BestViet: Để trở thành nhà tuyển dụng hàng đầu
Một thương hiệu tuyển dụng mạnh giúp bồi đắp bền vững thương hiệu chung của doanh nghiệp, và giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài
Không phải ngẫu nhiên mà trên thế giới hiện nay đang có tới hàng trăm bảng xếp hạng về nơi làm việc tốt nhất và nhà tuyển dụng hàng đầu. Một thương hiệu tuyển dụng mạnh giúp bồi đắp bền vững thương hiệu chung của doanh nghiệp, và giúp doanh nghiệp trở thành khối nam châm thu hút nhân tài.
Tại Việt Nam, Chương trình xếp hạngquốc gia về việc làm (BestViet), thực hiện dưới sự bảo trợ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tạp chí Lao động xã hội, nhằm hỗ trợ và động viên các doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc xứng đáng và công bằng cho người lao động, vừa đưa ra kết quả ban đầu của báo cáo nghiên cứu “Nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam: hiện trạng và sức ép thay đổi”.
Những kết quả tiếp theo của BestViet, bao gồm BestViet50 – Top50 nhà tuyển dụng hàng đầu, dự kiến sẽ được công bố chính thức vào ngày 21/12/2013. Vậy những cách thức nào để doanh nghiệp có thể trở thành “nhà tuyển dụng hàng đầu” và “nơi làm việc tốt nhất”…
Hiểu rõ người lao động tại doanh nghiệp
Các công ty thường quá bận rộn với công việc kinh doanh nên sẽ chẳng có ai rảnh rang mà đi lòng vòng hỏi xem nhân viên cảm nhận thế nào về công việc và những dự án hiện tại, hay hỏi xem họ muốn làm gì mới hơn có lợi cho doanh nghiệp không.
Tuy nhiên, bước đầu tiên để bắt tay vào xây dựng hoặc điều chỉnh lại thương hiệu tuyển dụng là cần hiểu rõ hơn về người lao động tại doanh nghiệp. Một cách thức hữu hiệu là cần thực hiện các điều tra thường niên về mức độ hài lòng của người lao động và ý kiến của người lao động về môi trường làm việc.
Không nên tin tưởng hoàn toàn vào các báo cáo điều tra được tiến hành trong nội bộ doanh nghiệp. Để thực sự thu được những thông tin phản hồi chính xác và hữu ích, nên thuê một công ty tư vấn bên ngoài tiến hành phỏng vấn từng nhân viên riêng biệt.
Nguyên nhân đơn giản là “các nhân viên sẽ dễ dàng bộc bạch suy nghĩ thật của họ khi mọi thông tin về danh tính được bảo đảm giữ kín”. Một công cụ miễn phí có thể được sử dụng đó là cổng thông tin đánh giá về nơi làm việc www.jobreview.vn, nơi cho phép người lao động đánh giá ẩn danh về nơi làm việc.
Tạo ra ý nghĩa cho công việc
Các giá trị có thể khiến doanh nghiệp thất bại trở thành doanh nghiệp dẫn đầu và các doanh nghiệp tốt trử thành doanh nghiệp vĩ đại. Chẳng hạn, Nokia nổi tiếng với khẩu hiệu “Kết nối mọi người” nên công ty luôn mong muốn các ứng viên tiềm năng trở thành một phần của “tổ chức toàn cầu với một văn hóa cởi mở và năng động”. Nokia cố gắng thu hút những cá nhân có một tập hợp kỹ năng và phong cách làm việc năng động phù hợp với những giá trị của công ty.
Điển hình của thương hiệu “Nhà tuyển dụng tốt nhất” là Google. Người ta rất ngưỡng mộ những người đang làm việc cho công ty có thương hiệu mạnh như Google. Đồng thời, Google cũng không ngừng nỗ lực để duy trì hình ảnh là nhà tuyển dụng tốt nhất trong tâm trí người lao động.
