Bất động sản dễ “sốc” vì thiếu vốn
Trước chủ trương thắt chặt hầu bao với các ngành phi sản xuất, thị trường bất động sản năm nay được dự báo sẽ khó khăn hơn năm 2010
Trước chủ trương thắt chặt hầu bao với các ngành phi sản xuất, thị trường bất động sản năm nay được dự báo sẽ khó khăn hơn năm 2010.
Lâu nay, nguồn vốn cho cả đầu vào lẫn đầu ra trên thị trường bất động sản vẫn được cho là dựa quá nhiều vào ngân hàng. Với thông điệp thu hẹp tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất vừa được ngành ngân hàng phát đi, thì việc cả chủ đầu tư lẫn khách hàng trong lĩnh vực địa ốc sẽ phải đối mặt với khó khăn là một điều hiển hiện trong phần lớn các nhận định về diễn biến thị trường năm nay.
Cả giới đầu tư lẫn cơ quan quản lý khi đánh giá thị trường bất động sản năm 2010 đều có chung một quan điểm “thị trường khó khăn, giao dịch trầm lắng”. Chính vì vậy, mọi nỗ lực và dự tính đều được dồn vào năm 2011 với kỳ vọng thị trường năm nay sẽ dần khởi sắc, giúp các chủ đầu tư phần nào “gỡ gạc” để bù lại cho một năm làm ăn thất bát.
Tuy nhiên, ngay từ đầu tháng 2, sau những biến động của nền kinh tế, đặc biệt là tình hình lạm phát có xu hướng tiếp tục tăng cao, một số doanh nghiệp bất động sản đã bắt đầu mường tượng ra kịch bản của chính sách lẫn diễn biến trên thị trường đối với lĩnh vực địa ốc.
Một lãnh đạo của Công ty Địa ốc Đất Lành chia sẻ với VnEconomy, một trong những yếu tố khiến thị trường bất động sản trong năm 2010 đóng băng là do lãi suất vay vốn cao. Nay, với chủ trương kiềm chế lạm phát, thu hẹp tín dụng bất động sản thì việc “nhờ cậy” ngân hàng xem ra lại càng khó khăn hơn bội phần, thậm chí nếu không có quan hệ tốt thì việc huy động vốn từ ngân hàng là điều không thể.
Theo ông, có thể nói đây như là việc đòn “chí tử” tiếp theo cho doanh nghiệp bất động sản cũng như toàn thị trường sau Nghị định 69.
“Tôi biết nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện rất khó khăn, có rất nhiều dự án đang “trùm mền”, khởi công cầm chừng do không có đầu ra. Bên cạnh đó, thị trường đang cạnh tranh rất quyết liệt do nguồn cung rất lớn”, lãnh đạo Đất Lành nói.
Trong khi đó, theo ông Trần Minh Hoàng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Vinaland, với lãi suất cho vay đang ở mức cao, cộng với chủ trương thắt chắt tín dụng, thị trường bất động sản sẽ càng khó khăn hơn.
“Nếu sắp tới, lãi suất tiếp tục tăng cao, chủ trương thu hẹp tín dụng bất động sản được các ngân hàng triển khai thì các dự án của chúng tôi phải dừng lại ở công tác chuẩn bị chứ không thể triển khai trong điều kiện lãi suất vay vốn cao. Còn với khách hàng, chắc chắn họ cũng gặp khó khăn rất nhiều nếu như họ phải vay mượn nhiều để mua bán bất động sản”, ông Hoàng nói.
Chia sẻ của một số doanh nghiệp bất động sản cho thấy, do khó khăn trong vay vốn nên chắc chắn nhiều doanh nghiệp sẽ phải chậm tiến độ dự án, vi phạm hợp đồng với khách hàng, hoặc sẽ có nhiều doanh nghiệp phải "bán tống bán tháo" dự án của mình vì không có đủ vốn để triển khai tiếp. Kinh doanh cần nhất là vốn, giờ vốn bị thu hẹp, không huy động được thì cũng không khác gì người đi câu mà không có lưỡi câu.
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn đang có dấu hiệu suy giảm mạnh, đặc biệt là ở khu vực phía Nam. Hơn nữa, xưa nay, bất động sản luôn được cho là “ăn theo” hạ tầng, cứ nơi nào mở đường, làm đường, làm cầu nhiều thì giá bất động sản càng tăng mạnh. Tuy nhiên, với chủ trương thắt chặt đầu tư các dự án, trong đó có nhiều dự án hạ tầng của Chính phủ trong năm nay, thì chắc chắn nhiều dự án đã và đang triển khai cũng phải dừng lại. Động thái này sẽ tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản trong năm nay.
“Tôi được biết, hiện nay phần lớn các doanh nghiệp dù to, dù nhỏ ở Việt Nam đều dính dáng đến các dự án bất động sản. Đối với các doanh nghiệp đang vay vốn ngân hàng để đầu tư bất động sản thì nên đẩy bớt đi, đừng hy vọng sẽ thu hồi được vốn trong vòng một hai năm tới”, ông Nghĩa khuyến nghị.
