Bảy nguyên nhân khiến thị trường tiền tệ hạ nhiệt
Khái quát một số nguyên nhân dẫn đến sự hạ nhiệt trên thị trường tiền tệ thời gian qua
Thị trường tiền tệ ở nước ta thời gian gần đây có xu hướng hạ nhiệt, biểu hiện trên hai góc độ sau: các ngân hàng thương mại không chạy đua cạnh tranh thường xuyên điều chỉnh tăng lãi suất huy động vốn, một số ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động vốn VND và giảm nhẹ lãi suất cho vay nội tệ.
Trong khoảng thời gian từ ngày 19/5/2008 đến đầu tháng 7/2008 các ngân hàng thương mại thường xuyên điều chỉnh lãi suất huy động vốn nội tệ và ngoại tệ. Cá biệt, có ngân hàng thương mại cổ phần điều chỉnh lãi suất huy động VND lên cao nhất tới 20%/năm, song mức lãi suất này chỉ tồn tại trong 1-2 ngày sau đó phải chủ động điều chỉnh xuống.
Một số ngân hàng thương mại khác cũng điều chỉnh lãi suất huy động VND lên 19,5%/năm đến 19,8%/năm, nhưng cũng chỉ duy trì được thời gian rất ngắn. Nhìn chung đến nay, hầu như không có ngân hàng thương mại đưa ra mức lãi suất huy động VND trên 19,0%/năm, mà phổ biến ở mức 17,5% - 18,0%/năm.
Tại thời điểm này chỉ có một số ít ngân hàng thương mại cổ phần có lãi suất huy động vốn nội tệ cao: Ngân hàng Thương mại Cổ phần nhà Tp.HCM đang có lãi suất huy động cao nhất tới 18,7%/năm; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí toàn cầu: 18,8%/năm; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long có mức lãi suất 19, 0%/năm và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Gia Định có lãi suất 18,9%/năm…
Trong khi đó, một số ngân hàng thương mại có xu hướng tiếp tục điều chỉnh giảm nhẹ 0,20% - 0,50%/năm mức lãi suất huy động VND. Có thể khái quát một số nguyên nhân hạ nhiệt thị trường tiền tệ.
Một là, Ngân hàng Nhà nước tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, như nghiêm cấm việc thu thêm phí ngoài lãi suất cho vay dưới bất cứ hình thức nào, yêu cầu các ngân hàng thương mại có mức lãi suất huy động vốn VND trên 17,5%/năm thì phải báo cáo,... đồng thời tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định có liên quan.
Hai là, bản thân nhiều ngân hàng thương mại cũng nhận thức được rằng, việc cạnh tranh tăng lãi suất huy động vốn thời gian qua đem lại rất ít hiệu quả về việc tăng trưởng quy mô thu hút tiền gửi, nhưng lại làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của bản thân ngân hàng thương mại.
Bởi vì với lãi suất cơ bản là 14%/năm và lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại tối đa không được vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản, tức không được vượt quá 21%/năm.
Do đó với lãi suất huy động vốn VND trên 17, 5%/năm cho các kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống, trừ đi tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 11%, trừ đi tiền gửi bảo đảm thanh toán và tiền mặt tồn quỹ... thì chênh lệch giữa lãi suất cho vay và chi phí huy động vốn đầu vào mà ngân hàng thương mại thu được không còn bao nhiêu.
Ba là, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, một ngân hàng thương mại Nhà nước có quy mô lớn, mạng lưới rộng, uy tín và thương hiệu được đông đảo khách hàng tin tưởng, mới đây đã tuyên bố giảm nhẹ lãi suất cho vay từ 0,20%/năm đến 2,0%/năm. Quyết định đó của ngân hàng này phát đi một tín hiệu về mặt tâm lý đối với các ngân hàng thương mại khác cân nhắc khi điều chỉnh tăng lãi suất huy động vốn của mình.
