Biểu tình ở Hồng Kông và câu chuyện về chiếc ô
Với người biểu tình Hồng Kông, “chiếc ô đã trở thành biểu tượng của sức mạnh, biểu tượng của sự phản kháng”
Trong cuộc biểu tình đòi dân chủ đang diễn ra rầm rộ ở Hồng Kông, chiếc ô giữ một vị trí đặc biệt: vừa là vật che mưa, che nắng, vừa là lá chắn tự vệ của người biểu tình. Chiếc ô đã trở thành vật bất ly thân của hầu như tất cả mọi người biểu tình ở đây.
Có thể nói, đối với những người trẻ ở Hồng Kông, chiếc ô đang giữ vai trò là biểu tượng cho sự ủng hộ dân chủ và phản đối kế hoạch của Bắc Kinh về lựa chọn ứng cử viên cho cuộc bầu cử trưởng đặc khu hành chính đầu tiên vào năm 2017.
Theo tờ Wall Street Journal, học giả Edward H. Miller thuộc Đại học Đông Bắc ở Boston, Mỹ lưu ý rằng, khác với ở Hồng Kông hiện nay, đối với các thế hệ trước kia, chiếc ô là biểu tượng của sự thỏa hiệp. Ở Anh vào thập niên 1930 cho tới thời của các tổng thống Kennedy và Nixon ở Mỹ, việc trưng ra một chiếc ô là để nói tới sự mềm mỏng, nhu nhược chính trị.
“Thời đó, nếu muốn ám chỉ sự thỏa hiệp, người ta dùng đến ô”, ông Miller nói.
“Nhưng có vẻ như chiếc ô đang được sử dụng cho một mục đích hoàn toàn trái ngược ở Hồng Kông”, ông Miller phát biểu trong cuộc trả lời phỏng vấn mục China Real Time. “Chiếc ô đã trở thành biểu tượng của sức mạnh, biểu tượng của sự phản kháng”.
Khi những bức ảnh được lan truyền cho thấy vào cuối tuần vừa rồi người biểu tình Hồng Kông đã dùng ô để tự vệ khi cảnh sát xả hơi cay, cuộc biểu tình ngay lập tức đã được nhiều người đặt cho tên gọi “cuộc cách mạng ô” (“Umbrella Revolution”).
Các họa sỹ đồ họa nhanh chóng tung ra các mẫu logo cho cuộc biểu tình. Trên mạng Internet tràn ngập các cuộc tranh luận về việc gọi biểu tình ở Hồng Kông là “cách mạng ô” hay “phong trào ô”.
Đến nay, từ “ô” bằng chữ tượng hình của Trung Quốc (phát âm là “san”), có vẻ như vẫn chưa bị kiểm duyệt trên mạng Internet ở Trung Quốc đại lục, cho dù tin tức về cuộc biểu tình ở Hồng Kông vẫn rất hiếm hoi ở đại lục.
Học giả Miller đã kể về một “phong trào ô” ở châu Âu vào năm 1938. Khi đó, Thủ tướng Anh là Neville Chamberlain, người nổi tiếng bởi phụ kiện “bất ly thân” là một chiếc ô - đã khiến dư luận trong nước nổi giận khi ông tìm cách xây dựng quan hệ với Adolf Hitler giữa lúc trùm phát xít Đức đe dọa chiến tranh. Sau đó, việc cầm ô được xem là “gợi nhớ lại ký ức về Neville Chamberland”, ông Miller cho hay.
Đến những năm 1950, những người theo trường phái bảo thủ ở Mỹ cũng thích giương ô để công kích đối phương.
“Chiếc ô đã trở thành biểu tượng cho phe cực hữu ở Mỹ dùng để chỉ trích những ai có thái độ thỏa hiệp”, trong đó có Tổng thống John F. Kennedy ngay trước khi ông bị ám sát - ông Miller nói. Khi chiếc xe limousine của Kennedy đi ngang qua chính trị gia bảo thủ Louis Steven Witt ở Dallas vào ngày định mệnh đó, chính trị gia này đã giơ một chiếc ô màu đen. Nhiều người nói rằng, ông Witt làm vậy là để ngầm phản đối việc chính quyền Kennedy ủng hộ giải trừ vũ khí hạt nhân. Về sau, Witt được đặt biệt danh là “Umbrella Man” - “Người Ô”.
Trong một bài blog về vai trò biểu tượng của chiếc ô, học giả Miller viết rằng, sau khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon trở về từ chuyến thăm Trung Quốc lịch sử vào năm 1972, sinh viên Mỹ đã giương ô phản đối chuyến thăm này của ông.
Tuy nhiên, Miller đã không nhắc tới việc Nixon trở về Mỹ với một món quà của người Trung Quốc: một chiếc ô bằng lụa xanh.
Vào thời điểm hiện nay, cư dân mạng đang bàn luận sôi nổi về việc liệu chiếc ô sẽ mang ý nghĩa chính trị như thế nào ở Trung Quốc đại lục. Một trong những hình ảnh nổi tiếng của nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông là bức tranh Mao Trạch Đông đi tới Anyuan với một chiếc ô đã gấp lại trên tay.
