việt Nam mất việc. Thế nên phải tính kỹ lắm.
Nói đi nói lại vẫn là thiếu tiền. 20 năm nay, Vinatas không được cấp một đồng nào từ ngân sách. Chúng tôi làm việc hoàn toàn vì tinh thần nhiệt tình.
Rất xin lỗi ông vì câu hỏi này, không có cơ chế hợp lý, không có tiền để hoạt động, vậy lý do nào để Vinatas tồn tại đã 20 năm?
Câu hỏi khó quá. Tôi không đại diện cho Hội mà chỉ trả lời với danh nghĩa cá nhân.
Nghỉ hưu ở cơ quan nhà nước là tôi sang đây ngay. Tôi rất say sưa với công việc đang làm vì thấy có ích cho cộng đồng. Cá nhân tôi còn có lương hưu, chứ nhiều anh em trẻ chỉ có thu nhập mấy trăm ngàn một tháng nhưng vẫn phải làm việc chứ.
Vậy nên mới nói nếu có điều kiện tốt hơn thì cá nhân tôi và cả tập thể có thể làm được nhiều hơn cho người tiêu dùng.
Liệu có nhiều hy vọng vào “điều kiện tốt hơn” không, thưa ông?
Rất mừng là từ đầu năm nay, với sự ra đời của Nghị định số 55/2008/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ, Hội đã phần nào được “cởi trói”, có cơ hội có kinh phí từ ngân sách để hoạt động.
Hội cũng sẽ không ngồi chờ người tiêu dùng bị xâm hại mới đứng ra làm trung gian mà sẽ chủ động bảo vệ người tiêu dùng, có hình thức khích lệ động viên người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vì quyền lợi người tiêu dùng.
Cuối năm nay Hội sẽ đưa ra danh hiệu văn minh thương mại vì người tiêu dùng để cấp chứng tín kinh doanh cho các doanh nghiệp có trách nhiệm với người tiêu dùng. Tôi khẳng định thời gian tới Vinatas sẽ làm việc tốt hơn.
* Điều 13, Nghị định số 55/2008/NĐ-CP ngày 24/4/2008 của Chính phủ quy định:
Trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có các nghĩa vụ sau:
- Hướng dẫn, giúp đỡ người tiêu dùng khi có yêu cầu của người tiêu dùng;
- Đại diện cho người tiêu dùng tiến hành khiếu nại tới tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; tố cáo tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khởi kiện ra tòa án khi được người tiêu dùng ủy quyền.
Vậy, vai trò của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinatas) đang được thể hiện như thế nào?
Thống kê chưa đầy đủ cho thấy trung bình mỗi năm các cấp hội nhận được khoảng 1.000 đơn thư khiếu nại của người tiêu dùng và giải quyết được gần 80%. Theo ông Hồ Tất Thắng, Phó chủ tịch Vinatas, con số này quá ít ỏi so với những vi phạm đang ngày một gia tăng.
Trò chuyện với VnEconomy, ông Thắng cũng thừa nhận hoạt động của Hội chưa đáp ứng được đòi hỏi của hơn 80 triệu người tiêu dùng. “Không phải chúng tôi không muốn mà không có điều kiện để làm tốt hơn. Vinatas đã bàn, đã làm chứ không vô trách nhiệm”, ông nói.
Xin ông nói rõ hơn về trách nhiệm của Vinatas với người tiêu dùng thể hiện qua những việc làm cụ thể?
Tuy chưa có văn bản chính thức nhưng thông qua nhiều phương tiện thông tin đại chúng, chúng tôi đã bày tỏ sự bất bình sâu sắc và nêu một số kiến nghị trước tình trạng người tiêu dùng đang bị “móc túi” nặng nề hiện nay. Như, tăng cường thanh tra kiểm tra, truy thu số tiền gian lận để lập quỹ bảo vệ người tiêu dùng, nâng mức xử phạt các hành vi vi phạm…
Hội chưa làm được nhiều việc, người tiêu dùng vẫn đang bị xâm hại. Tuy nhiên cũng có nguyên nhân quan trọng là người tiêu dùng còn ngại đòi quyền lợi hợp pháp, vì thủ tục còn phiền toái, mất thời gian công sức mà nhiều khi không đạt kết quả.
Phiền toái thế nào, thưa ông?