Bốn là, chỉ số tăng giá trên thị trường xã hội - CPI có xu hướng giảm, nhập siêu giảm mạnh, diễn biến kinh tế vĩ mô có chiều hướng tích cực, các biện pháp kiềm chế lạm phát đang bắt đầu phát huy hiệu quả. Tình hình này tác động tới tâm lý của cả các ngân hàng thương mại trong cạnh tranh huy động vốn và cả tâm lý người gửi tiền theo chiều hướng tích cực.
Năm là, thị trường ngoại tệ hạ nhiệt. Giá USD trên thị trường tự do đã giảm mạnh, nên góp phần ngăn chặn tình trạng sử dụng vốn nội tệ hay rút tiết kiệm sang mua USD để cất trữ hay gửi tiết kiệm ngoại tệ tại ngân hàng thương mại, làm cho nhu cầu vốn nội tệ bớt căng thẳng.
Sáu là, tin đồn và diễn biến tâm lý về tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là tin đồn thiếu cơ sở và thiếu thực tế về thanh khoản của một số ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ, ngân hàng thương mại cổ phần mới chuyển từ nông thôn lên đô thị,... đã bị loại bỏ.
Bảy là, tính thanh khoản của nền kinh tế chuyển biến tích cực, đặc biệt là tính thanh khoản của TTCK đã được cải thiện rõ rệt. Tình hình đó tác động đến cả tâm lý của thị trường tiền tệ và tác động đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại.
Những diễn biến nói trên là đáng mừng, tuy nhiên hiện nay lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại vẫn còn cao. Trong khi lãi suất USD của FED không thay đổi, vẫn giữ ở mức 2,0%/năm từ cuối tháng 4/2008 đến nay, lãi suất USD trên thị trường quốc tế cũng ở mức thấp, lãi suất Libor và lãi suất Sibor cũng không tăng, nhưng lãi suất huy động vốn USD và cho vay USD của các ngân hàng thương mại Việt Nam đang ở mức rất cao (cao nhất lên tới 7,0% - 7,5%/năm), lãi suất cho vay lên tới 10%/năm và cao hơn.
Tình hình đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các dự án quan trọng phải sử dụng vốn USD cho nhập khẩu máy móc thiết bị. Vì vậy, trong điều hành chính sách vĩ mô nên có biện pháp giải quyết vấn đề đáng quan tâm nói trên.
Trong khoảng thời gian từ ngày 19/5/2008 đến đầu tháng 7/2008 các ngân hàng thương mại thường xuyên điều chỉnh lãi suất huy động vốn nội tệ và ngoại tệ. Cá biệt, có ngân hàng thương mại cổ phần điều chỉnh lãi suất huy động VND lên cao nhất tới 20%/năm, song mức lãi suất này chỉ tồn tại trong 1-2 ngày sau đó phải chủ động điều chỉnh xuống.
Một số ngân hàng thương mại khác cũng điều chỉnh lãi suất huy động VND lên 19,5%/năm đến 19,8%/năm, nhưng cũng chỉ duy trì được thời gian rất ngắn. Nhìn chung đến nay, hầu như không có ngân hàng thương mại đưa ra mức lãi suất huy động VND trên 19,0%/năm, mà phổ biến ở mức 17,5% - 18,0%/năm.
Tại thời điểm này chỉ có một số ít ngân hàng thương mại cổ phần có lãi suất huy động vốn nội tệ cao: Ngân hàng Thương mại Cổ phần nhà Tp.HCM đang có lãi suất huy động cao nhất tới 18,7%/năm; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí toàn cầu: 18,8%/năm; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long có mức lãi suất 19, 0%/năm và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Gia Định có lãi suất 18,9%/năm…
Trong khi đó, một số ngân hàng thương mại có xu hướng tiếp tục điều chỉnh giảm nhẹ 0,20% - 0,50%/năm mức lãi suất huy động VND. Có thể khái quát một số nguyên nhân hạ nhiệt thị trường tiền tệ.
