Bị “tín nhiệm thấp”, có thể xin từ chức
Quy trình lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đã chính thức được trình Quốc hội
Quy trình lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, một nội dung được cử tri đặc biệt quan tâm đã chính thức được trình Quốc hội sáng 23/10.
Ở tờ trình dự thảo nghị quyết về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh một trong những mục đích xây dựng nghị quyết này là nhằm bổ sung căn cứ để thực hiện công tác quy hoạch, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ một cách hiệu quả, đúng người, đúng việc. Khuyến khích những người tín nhiệm thấp tự nguyện từ chức, kịp thời đưa ra khỏi vị trí lãnh đạo, quản lý những người không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao mà không phải chờ đến hết nhiệm kỳ.
Sau khá nhiều tranh luận với các ý kiến trái chiều, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã đi đến thống nhất về quy trình để trình Quốc hội xem xét, quyết định ngay tại kỳ họp này. Với yêu cầu đặt ra là quy trình lấy phiếu tín nhiệm đơn giản, rõ ràng, còn quy trình bỏ phiếu tín nhiệm chặt chẽ, thận trọng, bảo đảm hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước ở Trung ương và địa phương, sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ.
Theo đó, Quốc hội thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, các phó chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Thủ tướng, các phó thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Tổng kiểm toán Nhà nước.
Hội đồng nhân dân thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ viên thường trực hội đồng nhân dân, trưởng các ban của hội đồng nhân dân; chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên của ủy ban nhân dân.
Công việc này được tiến hành định kỳ hằng năm tại kỳ họp đầu năm, kể từ năm thứ hai của nhiệm kỳ. Ngày lấy phiếu tín nhiệm sẽ được quyết định trong chương trình kỳ họp.
Quốc hội và hội đồng nhân dân đều thực hiện lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín tại phiên họp toàn thể, các mức độ tín nhiệm gồm “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm trung bình”, “tín nhiệm thấp” và “chưa có ý kiến”.
Người có quá nửa tổng số đại biểu đánh giá mức “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức hoặc Quốc hội, hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm trong các trường hợp quy định tại nghị quyết này.
Dự thảo nghị quyết cũng quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn khi có một trong các trường hợp: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm; khi có kiến nghị của ít nhất 20% tổng số đại biểu Quốc hội; khi có kiến nghị của Hội đồng Dân tộc, ủy ban của Quốc hội; người được lấy phiếu tín nhiệm có trên hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp”; người được lấy phiếu tín nhiệm 2 năm liên tiếp có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp”.
Đối với người có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội không tín nhiệm thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn việc bổ nhiệm có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm đối với người đó.
Tương tự, đối với người có quá nửa tổng số đại biểu hội đồng nhân dân không tín nhiệm thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để hội đồng nhân dân bầu có trách nhiệm trình hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm.
Nhất trí cao với đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết này, Ủy ban Pháp luật cũng tán thành nhiều nội dung cụ thể trong quy trình.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng chỉ nên lấy phiếu tín nhiệm hai lần trong một nhiệm kỳ. Bởi việc lấy phiếu tín nhiệm hàng năm dễ tạo tâm lý “dĩ hòa vi quý”, e dè, ngại va chạm, không dám nghĩ, dám làm, khó có thể tạo ra những bước chuyển đột phá tích cực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhất là đối với công việc điều hành cụ thể trong hoạt động quản lý nhà nước. Đồng thời, cũng không cần thiết tổ chức lấy phiếu tín nhiệm vào năm cuối nhiệm kỳ vì không mang lại hiệu quả thiết thực.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết có ý kiến đề nghị thay khái niệm “bỏ phiếu tín nhiệm” bằng “bỏ phiếu bất tín nhiệm” để thể hiện rõ mục đích, yêu cầu và đối tượng cần bỏ phiếu.
Báo cáo thẩm tra cũng thể hiện quan điểm của một số vị tại cơ quan thẩm tra cho rằng quy định về việc xử lý kết quả lấy phiếu tín nhiệm trong dự thảo nghị quyết còn phức tạp, qua nhiều khâu, chưa phù hợp với tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 cũng như các văn bản liên quan đến công tác đánh giá cán bộ. Do đó, đề nghị quy định người có số phiếu tín nhiệm thấp là căn cứ để thực hiện việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức mà không cần qua thủ tục “bỏ phiếu tín nhiệm”.
Dự kiến nghị quyết sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2013.
