Bi kịch của BlackBerry
BlackBerry không phải là công ty duy nhất sai lầm khi tảng lờ iPhone và chậm chạp thay đổi
Giá cổ phiếu của hãng sản xuất điện thoại BlackBerry từng đạt đỉnh vào tháng 8/2007, ở mức 236 USD. Tuy nhiên, BlackBerry hoàn toàn không ngờ rằng, đó chính là điểm báo hiệu sự đi xuống của công ty này. 7 tháng trước đó, tháng 1/2007, Apple đã ra mắt chiếc iPhone đầu tiên tại trung tâm Moscone ở San Francisco, Mỹ.
Ban lãnh đạo BlackBerry, khi đó vẫn còn mang tên Research in Motion (RIM), đã quyết định mặc cho Apple tập trung vào thị trường di động thông minh dành cho người tiêu dùng nói chung, còn hãng tiếp tục bán điện thoại theo hợp đồng cho doanh nghiệp, cơ quan chính phủ, nhóm khách hàng mua sản phẩm cấp cho nhân viên.
Tuy nhiên, 6 năm sau, cổ phiếu của BlackBerry chỉ còn có trên 10 USD và vào hôm 12/8/2013, hãng tuyên bố đã thành lập một "ủy ban đặc biệt" triển khai các biện pháp, bao gồm bán công ty hoặc thành lập một liên doanh với hãng khác. Đây là một tuyên bố chấn động, cho dù sự khó khăn của BlackBerry, ai cũng nhận thấy.
Năm ngoái, BlackBerry từng tính tới chuyện bán mình, khi hãng tuyên bố đang thực hiện một cuộc rà soát chiến lược với sự hỗ trợ của JP Morgan Chase để đánh giá triển vọng kinh doanh. Khi đó, Giám đốc điều hành Thorsten Heins đã nói việc bán công ty là một lựa chọn. Dẫu vậy, đây vẫn chưa phải là lựa chọn duy nhất khi đó.
Theo đánh giá của tờ New Yorker, nếu BlackBerry bán mình, thế giới công nghệ sẽ phải chứng kiến sự tan rã của một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực smartphone.
BlackBerry được hai sinh viên Mike Lazaridis và Douglas Fregin thành lập vào năm 1984. Công ty này nhiều năm liền được đánh giá là một trong những hãng sáng tạo nhất thế giới trên lĩnh vực công nghệ viễn thông, với những sản phẩm đã đi vào lịch sử công nghệ toàn cầu như máy nhắn tin hai chiều, thiết bị gửi nhận thư điện tử...
Nhưng câu chuyện của BlackBerry đã rẽ sang một hướng khác khi hãng liên tục để lỡ nhiều cơ hội chuyển mình. Trước tiên, công ty không nhận ra được nguy cơ đè bẹp thị trường smartphone của iPhone. Tiếp đó, công ty không chú ý tới mối đe dọa tiềm tàng từ các đối thủ cạnh tranh giá thấp ở châu Á.
Và gần đây nhất, ban lãnh đạo hãng đã dồn sức vào một sản phẩm smartphone mới, cao cấp, nhưng kết quả không hề gây được tiếng tăm lớn với các khách hàng, bởi thời gian phát triển nó quá lâu, tới khi tung ra thì cũng không có gì nổi trội hơn so với những đối thủ khác đang có mặt trên thị trường từ khá nhiều tháng, ngày trước đó.
Tất nhiên, BlackBerry không phải là công ty duy nhất sai lầm khi tảng lờ ảnh hưởng từ iPhone và chậm chạp thay đổi. Nokia là một ví dụ. Một trong những lý do mà các kỹ sư Nokia lúc đầu phủ nhận vai trò của iPhone là bởi chiếc smartphone này không vượt qua được thử nghiệm thả rơi liên tục từ độ cao 1,5 mét xuống mặt sàn bê tông.
Thậm chí Giám đốc điều hành Steve Ballmer của Microsoft còn từng chế nhạo iPhone rằng, "nó không thu hút được các khách hàng doanh nghiệp đâu, bởi vì nó không hề có bàn phím". Nokia cũng như BlackBerry đều không nhận ra được sự thay đổi của kỷ nguyên số, và cả hai sau đó đều phải chứng kiến thị phần liên tục đi xuống.
Đầu năm 2009, giá cổ phiếu của BlackBerry đã tụt mạnh xuống chưa tới 50 USD, từ mức 236 USD vào mùa hè năm 2007. "Biểu tượng" một thời trong lĩnh vực công nghệ ứng dụng cho mảng khách hàng doanh nghiệp đã trở nên sa sút và không thể bắt nhịp được với xu thế mới của thời đại công nghệ số hóa toàn cầu.
Khi người sử dụng BlackBerry trở về nhà, tháo chiếc cà vạt ra khỏi cổ, là họ tìm tới iPhone, thiết bị cung cấp nhiều ứng dụng thú vị. Dần dần, họ muốn sử dụng iPhone trong công việc. Đồng thời, các công ty cũng nhận ra rằng nhân viên của mình sẽ hạnh phúc, tích cực hơn trong công việc khi được cấp iPhone thay vì BlackBerry.
