Nghiêm cấm bức cung, nhục hình trong điều tra hình sự
Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016
Chiều 26/11, Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự với đa số phiếu tán thành.
Trong số những hành vi bị nghiêm cấm, luật nêu rõ: cấm bức cung, dùng nhục hình và các hình thức tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người, hay bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Hành vi cản trở người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can thực hiện quyền về tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa, trợ giúp pháp lý; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự cũng nằm trong danh sách bị nghiêm cấm tại luật này.
Luật cũng quy định, cơ quan kiểm ngư, cơ quan cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao được tiến hành một số hoạt động điều tra.
Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì các cơ quan trên có quyền quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;
Còn với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
Quốc hội cũng đồng ý mở rộng phạm vi điều tra một số tội danh cho bộ đội biên phòng ở vùng sâu, vùng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới.
Giải trình đề nghị bổ sung cơ quan thuế là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, do địa bàn hoạt động của cơ quan thuế gần các cơ quan điều tra chuyên trách, nên khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì có thể chuyển ngay tài liệu, hồ sơ cho cơ quan điều tra chuyên trách.
Vì thế không cần thiết phải giao thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra cho cơ quan thuế.
Gồm 10 chương, 73 điều, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016.
Theo luật này, những vụ án đang được các cơ quan điều tra giải quyết theo thẩm quyền quy định trong Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2006, 2009 nhưng đến ngày luật này có hiệu lực mà chưa kết thúc điều tra thì tiếp tục điều tra cho đến khi kết thúc điều tra vụ án.
Trong số những hành vi bị nghiêm cấm, luật nêu rõ: cấm bức cung, dùng nhục hình và các hình thức tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người, hay bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Hành vi cản trở người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can thực hiện quyền về tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa, trợ giúp pháp lý; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự cũng nằm trong danh sách bị nghiêm cấm tại luật này.
Luật cũng quy định, cơ quan kiểm ngư, cơ quan cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao được tiến hành một số hoạt động điều tra.
Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì các cơ quan trên có quyền quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;
Còn với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
Quốc hội cũng đồng ý mở rộng phạm vi điều tra một số tội danh cho bộ đội biên phòng ở vùng sâu, vùng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới.
Giải trình đề nghị bổ sung cơ quan thuế là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, do địa bàn hoạt động của cơ quan thuế gần các cơ quan điều tra chuyên trách, nên khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì có thể chuyển ngay tài liệu, hồ sơ cho cơ quan điều tra chuyên trách.
Vì thế không cần thiết phải giao thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra cho cơ quan thuế.
Gồm 10 chương, 73 điều, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016.
Theo luật này, những vụ án đang được các cơ quan điều tra giải quyết theo thẩm quyền quy định trong Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2006, 2009 nhưng đến ngày luật này có hiệu lực mà chưa kết thúc điều tra thì tiếp tục điều tra cho đến khi kết thúc điều tra vụ án.