Thưởng phạt công minh chính là cách thức tốt để ghi nhận thành tích của nhân viên. Công ty gà rán KFC đã gây ngạc nhiên khi đạt danh hiệu Nhà tuyển dụng hàng đầu của Vương quốc Anh. Ngành đồ ăn nhanh vỗn dĩ ít có danh tiếng về tuyển dụng và việc làm, tuy nhiên KFC đã thành công trong tạo dựng môi trường để mỗi cá nhân trong công ty tỏa sáng.
KFC đã yêu cầu các cấp quản lý đều phải sáng tạo các “chứng chỉ ưu tú” độc đáo dành cho nhân viên dưới quyền ... để đưa ra một thông điệp chung: “Mọi doanh nghiệp đều phải cảm ơn nhân viên, nhưng họ phải cám ơn nhân viên theo một cách thức mà người nhân viên thấy có ý nghĩa”.
Tăng động lực làm việc cho người lao động
Khi giao cho nhân viên việc gì đó, lãnh đạo hãy chỉ đóng vai trò là quan sát viên và chỉ nên hỗ trợ hoặc cung cấp những tài nguyên khi cần thiết. Đừng có lúc nào cũng kè kè bên nhân viên, chỉ bảo từng ly từng tý. Làm thế nhân viên sẽ có cảm giác rằng họ không được tin tưởng và tài năng của họ sẽ không được phát huy tối đa.
Có một số cách tạo động lực chính như sau:
- Việc trao quyền, phân định, kiểm soát rạch ròi trong công việc tạo ra động lực cho người lao động. Bao gồm nhiều yếu tố như: khả năng ảnh hưởng tới những quyết định; thiết lập mục tiêu và đo lường; rõ ràng trách nhiệm phải hoàn thành; hoặc ít nhất là xác định được nhiệm vụ; công việc mang tới sự đóng góp cho cả họ và tổ chức; nhiệm vụ phải thực hiện; và thành quả được thừa nhận.
- Để đám đông tự tạo ra động lực làm việc. Bao gồm nhiều vấn đề như: việc thông tin và truyền đạt kịp thời đúng lúc; Hiểu được hệ thống quản lý và ra quyết định; Đội nhóm và cơ hội tham gia những cuộc họp; những tài liệu được công bố và sắp xếp quy trình xử lý và hoàn thành công việc.
- Cơ hội để phát triển và thăng tiến là động lực làm việc: bao gồm giáo dục và những khóa huấn luyện; hướng phát triển nghề nghiệp; đội nhóm tham gia trong công việc; kế hoạch, quy trình để đạt được mục tiêu công việc, đào tạo liên bộ phận; và cơ hội để có thể đạt được thành công tại nơi làm việc.
- Lãnh đạo là một trong những mấu chốt trong việc tạo động lực: mọi người hoàn toàn mong đợi được cung cấp viễn cảnh về kết quả mà họ sẽ nhận được từ mục tiêu được thiết lập và phản hồi, xây dựng một cấu trúc hoặc khuôn mẫu công việc thích hợp cho tất cả mọi người trong tổ chức.
Chương trình BestViet:
Xếp hạng Quốc gia về Việc làm BestViet là chương trình đánh giá, khảo sát, xếp hạng quốc gia về môi trường làm việc và sự hài lòng của người lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam, được thực hiện và công bố thường niên dưới sự bảo trợ của Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội Việt Nam, Tạp chí Lao động – Xã hội, cùng sự tham gia tư vấn của các chuyên gia giầu kinh nghiệm làm việc với Tổ chức Lao động thế giới (ILO) và các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành uy tín trong và ngoài nước.
Ý nghĩa khi được xếp hạng và tham gia Chương trình Quốc gia về việc làm BestViet: Được xếp hạng quốc gia BestViet chứng tỏ doanh nghiệp đã có những nỗ lực và thành tựu ở mức cao nhất về triển vọng phát triển kinh doanh, chính sách nhân lực và đảm bảo quyền lợi cho người lao động, qua đó mang lại những lợi ích hữu hình cho doanh nghiệp.