Tới khi đó, BlackBerry mới nhận ra rằng họ cần phải tiếp cận người tiêu dùng phổ thông một cách trực tiếp, nhưng tất cả đã quá muộn. Tháng 11/2008, công ty ra mắt chiếc điện thoại màn hình cảm ứng đầu tiên, Storm. Hãng cũng chuyển tập trung vào châu Á và Mỹ Latin, những nơi thị trường smartphone đang tiếp tục bùng nổ.
Thời gian đầu, chiến lược chuyển hướng của BlackBerry thực sự hiệu quả. Tại Indonesia, một trong những thị trường châu Á được hãng tập trung, sản phẩm của BlackBerry đã chiếm tới 47% thị phần smartphone trong 6 tháng đầu năm 2011, tăng mạnh từ mức 9% trong nửa đầu năm 2009, theo số liệu của hãng nghiên cứu Canalys.
Đà đi xuống của giá cổ phiếu BlackBerry cuối cùng cũng bắt đầu có điểm dừng. Tuy nhiên, sự bình ổn này chỉ là ngắn hạn, và một sự lao dốc mới đã xuất hiện khi một loạt công ty châu Á tiến quân vào thị trường điện thoại thông minh giá rẻ, khiến cuộc cạnh tranh trên chiến trường smartphone toàn cầu trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết.
Chính trong giai đoạn khó khăn đó, BlackBerry quyết định mua lại hãng phần mềm QNX với hy vọng mang tới một cuộc cách mạng cho hệ điều hành đã sẵn có của BlackBerry. Tuy nhiên, tháng 4/2011, khi công ty này ra mắt chiếc máy tính bảng PlayBook chạy nền tảng điều hành của QNX, nó đã từ "bom tấn" biến thành "bom xịt".
Đầu năm 2012, BlackBerrt đã bổ nhiệm giám đốc điều hành mới, giao quyền cho Thorsten Heins. Tới đầu năm nay, công ty tung ra hai smartphone mới là Q10 và Z10. Các sản phẩm này thực sự hấp dẫn người tiêu dùng và nhận được không ít lời ngợi khen về tốc độ xử lý nhanh chóng, hiệu quả thiết kế đẹp, những ý tưởng hữu ích...
Tuy nhiên, việc kinh doanh Z10 và Q10 không được như mong đợi của công ty. Quý gần nhất, BlackBerry chỉ xuất xưởng được 6,8 triệu smartphone, bằng 1/5 so với lượng tiêu thụ iPhone cùng kỳ. Và cuối cùng, 6 năm sau ngày ra mắt iPhone, "đế chế một thời" trong lĩnh vực smartphone đang khó khăn tìm cho mình một chỗ đứng.
Ban lãnh đạo BlackBerry, khi đó vẫn còn mang tên Research in Motion (RIM), đã quyết định mặc cho Apple tập trung vào thị trường di động thông minh dành cho người tiêu dùng nói chung, còn hãng tiếp tục bán điện thoại theo hợp đồng cho doanh nghiệp, cơ quan chính phủ, nhóm khách hàng mua sản phẩm cấp cho nhân viên.
Tuy nhiên, 6 năm sau, cổ phiếu của BlackBerry chỉ còn có trên 10 USD và vào hôm 12/8/2013, hãng tuyên bố đã thành lập một "ủy ban đặc biệt" triển khai các biện pháp, bao gồm bán công ty hoặc thành lập một liên doanh với hãng khác. Đây là một tuyên bố chấn động, cho dù sự khó khăn của BlackBerry, ai cũng nhận thấy.
Năm ngoái, BlackBerry từng tính tới chuyện bán mình, khi hãng tuyên bố đang thực hiện một cuộc rà soát chiến lược với sự hỗ trợ của JP Morgan Chase để đánh giá triển vọng kinh doanh. Khi đó, Giám đốc điều hành Thorsten Heins đã nói việc bán công ty là một lựa chọn. Dẫu vậy, đây vẫn chưa phải là lựa chọn duy nhất khi đó.
Theo đánh giá của tờ New Yorker, nếu BlackBerry bán mình, thế giới công nghệ sẽ phải chứng kiến sự tan rã của một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực smartphone.
BlackBerry được hai sinh viên Mike Lazaridis và Douglas Fregin thành lập vào năm 1984. Công ty này nhiều năm liền được đánh giá là một trong những hãng sáng tạo nhất thế giới trên lĩnh vực công nghệ viễn thông, với những sản phẩm đã đi vào lịch sử công nghệ toàn cầu như máy nhắn tin hai chiều, thiết bị gửi nhận thư điện tử...
Nhưng câu chuyện của BlackBerry đã rẽ sang một hướng khác khi hãng liên tục để lỡ nhiều cơ hội chuyển mình. Trước tiên, công ty không nhận ra được nguy cơ đè bẹp thị trường smartphone của iPhone. Tiếp đó, công ty không chú ý tới mối đe dọa tiềm tàng từ các đối thủ cạnh tranh giá thấp ở châu Á.