Lâu nay, nguồn vốn cho cả đầu vào lẫn đầu ra trên thị trường bất động sản vẫn được cho là dựa quá nhiều vào ngân hàng. Với thông điệp thu hẹp tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất vừa được ngành ngân hàng phát đi, thì việc cả chủ đầu tư lẫn khách hàng trong lĩnh vực địa ốc sẽ phải đối mặt với khó khăn là một điều hiển hiện trong phần lớn các nhận định về diễn biến thị trường năm nay.
Cả giới đầu tư lẫn cơ quan quản lý khi đánh giá thị trường bất động sản năm 2010 đều có chung một quan điểm “thị trường khó khăn, giao dịch trầm lắng”. Chính vì vậy, mọi nỗ lực và dự tính đều được dồn vào năm 2011 với kỳ vọng thị trường năm nay sẽ dần khởi sắc, giúp các chủ đầu tư phần nào “gỡ gạc” để bù lại cho một năm làm ăn thất bát.
Tuy nhiên, ngay từ đầu tháng 2, sau những biến động của nền kinh tế, đặc biệt là tình hình lạm phát có xu hướng tiếp tục tăng cao, một số doanh nghiệp bất động sản đã bắt đầu mường tượng ra kịch bản của chính sách lẫn diễn biến trên thị trường đối với lĩnh vực địa ốc.
Một lãnh đạo của Công ty Địa ốc Đất Lành chia sẻ với VnEconomy, một trong những yếu tố khiến thị trường bất động sản trong năm 2010 đóng băng là do lãi suất vay vốn cao. Nay, với chủ trương kiềm chế lạm phát, thu hẹp tín dụng bất động sản thì việc “nhờ cậy” ngân hàng xem ra lại càng khó khăn hơn bội phần, thậm chí nếu không có quan hệ tốt thì việc huy động vốn từ ngân hàng là điều không thể.
Theo ông, có thể nói đây như là việc đòn “chí tử” tiếp theo cho doanh nghiệp bất động sản cũng như toàn thị trường sau Nghị định 69.
“Tôi biết nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện rất khó khăn, có rất nhiều dự án đang “trùm mền”, khởi công cầm chừng do không có đầu ra. Bên cạnh đó, thị trường đang cạnh tranh rất quyết liệt do nguồn cung rất lớn”, lãnh đạo Đất Lành nói.
Trong khi đó, theo ông Trần Minh Hoàng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Vinaland, với lãi suất cho vay đang ở mức cao, cộng với chủ trương thắt chắt tín dụng, thị trường bất động sản sẽ càng khó khăn hơn.
“Nếu sắp tới, lãi suất tiếp tục tăng cao, chủ trương thu hẹp tín dụng bất động sản được các ngân hàng triển khai thì các dự án của chúng tôi phải dừng lại ở công tác chuẩn bị chứ không thể triển khai trong điều kiện lãi suất vay vốn cao. Còn với khách hàng, chắc chắn họ cũng gặp khó khăn rất nhiều nếu như họ phải vay mượn nhiều để mua bán bất động sản”, ông Hoàng nói.
Chia sẻ của một số doanh nghiệp bất động sản cho thấy, do khó khăn trong vay vốn nên chắc chắn nhiều doanh nghiệp sẽ phải chậm tiến độ dự án, vi phạm hợp đồng với khách hàng, hoặc sẽ có nhiều doanh nghiệp phải "bán tống bán tháo" dự án của mình vì không có đủ vốn để triển khai tiếp. Kinh doanh cần nhất là vốn, giờ vốn bị thu hẹp, không huy động được thì cũng không khác gì người đi câu mà không có lưỡi câu.
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn đang có dấu hiệu suy giảm mạnh, đặc biệt là ở khu vực phía Nam. Hơn nữa, xưa nay, bất động sản luôn được cho là “ăn theo” hạ tầng, cứ nơi nào mở đường, làm đường, làm cầu nhiều thì giá bất động sản càng tăng mạnh. Tuy nhiên, với chủ trương thắt chặt đầu tư các dự án, trong đó có nhiều dự án hạ tầng của Chính phủ trong năm nay, thì chắc chắn nhiều dự án đã và đang triển khai cũng phải dừng lại. Động thái này sẽ tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản trong năm nay.
“Tôi được biết, hiện nay phần lớn các doanh nghiệp dù to, dù nhỏ ở Việt Nam đều dính dáng đến các dự án bất động sản. Đối với các doanh nghiệp đang vay vốn ngân hàng để đầu tư bất động sản thì nên đẩy bớt đi, đừng hy vọng sẽ thu hồi được vốn trong vòng một hai năm tới”, ông Nghĩa khuyến nghị.