Bình ổn tỷ giá: Hướng đi nào của chính sách?
Trong 15 ngày đầu tháng 10 so với cuối tháng 9, tiền gửi tiết kiệm VND của người dân đã giảm 45 ngàn tỷ đồng
Cơn sốt USD và vàng trong nước những ngày qua đã tạo nên một biến động ngược chiều. Trong khi USD mất giá mạnh so với hầu hết các đồng tiền khác thì lại đang tăng giá tại thị trường Việt Nam. Đâu là nguyên nhân? Việc cung USD ra có đủ để bình ổn thị trường?
Bất cập chính sách
Tại đỉnh điểm của cơn sốt ngoại tệ, tâm lý kỳ vọng vào sự điều chỉnh tỷ giá đã lan rộng, và với thực tế mấy lần điều chỉnh vừa qua, có lẽ, gần như ai cũng đã nghĩ đến một kết cục không khó đoán... Chính vì tâm lý này trở nên phổ biến nên hành động khôn ngoan nhất là mua USD càng sớm càng tốt, đã đẩy thị trường ngoại tệ vào vòng xoáy tăng giá.
Số liệu chính thức cũng cho biết trạng thái ngoại hối các ngân hàng cũng giảm rất mạnh. Trước khi điều chỉnh tỷ giá hồi tháng 8/2010, trạng thái ngoại hối khoảng hơn 3%, gần đây giảm xuống hơn 1% và những ngày gần đây xuống “kịch” 0%. Nghĩa là, các ngân hàng cũng không phải dư thừa ngoại tệ để găm giữ không bán.
Tại cuộc gặp mặt báo chí sáng nay (4/11) tại Hà Nội, ông Lê Đức Thúy, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, cho rằng câu chuyện đã khởi nguồn từ lãi suất cho vay thấp của USD so với VND. Doanh nghiệp dự báo về khả năng căng thẳng ngoại tệ từ đầu năm và đa số các vay mượn đều tập trung vào USD. Họ vay nhiều, thậm chí vượt quá nhu cầu. Phần không cần thì doanh nghiệp lại bán ra để quay vòng và tạo ra nguồn cung giả tạo khiến có lúc giá USD tự do thấp hơn cả ngân hàng.
Nhưng, đây là các khoản vay ngắn hạn và đến lúc đáo hạn, doanh nghiệp phải mua USD trả nợ thì nguồn cung “ảo” đó đã dần cạn kiệt.
Theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, đến ngày 14/10/2010, tín dụng bằng USD đã tăng tới 52% so với đầu năm, trong khi tín dụng bằng VND chỉ tăng 14,6%. Tổng tín dụng đến 14/10/2010 tăng 21,3%.
Ngoài ra, trên thị trường đang có sự mất cân đối về cung cầu ngoại tệ cục bộ, đặc thù Việt Nam mà nguyên nhân là do “méo mó” trong những chính sách tiền tệ, lãi suất dẫn đến hành xử khác của người dân với VND. Cộng vào đó, sức ép giảm lãi suất tiền đồng càng làm giảm uy tín VND.
Việc căng thẳng cục bộ như vậy càng thúc đẩy doanh nghiệp, người dân tích trữ ngoại tệ. Trong 15 ngày đầu tháng 10 so với cuối tháng 9, tiền gửi tiết kiệm VND của người dân đã giảm 45 ngàn tỷ đồng.
“Dân không gửi tiền thì họ chi tiêu việc khác. Nhiều ngân hàng cũng cho tôi biết người gửi tiền đang rút tiền để mua USD và vàng”, ông Thúy cho biết. Giá vàng quốc tế lên mạnh, cộng với tỷ giá cũng biến động tăng. Người dân mua vàng thì phải gom USD qua thị trường tự do, do đó giá vàng tăng và USD cũng tăng.