Và gần đây nhất, ban lãnh đạo hãng đã dồn sức vào một sản phẩm smartphone mới, cao cấp, nhưng kết quả không hề gây được tiếng tăm lớn với các khách hàng, bởi thời gian phát triển nó quá lâu, tới khi tung ra thì cũng không có gì nổi trội hơn so với những đối thủ khác đang có mặt trên thị trường từ khá nhiều tháng, ngày trước đó.
Tất nhiên, BlackBerry không phải là công ty duy nhất sai lầm khi tảng lờ ảnh hưởng từ iPhone và chậm chạp thay đổi. Nokia là một ví dụ. Một trong những lý do mà các kỹ sư Nokia lúc đầu phủ nhận vai trò của iPhone là bởi chiếc smartphone này không vượt qua được thử nghiệm thả rơi liên tục từ độ cao 1,5 mét xuống mặt sàn bê tông.
Thậm chí Giám đốc điều hành Steve Ballmer của Microsoft còn từng chế nhạo iPhone rằng, "nó không thu hút được các khách hàng doanh nghiệp đâu, bởi vì nó không hề có bàn phím". Nokia cũng như BlackBerry đều không nhận ra được sự thay đổi của kỷ nguyên số, và cả hai sau đó đều phải chứng kiến thị phần liên tục đi xuống.
Đầu năm 2009, giá cổ phiếu của BlackBerry đã tụt mạnh xuống chưa tới 50 USD, từ mức 236 USD vào mùa hè năm 2007. "Biểu tượng" một thời trong lĩnh vực công nghệ ứng dụng cho mảng khách hàng doanh nghiệp đã trở nên sa sút và không thể bắt nhịp được với xu thế mới của thời đại công nghệ số hóa toàn cầu.
Khi người sử dụng BlackBerry trở về nhà, tháo chiếc cà vạt ra khỏi cổ, là họ tìm tới iPhone, thiết bị cung cấp nhiều ứng dụng thú vị. Dần dần, họ muốn sử dụng iPhone trong công việc. Đồng thời, các công ty cũng nhận ra rằng nhân viên của mình sẽ hạnh phúc, tích cực hơn trong công việc khi được cấp iPhone thay vì BlackBerry.
Tới khi đó, BlackBerry mới nhận ra rằng họ cần phải tiếp cận người tiêu dùng phổ thông một cách trực tiếp, nhưng tất cả đã quá muộn. Tháng 11/2008, công ty ra mắt chiếc điện thoại màn hình cảm ứng đầu tiên, Storm. Hãng cũng chuyển tập trung vào châu Á và Mỹ Latin, những nơi thị trường smartphone đang tiếp tục bùng nổ.
Thời gian đầu, chiến lược chuyển hướng của BlackBerry thực sự hiệu quả. Tại Indonesia, một trong những thị trường châu Á được hãng tập trung, sản phẩm của BlackBerry đã chiếm tới 47% thị phần smartphone trong 6 tháng đầu năm 2011, tăng mạnh từ mức 9% trong nửa đầu năm 2009, theo số liệu của hãng nghiên cứu Canalys.
Đà đi xuống của giá cổ phiếu BlackBerry cuối cùng cũng bắt đầu có điểm dừng. Tuy nhiên, sự bình ổn này chỉ là ngắn hạn, và một sự lao dốc mới đã xuất hiện khi một loạt công ty châu Á tiến quân vào thị trường điện thoại thông minh giá rẻ, khiến cuộc cạnh tranh trên chiến trường smartphone toàn cầu trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết.
Chính trong giai đoạn khó khăn đó, BlackBerry quyết định mua lại hãng phần mềm QNX với hy vọng mang tới một cuộc cách mạng cho hệ điều hành đã sẵn có của BlackBerry. Tuy nhiên, tháng 4/2011, khi công ty này ra mắt chiếc máy tính bảng PlayBook chạy nền tảng điều hành của QNX, nó đã từ "bom tấn" biến thành "bom xịt".
Đầu năm 2012, BlackBerrt đã bổ nhiệm giám đốc điều hành mới, giao quyền cho Thorsten Heins. Tới đầu năm nay, công ty tung ra hai smartphone mới là Q10 và Z10. Các sản phẩm này thực sự hấp dẫn người tiêu dùng và nhận được không ít lời ngợi khen về tốc độ xử lý nhanh chóng, hiệu quả thiết kế đẹp, những ý tưởng hữu ích...
Tuy nhiên, việc kinh doanh Z10 và Q10 không được như mong đợi của công ty. Quý gần nhất, BlackBerry chỉ xuất xưởng được 6,8 triệu smartphone, bằng 1/5 so với lượng tiêu thụ iPhone cùng kỳ. Và cuối cùng, 6 năm sau ngày ra mắt iPhone, "đế chế một thời" trong lĩnh vực smartphone đang khó khăn tìm cho mình một chỗ đứng.