Một là, Ngân hàng Nhà nước tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, như nghiêm cấm việc thu thêm phí ngoài lãi suất cho vay dưới bất cứ hình thức nào, yêu cầu các ngân hàng thương mại có mức lãi suất huy động vốn VND trên 17,5%/năm thì phải báo cáo,... đồng thời tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định có liên quan.
Hai là, bản thân nhiều ngân hàng thương mại cũng nhận thức được rằng, việc cạnh tranh tăng lãi suất huy động vốn thời gian qua đem lại rất ít hiệu quả về việc tăng trưởng quy mô thu hút tiền gửi, nhưng lại làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của bản thân ngân hàng thương mại.
Bởi vì với lãi suất cơ bản là 14%/năm và lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại tối đa không được vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản, tức không được vượt quá 21%/năm.
Do đó với lãi suất huy động vốn VND trên 17, 5%/năm cho các kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống, trừ đi tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 11%, trừ đi tiền gửi bảo đảm thanh toán và tiền mặt tồn quỹ... thì chênh lệch giữa lãi suất cho vay và chi phí huy động vốn đầu vào mà ngân hàng thương mại thu được không còn bao nhiêu.
Ba là, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, một ngân hàng thương mại Nhà nước có quy mô lớn, mạng lưới rộng, uy tín và thương hiệu được đông đảo khách hàng tin tưởng, mới đây đã tuyên bố giảm nhẹ lãi suất cho vay từ 0,20%/năm đến 2,0%/năm. Quyết định đó của ngân hàng này phát đi một tín hiệu về mặt tâm lý đối với các ngân hàng thương mại khác cân nhắc khi điều chỉnh tăng lãi suất huy động vốn của mình.
Bốn là, chỉ số tăng giá trên thị trường xã hội - CPI có xu hướng giảm, nhập siêu giảm mạnh, diễn biến kinh tế vĩ mô có chiều hướng tích cực, các biện pháp kiềm chế lạm phát đang bắt đầu phát huy hiệu quả. Tình hình này tác động tới tâm lý của cả các ngân hàng thương mại trong cạnh tranh huy động vốn và cả tâm lý người gửi tiền theo chiều hướng tích cực.
Năm là, thị trường ngoại tệ hạ nhiệt. Giá USD trên thị trường tự do đã giảm mạnh, nên góp phần ngăn chặn tình trạng sử dụng vốn nội tệ hay rút tiết kiệm sang mua USD để cất trữ hay gửi tiết kiệm ngoại tệ tại ngân hàng thương mại, làm cho nhu cầu vốn nội tệ bớt căng thẳng.
Sáu là, tin đồn và diễn biến tâm lý về tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là tin đồn thiếu cơ sở và thiếu thực tế về thanh khoản của một số ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ, ngân hàng thương mại cổ phần mới chuyển từ nông thôn lên đô thị,... đã bị loại bỏ.
Bảy là, tính thanh khoản của nền kinh tế chuyển biến tích cực, đặc biệt là tính thanh khoản của TTCK đã được cải thiện rõ rệt. Tình hình đó tác động đến cả tâm lý của thị trường tiền tệ và tác động đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại.
Những diễn biến nói trên là đáng mừng, tuy nhiên hiện nay lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại vẫn còn cao. Trong khi lãi suất USD của FED không thay đổi, vẫn giữ ở mức 2,0%/năm từ cuối tháng 4/2008 đến nay, lãi suất USD trên thị trường quốc tế cũng ở mức thấp, lãi suất Libor và lãi suất Sibor cũng không tăng, nhưng lãi suất huy động vốn USD và cho vay USD của các ngân hàng thương mại Việt Nam đang ở mức rất cao (cao nhất lên tới 7,0% - 7,5%/năm), lãi suất cho vay lên tới 10%/năm và cao hơn.
Tình hình đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các dự án quan trọng phải sử dụng vốn USD cho nhập khẩu máy móc thiết bị. Vì vậy, trong điều hành chính sách vĩ mô nên có biện pháp giải quyết vấn đề đáng quan tâm nói trên.