Tuy nhiên, những câu hỏi lớn nhất vào lúc này lại xoay quanh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người nhiều khả năng nhất sẽ ra các quyết định về Hồng Kông. Năm ngoái, ông Tập Cận Bình được ca ngợi khi có một hành động “bình dân” hiếm gặp ở một nhà lãnh đạo Trung Quốc: tự mình cầm ô che mưa.
Có thể nói, đối với những người trẻ ở Hồng Kông, chiếc ô đang giữ vai trò là biểu tượng cho sự ủng hộ dân chủ và phản đối kế hoạch của Bắc Kinh về lựa chọn ứng cử viên cho cuộc bầu cử trưởng đặc khu hành chính đầu tiên vào năm 2017.
Theo tờ Wall Street Journal, học giả Edward H. Miller thuộc Đại học Đông Bắc ở Boston, Mỹ lưu ý rằng, khác với ở Hồng Kông hiện nay, đối với các thế hệ trước kia, chiếc ô là biểu tượng của sự thỏa hiệp. Ở Anh vào thập niên 1930 cho tới thời của các tổng thống Kennedy và Nixon ở Mỹ, việc trưng ra một chiếc ô là để nói tới sự mềm mỏng, nhu nhược chính trị.
“Thời đó, nếu muốn ám chỉ sự thỏa hiệp, người ta dùng đến ô”, ông Miller nói.
“Nhưng có vẻ như chiếc ô đang được sử dụng cho một mục đích hoàn toàn trái ngược ở Hồng Kông”, ông Miller phát biểu trong cuộc trả lời phỏng vấn mục China Real Time. “Chiếc ô đã trở thành biểu tượng của sức mạnh, biểu tượng của sự phản kháng”.
Khi những bức ảnh được lan truyền cho thấy vào cuối tuần vừa rồi người biểu tình Hồng Kông đã dùng ô để tự vệ khi cảnh sát xả hơi cay, cuộc biểu tình ngay lập tức đã được nhiều người đặt cho tên gọi “cuộc cách mạng ô” (“Umbrella Revolution”).
Các họa sỹ đồ họa nhanh chóng tung ra các mẫu logo cho cuộc biểu tình. Trên mạng Internet tràn ngập các cuộc tranh luận về việc gọi biểu tình ở Hồng Kông là “cách mạng ô” hay “phong trào ô”.
Đến nay, từ “ô” bằng chữ tượng hình của Trung Quốc (phát âm là “san”), có vẻ như vẫn chưa bị kiểm duyệt trên mạng Internet ở Trung Quốc đại lục, cho dù tin tức về cuộc biểu tình ở Hồng Kông vẫn rất hiếm hoi ở đại lục.
Học giả Miller đã kể về một “phong trào ô” ở châu Âu vào năm 1938. Khi đó, Thủ tướng Anh là Neville Chamberlain, người nổi tiếng bởi phụ kiện “bất ly thân” là một chiếc ô - đã khiến dư luận trong nước nổi giận khi ông tìm cách xây dựng quan hệ với Adolf Hitler giữa lúc trùm phát xít Đức đe dọa chiến tranh. Sau đó, việc cầm ô được xem là “gợi nhớ lại ký ức về Neville Chamberland”, ông Miller cho hay.
Đến những năm 1950, những người theo trường phái bảo thủ ở Mỹ cũng thích giương ô để công kích đối phương.
“Chiếc ô đã trở thành biểu tượng cho phe cực hữu ở Mỹ dùng để chỉ trích những ai có thái độ thỏa hiệp”, trong đó có Tổng thống John F. Kennedy ngay trước khi ông bị ám sát - ông Miller nói. Khi chiếc xe limousine của Kennedy đi ngang qua chính trị gia bảo thủ Louis Steven Witt ở Dallas vào ngày định mệnh đó, chính trị gia này đã giơ một chiếc ô màu đen. Nhiều người nói rằng, ông Witt làm vậy là để ngầm phản đối việc chính quyền Kennedy ủng hộ giải trừ vũ khí hạt nhân. Về sau, Witt được đặt biệt danh là “Umbrella Man” - “Người Ô”.
Trong một bài blog về vai trò biểu tượng của chiếc ô, học giả Miller viết rằng, sau khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon trở về từ chuyến thăm Trung Quốc lịch sử vào năm 1972, sinh viên Mỹ đã giương ô phản đối chuyến thăm này của ông.
Tuy nhiên, Miller đã không nhắc tới việc Nixon trở về Mỹ với một món quà của người Trung Quốc: một chiếc ô bằng lụa xanh.
Vào thời điểm hiện nay, cư dân mạng đang bàn luận sôi nổi về việc liệu chiếc ô sẽ mang ý nghĩa chính trị như thế nào ở Trung Quốc đại lục. Một trong những hình ảnh nổi tiếng của nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông là bức tranh Mao Trạch Đông đi tới Anyuan với một chiếc ô đã gấp lại trên tay.
Tuy nhiên, những câu hỏi lớn nhất vào lúc này lại xoay quanh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người nhiều khả năng nhất sẽ ra các quyết định về Hồng Kông. Năm ngoái, ông Tập Cận Bình được ca ngợi khi có một hành động “bình dân” hiếm gặp ở một nhà lãnh đạo Trung Quốc: tự mình cầm ô che mưa.