Bị can có quyền “không buộc phải nhận mình có tội”
Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua sáng 27/11
Người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền “trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình, hoặc buộc phải nhận mình có tội”.
Quy định này - được cho là làm rõ hơn quyền khai báo, trình bày ý kiến của người bị buộc tội nói trên - đã được thể hiện tại Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua sáng 27/11.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, một số ý kiến đề nghị giữ như quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành là người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền “trình bày lời khai, trình bày ý kiến”.
Nhưng đa số đại biểu đồng ý quy định rõ hơn như trên, cũng là nội dung đã được quy định tại công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam tham gia năm 1982.
Nhiều ý kiến khác của đại biểu cũng được tiếp thu trong đó có việc mở rộng các trường hợp chỉ định người bào chữa đối với “bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật Hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, dự thảo luật trình Quốc hội thông qua cũng đã được chỉnh sửa theo hướng bỏ việc “cấp giấy đăng ký người bào chữa”, và thay bằng quy định về thủ tục “đăng ký bào chữa”
Với quy định bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can, do còn có ý kiến khác nhau Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lấy phiếu xin ý kiến các vị đại biểu.
Kết quả 45,95% ý kiến trên tổng số đại biểu tán thành với phạm vi bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung.
34% ý kiến đại biểu đề nghị chỉ bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can trong trường hợp bị can về tội đặc biệt nghiêm trọng, bị can kêu oan, không nhận tội hoặc đối với vụ án phức tạp mà dư luận quan tâm.
Tiếp thu đa số ý kiến đại biểu, dự thảo luật quy định: “Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở ở quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh”.
Việc hỏi cung bị can tại các địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can, của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Để đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ cán bộ thì cần có lộ trình thực hiện việc ghi âm, ghi hình, Quốc hội giao cho Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết trình tự, thủ tục việc thực hiện, sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm, ghi hình việc hỏi cung trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
Nghị quyết của Quốc hội cũng giao Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể nơi có điều kiện để thực hiện việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung kể từ ngày 1/1/2017. Chậm nhất đến 1/1/2019, sẽ thực hiện thống nhất việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can trên phạm vi toàn quốc.
Luật cũng cho phép có thể áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biêt như ghi âm ghi hình bí mật, nghe điện thoại bí mật, thu thập bí mật dữ liệu điện tử với hai trường hợp. Thứ nhất là các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền. Thứ hai là các tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/7/2016.
Quy định này - được cho là làm rõ hơn quyền khai báo, trình bày ý kiến của người bị buộc tội nói trên - đã được thể hiện tại Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua sáng 27/11.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, một số ý kiến đề nghị giữ như quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành là người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền “trình bày lời khai, trình bày ý kiến”.
Nhưng đa số đại biểu đồng ý quy định rõ hơn như trên, cũng là nội dung đã được quy định tại công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam tham gia năm 1982.
Nhiều ý kiến khác của đại biểu cũng được tiếp thu trong đó có việc mở rộng các trường hợp chỉ định người bào chữa đối với “bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật Hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, dự thảo luật trình Quốc hội thông qua cũng đã được chỉnh sửa theo hướng bỏ việc “cấp giấy đăng ký người bào chữa”, và thay bằng quy định về thủ tục “đăng ký bào chữa”
Với quy định bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can, do còn có ý kiến khác nhau Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lấy phiếu xin ý kiến các vị đại biểu.
Kết quả 45,95% ý kiến trên tổng số đại biểu tán thành với phạm vi bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung.
34% ý kiến đại biểu đề nghị chỉ bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can trong trường hợp bị can về tội đặc biệt nghiêm trọng, bị can kêu oan, không nhận tội hoặc đối với vụ án phức tạp mà dư luận quan tâm.
Tiếp thu đa số ý kiến đại biểu, dự thảo luật quy định: “Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở ở quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh”.
Việc hỏi cung bị can tại các địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can, của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Để đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ cán bộ thì cần có lộ trình thực hiện việc ghi âm, ghi hình, Quốc hội giao cho Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết trình tự, thủ tục việc thực hiện, sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm, ghi hình việc hỏi cung trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
Nghị quyết của Quốc hội cũng giao Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể nơi có điều kiện để thực hiện việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung kể từ ngày 1/1/2017. Chậm nhất đến 1/1/2019, sẽ thực hiện thống nhất việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can trên phạm vi toàn quốc.
Luật cũng cho phép có thể áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biêt như ghi âm ghi hình bí mật, nghe điện thoại bí mật, thu thập bí mật dữ liệu điện tử với hai trường hợp. Thứ nhất là các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền. Thứ hai là các tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/7/2016.