Khi người tiêu dùng gửi đơn, chúng tôi có trách nhiệm mời nhà cung cấp đến để hòa giải, đền bù thỏa đáng. Nhưng không phải mời là được ngay.
Có đơn vị mời nhiều lần vẫn không đến, luôn viện lý do để trì hoãn, hoặc cử người không có trách nhiệm giải quyết đến, người tiêu dùng phải đi đi lại lại. Đấy là chưa nói đến nhiều đơn thư chúng tôi nhận rồi phải chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Vì hội chúng tôi chỉ là tổ chức xã hội, có phải việc gì cũng giải quyết được đâu.
Nhưng theo quyền hạn thì Vinatas hoàn toàn có thể sử dụng “biện pháp mạnh” như thay mặt cho người tiêu dùng kiện doanh nghiệp ra tòa, hoặc dùng quyền lực của người tiêu dùng tẩy chay không sử dụng sản phẩm hoặc không sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp vi phạm?
Quyền thì như thế, nhưng khởi kiện không đơn giản một chút nào.
Đã 20 năm nay chúng tôi không kiện ai ra tòa. Kiện thì cần bằng chứng mà người tiêu dùng Việt Nam đa số không có thói quen lấy hóa đơn khi mua hàng thì lấy đâu ra bằng chứng.
Hơn nữa, với những vụ việc phức tạp, ngay cả các cơ quan chức năng cũng không đủ khả năng để tính toán thiệt hại do các doanh nghiệp gây ra cho người tiêu dùng thì làm sao có đủ bằng chứng để khởi kiện.
Tiền để nộp án phí thì không có mà chúng tôi không thể thu phí của người tiêu dùng. Nhiều quy định “bó” chân tay lắm.
Còn tẩy chay, như vụ Vedan chẳng hạn. Nếu tẩy chay thì nhà máy phá sản. Cũng có nghĩa là mấy ngàn công nhân Việt Nam mất việc. Thế nên phải tính kỹ lắm.
Nói đi nói lại vẫn là thiếu tiền. 20 năm nay, Vinatas không được cấp một đồng nào từ ngân sách. Chúng tôi làm việc hoàn toàn vì tinh thần nhiệt tình.
Rất xin lỗi ông vì câu hỏi này, không có cơ chế hợp lý, không có tiền để hoạt động, vậy lý do nào để Vinatas tồn tại đã 20 năm?
Câu hỏi khó quá. Tôi không đại diện cho Hội mà chỉ trả lời với danh nghĩa cá nhân.
Nghỉ hưu ở cơ quan nhà nước là tôi sang đây ngay. Tôi rất say sưa với công việc đang làm vì thấy có ích cho cộng đồng. Cá nhân tôi còn có lương hưu, chứ nhiều anh em trẻ chỉ có thu nhập mấy trăm ngàn một tháng nhưng vẫn phải làm việc chứ.
Vậy nên mới nói nếu có điều kiện tốt hơn thì cá nhân tôi và cả tập thể có thể làm được nhiều hơn cho người tiêu dùng.
Liệu có nhiều hy vọng vào “điều kiện tốt hơn” không, thưa ông?
Rất mừng là từ đầu năm nay, với sự ra đời của Nghị định số 55/2008/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ, Hội đã phần nào được “cởi trói”, có cơ hội có kinh phí từ ngân sách để hoạt động.
Hội cũng sẽ không ngồi chờ người tiêu dùng bị xâm hại mới đứng ra làm trung gian mà sẽ chủ động bảo vệ người tiêu dùng, có hình thức khích lệ động viên người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vì quyền lợi người tiêu dùng.
Cuối năm nay Hội sẽ đưa ra danh hiệu văn minh thương mại vì người tiêu dùng để cấp chứng tín kinh doanh cho các doanh nghiệp có trách nhiệm với người tiêu dùng. Tôi khẳng định thời gian tới Vinatas sẽ làm việc tốt hơn.
* Điều 13, Nghị định số 55/2008/NĐ-CP ngày 24/4/2008 của Chính phủ quy định:
Trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có các nghĩa vụ sau:
- Hướng dẫn, giúp đỡ người tiêu dùng khi có yêu cầu của người tiêu dùng;
- Đại diện cho người tiêu dùng tiến hành khiếu nại tới tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; tố cáo tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khởi kiện ra tòa án khi được người tiêu dùng ủy quyền.