Được xếp hạng trong BestViet – trợ giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài và người lao động chất lượng cao tham gia tuyển dụng và làm việc lâu dài tại doanh nghiệp.
(Nguồn: BestViet)
Tại Việt Nam, Chương trình xếp hạngquốc gia về việc làm (BestViet), thực hiện dưới sự bảo trợ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tạp chí Lao động xã hội, nhằm hỗ trợ và động viên các doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc xứng đáng và công bằng cho người lao động, vừa đưa ra kết quả ban đầu của báo cáo nghiên cứu “Nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam: hiện trạng và sức ép thay đổi”.
Những kết quả tiếp theo của BestViet, bao gồm BestViet50 – Top50 nhà tuyển dụng hàng đầu, dự kiến sẽ được công bố chính thức vào ngày 21/12/2013. Vậy những cách thức nào để doanh nghiệp có thể trở thành “nhà tuyển dụng hàng đầu” và “nơi làm việc tốt nhất”…
Hiểu rõ người lao động tại doanh nghiệp
Các công ty thường quá bận rộn với công việc kinh doanh nên sẽ chẳng có ai rảnh rang mà đi lòng vòng hỏi xem nhân viên cảm nhận thế nào về công việc và những dự án hiện tại, hay hỏi xem họ muốn làm gì mới hơn có lợi cho doanh nghiệp không.
Tuy nhiên, bước đầu tiên để bắt tay vào xây dựng hoặc điều chỉnh lại thương hiệu tuyển dụng là cần hiểu rõ hơn về người lao động tại doanh nghiệp. Một cách thức hữu hiệu là cần thực hiện các điều tra thường niên về mức độ hài lòng của người lao động và ý kiến của người lao động về môi trường làm việc.
Không nên tin tưởng hoàn toàn vào các báo cáo điều tra được tiến hành trong nội bộ doanh nghiệp. Để thực sự thu được những thông tin phản hồi chính xác và hữu ích, nên thuê một công ty tư vấn bên ngoài tiến hành phỏng vấn từng nhân viên riêng biệt.
Nguyên nhân đơn giản là “các nhân viên sẽ dễ dàng bộc bạch suy nghĩ thật của họ khi mọi thông tin về danh tính được bảo đảm giữ kín”. Một công cụ miễn phí có thể được sử dụng đó là cổng thông tin đánh giá về nơi làm việc www.jobreview.vn, nơi cho phép người lao động đánh giá ẩn danh về nơi làm việc.
Tạo ra ý nghĩa cho công việc
Các giá trị có thể khiến doanh nghiệp thất bại trở thành doanh nghiệp dẫn đầu và các doanh nghiệp tốt trử thành doanh nghiệp vĩ đại. Chẳng hạn, Nokia nổi tiếng với khẩu hiệu “Kết nối mọi người” nên công ty luôn mong muốn các ứng viên tiềm năng trở thành một phần của “tổ chức toàn cầu với một văn hóa cởi mở và năng động”. Nokia cố gắng thu hút những cá nhân có một tập hợp kỹ năng và phong cách làm việc năng động phù hợp với những giá trị của công ty.
Điển hình của thương hiệu “Nhà tuyển dụng tốt nhất” là Google. Người ta rất ngưỡng mộ những người đang làm việc cho công ty có thương hiệu mạnh như Google. Đồng thời, Google cũng không ngừng nỗ lực để duy trì hình ảnh là nhà tuyển dụng tốt nhất trong tâm trí người lao động.
Thưởng phạt công minh chính là cách thức tốt để ghi nhận thành tích của nhân viên. Công ty gà rán KFC đã gây ngạc nhiên khi đạt danh hiệu Nhà tuyển dụng hàng đầu của Vương quốc Anh. Ngành đồ ăn nhanh vỗn dĩ ít có danh tiếng về tuyển dụng và việc làm, tuy nhiên KFC đã thành công trong tạo dựng môi trường để mỗi cá nhân trong công ty tỏa sáng.