Một tín hiệu khác: tiền gửi ngoại tệ tăng lên rất mạnh! Cuối tháng 9, số dư tiền gửi ngoại tệ thấp hơn số dư cho vay ngoại tệ khoảng 40 ngàn tỷ đồng. Chỉ trong 15 ngày đầu tháng 10, mức chênh lệch này chỉ còn là 20 ngàn tỷ đồng. Như vậy chỉ trong nửa tháng, tiền gửi ngoại tệ đã tăng thêm được 20 ngàn tỷ VND (quy đổi). Rõ ràng người dân đã rút tiền gửi bằng VND, mua ngoại tệ hoặc vàng, rồi gửi ngược lại ngân hàng.
“Như vậy cầu với ngoại tệ tăng và đương nhiên ngoại tệ tăng giá. Cộng vào đó là cách điều hành khiến người dân mất tin tưởng vào khả năng bình ổn tỷ giá”, ông Thúy nhận xét.
Vì sao không điều chỉnh tỷ giá?
Trong những lần hạ nhiệt thị trường ngoại tệ trước đây, biện pháp được áp dụng là tăng tỷ giá trung tâm hoặc/và điều chỉnh biên độ. Tuy nhiên, đại diện Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho biết Chính phủ nhận định trong thời điểm này điều chỉnh tỷ giá không có lợi, thậm chí có thể gây nên tác động dây truyền khó kiểm soát.
“Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB cũng cho rằng Việt Nam không cần phải điều chỉnh tỷ giá, đồng thời thực tế VND cũng không yếu đến mức như vậy khi xu hướng mất giá của USD trên thế giới là rõ ràng”, ông Thúy nói.
Việc điều chỉnh tỷ giá thường được cho là nhằm khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu. Tuy nhiên, theo Chính phủ, nếu để khuyến khích xuất khẩu thì đây cũng ko phải là công cụ mạnh và xuất khẩu cũng đã vượt kế hoạch, nhập siêu cũng giảm. Trong khi đó chỉ số giá tiêu dùng (CPI) như hiện nay là tín hiệu báo động so với khả năng kiểm soát lạm phát theo kế hoạch.
“Lạm phát có khả năng vượt trên 8% vì lũy kế từ đầu năm đã là 7,58%. Khi điều chỉnh tỷ giá có thể đẩy CPI tăng trên 1 con số, thất bại trong một mục tiêu quan trọng. Lòng tin của người dân vào khả năng ổn định vĩ mô cũng sụt giảm và đó mới là vòng xoáy nguy hiểm. Do đó thường trực Chính phủ kết luận không đặt vấn đề điều chỉnh tỷ giá”, ông Thúy cho biết.
Các giải pháp thực hiện ngay
Theo chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, những giải pháp phải thực hiện ngay là mạnh tay can thiệp để bình ổn bằng phương tiện vật chất. Cụ thể, nếu thị trường căng thẳng, ngoại tệ khan hiếm thì Ngân hàng Nhà nước phải can thiệp bán ngoại tệ ra. Số liệu từ Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho biết trong tháng 9, Ngân hàng Nhà nước đã mua tăng dự trữ được hơn 300 triệu USD, tháng 10 đã bán can thiệp 200 triệu USD, nhưng vẫn được đánh giá là chưa đủ mạnh để chặn đứng tâm lý khan hiếm ngoại tệ.
Vì vậy, Chính phủ chủ trương mạnh dạn can thiệp hơn để giữ ổn định, đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ cho các hoạt động kinh tế cần thiết như xăng dầu, phân bón, vật tư thiết bị sản xuất kinh doanh, không ưu tiên nhập khẩu hàng hóa xa xỉ, tiêu dùng. Khi có nhu cầu thực sự đó, phải đáp ứng ngay, không gây khó khăn, xem xét lâu để tạo tâm lý thiếu ngoại tệ.
Theo ông Thúy, dự trữ ngoại hối tuy đã giảm mạnh so với mức cao 23 tỷ USD trước đây nhưng phần còn lại trong tay Ngân hàng nhà nước cũng không phải là quá nhỏ bé, ít nhất vẫn cao hơn nhiều so với trước 2008: “Lượng dự trữ hiện nay không phải là quá “hẻo” để ổn định thị trường. Ngân hàng trung ương còn đủ để can thiệp vào những cơn sốt như hiện nay”.