Ở tờ trình dự thảo nghị quyết về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh một trong những mục đích xây dựng nghị quyết này là nhằm bổ sung căn cứ để thực hiện công tác quy hoạch, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ một cách hiệu quả, đúng người, đúng việc. Khuyến khích những người tín nhiệm thấp tự nguyện từ chức, kịp thời đưa ra khỏi vị trí lãnh đạo, quản lý những người không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao mà không phải chờ đến hết nhiệm kỳ.
Sau khá nhiều tranh luận với các ý kiến trái chiều, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã đi đến thống nhất về quy trình để trình Quốc hội xem xét, quyết định ngay tại kỳ họp này. Với yêu cầu đặt ra là quy trình lấy phiếu tín nhiệm đơn giản, rõ ràng, còn quy trình bỏ phiếu tín nhiệm chặt chẽ, thận trọng, bảo đảm hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước ở Trung ương và địa phương, sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ.
Quốc hội và hội đồng nhân dân đều thực hiện lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín tại phiên họp toàn thể, các mức độ tín nhiệm gồm “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm trung bình”, “tín nhiệm thấp” và “chưa có ý kiến”.
Theo đó, Quốc hội thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, các phó chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Thủ tướng, các phó thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Tổng kiểm toán Nhà nước.
Hội đồng nhân dân thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ viên thường trực hội đồng nhân dân, trưởng các ban của hội đồng nhân dân; chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên của ủy ban nhân dân.
Công việc này được tiến hành định kỳ hằng năm tại kỳ họp đầu năm, kể từ năm thứ hai của nhiệm kỳ. Ngày lấy phiếu tín nhiệm sẽ được quyết định trong chương trình kỳ họp.
Quốc hội và hội đồng nhân dân đều thực hiện lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín tại phiên họp toàn thể, các mức độ tín nhiệm gồm “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm trung bình”, “tín nhiệm thấp” và “chưa có ý kiến”.
Người có quá nửa tổng số đại biểu đánh giá mức “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức hoặc Quốc hội, hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm trong các trường hợp quy định tại nghị quyết này.
Dự thảo nghị quyết cũng quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn khi có một trong các trường hợp: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm; khi có kiến nghị của ít nhất 20% tổng số đại biểu Quốc hội; khi có kiến nghị của Hội đồng Dân tộc, ủy ban của Quốc hội; người được lấy phiếu tín nhiệm có trên hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp”; người được lấy phiếu tín nhiệm 2 năm liên tiếp có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp”.
Đối với người có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội không tín nhiệm thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn việc bổ nhiệm có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm đối với người đó.
Tương tự, đối với người có quá nửa tổng số đại biểu hội đồng nhân dân không tín nhiệm thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để hội đồng nhân dân bầu có trách nhiệm trình hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết có ý kiến đề nghị thay khái niệm “bỏ phiếu tín nhiệm” bằng “bỏ phiếu bất tín nhiệm” để thể hiện rõ mục đích, yêu cầu và đối tượng cần bỏ phiếu.
Nhất trí cao với đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết này, Ủy ban Pháp luật cũng tán thành nhiều nội dung cụ thể trong quy trình.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng chỉ nên lấy phiếu tín nhiệm hai lần trong một nhiệm kỳ. Bởi việc lấy phiếu tín nhiệm hàng năm dễ tạo tâm lý “dĩ hòa vi quý”, e dè, ngại va chạm, không dám nghĩ, dám làm, khó có thể tạo ra những bước chuyển đột phá tích cực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhất là đối với công việc điều hành cụ thể trong hoạt động quản lý nhà nước. Đồng thời, cũng không cần thiết tổ chức lấy phiếu tín nhiệm vào năm cuối nhiệm kỳ vì không mang lại hiệu quả thiết thực.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết có ý kiến đề nghị thay khái niệm “bỏ phiếu tín nhiệm” bằng “bỏ phiếu bất tín nhiệm” để thể hiện rõ mục đích, yêu cầu và đối tượng cần bỏ phiếu.
Báo cáo thẩm tra cũng thể hiện quan điểm của một số vị tại cơ quan thẩm tra cho rằng quy định về việc xử lý kết quả lấy phiếu tín nhiệm trong dự thảo nghị quyết còn phức tạp, qua nhiều khâu, chưa phù hợp với tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 cũng như các văn bản liên quan đến công tác đánh giá cán bộ. Do đó, đề nghị quy định người có số phiếu tín nhiệm thấp là căn cứ để thực hiện việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức mà không cần qua thủ tục “bỏ phiếu tín nhiệm”.
Dự kiến nghị quyết sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2013.