KFC đã yêu cầu các cấp quản lý đều phải sáng tạo các “chứng chỉ ưu tú” độc đáo dành cho nhân viên dưới quyền ... để đưa ra một thông điệp chung: “Mọi doanh nghiệp đều phải cảm ơn nhân viên, nhưng họ phải cám ơn nhân viên theo một cách thức mà người nhân viên thấy có ý nghĩa”.
Tăng động lực làm việc cho người lao động
Khi giao cho nhân viên việc gì đó, lãnh đạo hãy chỉ đóng vai trò là quan sát viên và chỉ nên hỗ trợ hoặc cung cấp những tài nguyên khi cần thiết. Đừng có lúc nào cũng kè kè bên nhân viên, chỉ bảo từng ly từng tý. Làm thế nhân viên sẽ có cảm giác rằng họ không được tin tưởng và tài năng của họ sẽ không được phát huy tối đa.
Có một số cách tạo động lực chính như sau:
- Việc trao quyền, phân định, kiểm soát rạch ròi trong công việc tạo ra động lực cho người lao động. Bao gồm nhiều yếu tố như: khả năng ảnh hưởng tới những quyết định; thiết lập mục tiêu và đo lường; rõ ràng trách nhiệm phải hoàn thành; hoặc ít nhất là xác định được nhiệm vụ; công việc mang tới sự đóng góp cho cả họ và tổ chức; nhiệm vụ phải thực hiện; và thành quả được thừa nhận.
- Để đám đông tự tạo ra động lực làm việc. Bao gồm nhiều vấn đề như: việc thông tin và truyền đạt kịp thời đúng lúc; Hiểu được hệ thống quản lý và ra quyết định; Đội nhóm và cơ hội tham gia những cuộc họp; những tài liệu được công bố và sắp xếp quy trình xử lý và hoàn thành công việc.
- Cơ hội để phát triển và thăng tiến là động lực làm việc: bao gồm giáo dục và những khóa huấn luyện; hướng phát triển nghề nghiệp; đội nhóm tham gia trong công việc; kế hoạch, quy trình để đạt được mục tiêu công việc, đào tạo liên bộ phận; và cơ hội để có thể đạt được thành công tại nơi làm việc.
- Lãnh đạo là một trong những mấu chốt trong việc tạo động lực: mọi người hoàn toàn mong đợi được cung cấp viễn cảnh về kết quả mà họ sẽ nhận được từ mục tiêu được thiết lập và phản hồi, xây dựng một cấu trúc hoặc khuôn mẫu công việc thích hợp cho tất cả mọi người trong tổ chức.
Chương trình BestViet:
Xếp hạng Quốc gia về Việc làm BestViet là chương trình đánh giá, khảo sát, xếp hạng quốc gia về môi trường làm việc và sự hài lòng của người lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam, được thực hiện và công bố thường niên dưới sự bảo trợ của Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội Việt Nam, Tạp chí Lao động – Xã hội, cùng sự tham gia tư vấn của các chuyên gia giầu kinh nghiệm làm việc với Tổ chức Lao động thế giới (ILO) và các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành uy tín trong và ngoài nước.
Ý nghĩa khi được xếp hạng và tham gia Chương trình Quốc gia về việc làm BestViet: Được xếp hạng quốc gia BestViet chứng tỏ doanh nghiệp đã có những nỗ lực và thành tựu ở mức cao nhất về triển vọng phát triển kinh doanh, chính sách nhân lực và đảm bảo quyền lợi cho người lao động, qua đó mang lại những lợi ích hữu hình cho doanh nghiệp.
Được xếp hạng trong BestViet – trợ giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài và người lao động chất lượng cao tham gia tuyển dụng và làm việc lâu dài tại doanh nghiệp.
(Nguồn: BestViet)