Cùng đường, BlackBerry tuyên bố “bán mình”
BlackBerry đi đến kết luận, hãng hầu như chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc bán công ty
Hãng sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) BlackBerry vừa chính thức tuyên bố rao bán công ty. Đây được xem như một tín hiệu cho thấy BlackBerry, người tiên phong trong lĩnh vực smartphone, hiểu rằng triển vọng đứng độc lập của hãng chỉ còn rất mong manh.
Tờ Wall Street Journal cho hay, động thái trên được BlackBerry đưa ra sau khi hãng dồn tổng lực để phát triển những mẫu sản phẩm mới chạy một hệ điều hành mới nhưng không đem lại kết quả như mong đợi.
BlackBerry kỳ vọng sẽ dựa vào những thiết bị mới để tăng tốc trên một thị trường đang nằm dưới sự thống trị của iPhone cũng như các smartphone khác chạy hệ điều hành Android của Google. Tuy nhiên, những smartphone mà BlackBerry tung ra vào đầu năm nay chỉ nhận được sự quan tâm ở mức khiêm tốn từ người tiêu dùng.
Một nguồn tin thân cận tiết lộ, thất bại này cùng với giá cổ phiếu ngày càng giảm và lượng khách hàng sa sút buộc BlackBerry đi đến kết luận, hãng hầu như chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc bán công ty.
Ngày 12/8, BlackBerry tuyên bố, Hội đồng quản trị của hãng đã thành lập một ủy ban đặc biệt và thuê ngân hàng JP Morgan Chase xem xét các lựa chọn, bao gồm bán thẳng công ty, lập liên doanh hoặc quan hệ đối tác chiến lược với công ty khác.
Đây không phải là lần đầu tiên BlackBerry tính chuyện “bán mình”. Tháng 5 năm ngoái, hãng tuyên bố đang thực hiện một cuộc rà soát chiến lược với sự hỗ trợ của JP Morgan Chase để đánh giá triển vọng kinh doanh. Khi đó, Giám đốc điều hành (CEO) Thorsten Heins của BlackBerry nói rằng, một trong những lựa chọn được tính đến là bán công ty, mặc dù đây không phải là lựa chọn đầu bảng.
Trong vòng khoảng 15 tháng sau đợt rà soát đó, BlackBerry không thể thu hút được người tiêu dùng quay trở lại với sản phẩm của hãng. Có vẻ như, BlackBerry đã không công nhận một sự thật mà ngành công nghiệp di động đã rút ra kết luận, rằng BlackBerry đã không còn nằm trong danh sách lựa chọn của người tiêu dùng.
Doanh số điện thoại BlackBerry 10 gây thất vọng đã khiến giá cổ phiếu của hãng lao dốc. Chưa kể, số lượng khách hàng doanh nghiệp và chính phủ của công ty cũng ngày càng giảm sút. Chẳng hạn, Cơ quan An toàn giao thông Mỹ năm ngoái tuyên bố sẽ thay thế các thiết bị BlackBerry bằng sản phẩm của Apple. Tháng trước, có tin Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Hải quân Hoa Kỳ đang tiến gần tới việc ký kết thỏa thuận sử dụng thiết bị của hãng Samsung.
Có lẽ, chính sự chần chừ đã khiến BlackBerry thiệt hại. Giá trị vốn hóa thị trường của công ty đã tăng mạnh trước khi hãng tung ra sản phẩm mới, nhưng lao dốc trở lại ngay sau đó. Cách đây 3 tháng, giá trị vốn hóa của BlackBerry là 8,2 tỷ USD. Đóng cửa thứ Sáu tuần trước, mức vốn hóa chỉ còn chưa đầy 3 tỷ USD.
Sau khi BlackBerry tuyên bố kế hoạch bán công ty vào đêm qua, giá cổ phiếu của hãng đóng cửa tăng 10,5%, đưa giá trị vốn hóa tăng lên mức 5,65 tỷ USD.
Theo nguồn tin thân cận, trong số những công ty quan tâm tới việc thâu tóm BlackBerry trong thời gian gần đây có công ty đầu tư cổ phần tư nhân Silver Lake. Tuy nhiên, một số nhà tư vấn cho rằng, BlackBerry khó có thể trở thành mục tiêu mua lại thực sự cho một công ty đầu tư cổ phần tư nhân vì mảng thiết bị của hãng đang sa sút quá nhanh. Thêm vào đó, Silver Lake hiện đang bận rộn với vụ thâu tóm hãng máy tính Dell.
Những khách mua tiềm năng đối với BlackBerry ở thời điểm này có thể tính đến Microsoft, HTC, Samsung và Lenovo. Tuy nhiên, các hãng này đều chưa lên tiếng.
Số liệu của hãng nghiên cứu IDC cho thấy, BlackBerry từng có thời nắm gần một nửa thị trường smartphone của Mỹ. Tuy nhiên, mức thị phần hiện chỉ còn 3%. Số người đăng ký sử dụng BlackBerry đã giảm xuống còn 72 triệu người trong quý kết thúc vào ngày 1/6, giảm 4 triệu người so với quý trước đó.
Năm 2010, BlackBerry bắt đầu thực hiện những vụ thâu tóm nhỏ để giúp phát triển hệ điều hành hoàn toàn mới BlackBerry 10. Hệ điều hành này được giới thiệu vào đầu năm nay. Tuy nhiên, doanh số của chiếc điện thoại đầu tiên chạy BlackBerry 10, chiếc màn hình cảm ứng toàn phần Z10, rất ảm đạm, khiến BlackBerry gần đây phải giảm giá mạnh sản phẩm. Giới phân tích không kỳ vọng các sản phẩm khác của hãng sẽ đạt doanh số khả quan.
Trong một thông cáo báo chí phát đi ngày 12/8, CEO Heins của BlackBerry nói rằng, hãng sẽ tiếp tục có “những cơ hội dài hạn hấp dẫn” nhờ hệ điều hành mới.
Hiện BlackBerry vẫn có trong tay những tài sản hấp dẫn, bao gồm danh mục bằng sáng chế trị giá 2 tỷ USD. Ngoài ra, hãng còn có khoảng 3 tỷ USD tiền mặt.
Tờ Wall Street Journal cho hay, động thái trên được BlackBerry đưa ra sau khi hãng dồn tổng lực để phát triển những mẫu sản phẩm mới chạy một hệ điều hành mới nhưng không đem lại kết quả như mong đợi.
BlackBerry kỳ vọng sẽ dựa vào những thiết bị mới để tăng tốc trên một thị trường đang nằm dưới sự thống trị của iPhone cũng như các smartphone khác chạy hệ điều hành Android của Google. Tuy nhiên, những smartphone mà BlackBerry tung ra vào đầu năm nay chỉ nhận được sự quan tâm ở mức khiêm tốn từ người tiêu dùng.
Một nguồn tin thân cận tiết lộ, thất bại này cùng với giá cổ phiếu ngày càng giảm và lượng khách hàng sa sút buộc BlackBerry đi đến kết luận, hãng hầu như chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc bán công ty.
Ngày 12/8, BlackBerry tuyên bố, Hội đồng quản trị của hãng đã thành lập một ủy ban đặc biệt và thuê ngân hàng JP Morgan Chase xem xét các lựa chọn, bao gồm bán thẳng công ty, lập liên doanh hoặc quan hệ đối tác chiến lược với công ty khác.
Đây không phải là lần đầu tiên BlackBerry tính chuyện “bán mình”. Tháng 5 năm ngoái, hãng tuyên bố đang thực hiện một cuộc rà soát chiến lược với sự hỗ trợ của JP Morgan Chase để đánh giá triển vọng kinh doanh. Khi đó, Giám đốc điều hành (CEO) Thorsten Heins của BlackBerry nói rằng, một trong những lựa chọn được tính đến là bán công ty, mặc dù đây không phải là lựa chọn đầu bảng.
Trong vòng khoảng 15 tháng sau đợt rà soát đó, BlackBerry không thể thu hút được người tiêu dùng quay trở lại với sản phẩm của hãng. Có vẻ như, BlackBerry đã không công nhận một sự thật mà ngành công nghiệp di động đã rút ra kết luận, rằng BlackBerry đã không còn nằm trong danh sách lựa chọn của người tiêu dùng.
Doanh số điện thoại BlackBerry 10 gây thất vọng đã khiến giá cổ phiếu của hãng lao dốc. Chưa kể, số lượng khách hàng doanh nghiệp và chính phủ của công ty cũng ngày càng giảm sút. Chẳng hạn, Cơ quan An toàn giao thông Mỹ năm ngoái tuyên bố sẽ thay thế các thiết bị BlackBerry bằng sản phẩm của Apple. Tháng trước, có tin Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Hải quân Hoa Kỳ đang tiến gần tới việc ký kết thỏa thuận sử dụng thiết bị của hãng Samsung.
Có lẽ, chính sự chần chừ đã khiến BlackBerry thiệt hại. Giá trị vốn hóa thị trường của công ty đã tăng mạnh trước khi hãng tung ra sản phẩm mới, nhưng lao dốc trở lại ngay sau đó. Cách đây 3 tháng, giá trị vốn hóa của BlackBerry là 8,2 tỷ USD. Đóng cửa thứ Sáu tuần trước, mức vốn hóa chỉ còn chưa đầy 3 tỷ USD.
Sau khi BlackBerry tuyên bố kế hoạch bán công ty vào đêm qua, giá cổ phiếu của hãng đóng cửa tăng 10,5%, đưa giá trị vốn hóa tăng lên mức 5,65 tỷ USD.
Theo nguồn tin thân cận, trong số những công ty quan tâm tới việc thâu tóm BlackBerry trong thời gian gần đây có công ty đầu tư cổ phần tư nhân Silver Lake. Tuy nhiên, một số nhà tư vấn cho rằng, BlackBerry khó có thể trở thành mục tiêu mua lại thực sự cho một công ty đầu tư cổ phần tư nhân vì mảng thiết bị của hãng đang sa sút quá nhanh. Thêm vào đó, Silver Lake hiện đang bận rộn với vụ thâu tóm hãng máy tính Dell.
Những khách mua tiềm năng đối với BlackBerry ở thời điểm này có thể tính đến Microsoft, HTC, Samsung và Lenovo. Tuy nhiên, các hãng này đều chưa lên tiếng.
Số liệu của hãng nghiên cứu IDC cho thấy, BlackBerry từng có thời nắm gần một nửa thị trường smartphone của Mỹ. Tuy nhiên, mức thị phần hiện chỉ còn 3%. Số người đăng ký sử dụng BlackBerry đã giảm xuống còn 72 triệu người trong quý kết thúc vào ngày 1/6, giảm 4 triệu người so với quý trước đó.
Năm 2010, BlackBerry bắt đầu thực hiện những vụ thâu tóm nhỏ để giúp phát triển hệ điều hành hoàn toàn mới BlackBerry 10. Hệ điều hành này được giới thiệu vào đầu năm nay. Tuy nhiên, doanh số của chiếc điện thoại đầu tiên chạy BlackBerry 10, chiếc màn hình cảm ứng toàn phần Z10, rất ảm đạm, khiến BlackBerry gần đây phải giảm giá mạnh sản phẩm. Giới phân tích không kỳ vọng các sản phẩm khác của hãng sẽ đạt doanh số khả quan.
Trong một thông cáo báo chí phát đi ngày 12/8, CEO Heins của BlackBerry nói rằng, hãng sẽ tiếp tục có “những cơ hội dài hạn hấp dẫn” nhờ hệ điều hành mới.
Hiện BlackBerry vẫn có trong tay những tài sản hấp dẫn, bao gồm danh mục bằng sáng chế trị giá 2 tỷ USD. Ngoài ra, hãng còn có khoảng 3 tỷ USD tiền mặt.