Một giải pháp nữa là nâng cao tính thị trường cho lãi suất VND và USD. Chính phủ từng yêu cầu giảm lãi suất huy động và cho vay VND xuống để hỗ trợ sản xuất. Tuy nhiên đến nay tăng trưởng đã vượt mục tiêu trong khi CPI lại có nguy cơ tăng cao. Nếu lãi suất với VND càng thấp thì USD càng có giá. Vì vậy Chính phủ không đặt vấn đề yêu cầu giảm lãi suất nữa, để các ngân hàng thương mại huy động và cho vay theo thị trường.
“Chính phủ chủ trương làm cho lãi suất VND hợp lý theo thị trường hơn, chấp nhận lãi suất có thể tăng. Một số nước châu Á như Ấn Độ, Australia có đồng tiền tăng giá so với USD nhưng các ngân hàng trung ương đều tăng lãi suất lên vì sợ lạm phát. Ngân hàng Nhà nước sẽ sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở, các công cụ khác và lãi suất thị trường mở để điều chỉnh lãi suất VND”, ông Thúy nói.
Đánh giá về tác động phụ của việc lãi suất VND có thể tăng, vị Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, lãi suất nếu có tăng cũng không phải đột biến quá cao vì phải phù hợp với nhu cầu thị trường. Ảnh hưởng tới tăng trưởng, tiêu dùng là không nhiều.
“Theo ước tính của tôi, lãi suất huy động có tăng lên cũng chỉ khoảng 12-13% mà không có các khoản phụ phí. Mức cho vay khoảng 15-17% là mức thị trường chấp nhận được. Thực tế hiện tại cũng không xa lắm với con số này, nên lãi suất có nhích lên cũng không nhiều”, ông nói.
Với USD, ông Lê Đức Thúy cho biết trong bối cảnh hiện nay, sẽ không thực hiện các giải pháp có thể làm tăng lãi suất, như tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ. “Có đề xuất tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, vì sợ cho vay ngoại tệ tăng cao nên ngân hàng phải tăng lãi suất huy động USD. Khi tăng dự trữ bắt buộc thì sẽ tăng lãi suất cho vay, từ đó làm giảm vay ngoại tệ. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, việc làm cho lãi suất USD tăng lên thì càng làm USD có giá, từ đó càng khó kiểm soát tỷ giá”.
Bất cập chính sách
Tại đỉnh điểm của cơn sốt ngoại tệ, tâm lý kỳ vọng vào sự điều chỉnh tỷ giá đã lan rộng, và với thực tế mấy lần điều chỉnh vừa qua, có lẽ, gần như ai cũng đã nghĩ đến một kết cục không khó đoán... Chính vì tâm lý này trở nên phổ biến nên hành động khôn ngoan nhất là mua USD càng sớm càng tốt, đã đẩy thị trường ngoại tệ vào vòng xoáy tăng giá.
Số liệu chính thức cũng cho biết trạng thái ngoại hối các ngân hàng cũng giảm rất mạnh. Trước khi điều chỉnh tỷ giá hồi tháng 8/2010, trạng thái ngoại hối khoảng hơn 3%, gần đây giảm xuống hơn 1% và những ngày gần đây xuống “kịch” 0%. Nghĩa là, các ngân hàng cũng không phải dư thừa ngoại tệ để găm giữ không bán.
Tại cuộc gặp mặt báo chí sáng nay (4/11) tại Hà Nội, ông Lê Đức Thúy, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, cho rằng câu chuyện đã khởi nguồn từ lãi suất cho vay thấp của USD so với VND. Doanh nghiệp dự báo về khả năng căng thẳng ngoại tệ từ đầu năm và đa số các vay mượn đều tập trung vào USD. Họ vay nhiều, thậm chí vượt quá nhu cầu. Phần không cần thì doanh nghiệp lại bán ra để quay vòng và tạo ra nguồn cung giả tạo khiến có lúc giá USD tự do thấp hơn cả ngân hàng.
Nhưng, đây là các khoản vay ngắn hạn và đến lúc đáo hạn, doanh nghiệp phải mua USD trả nợ thì nguồn cung “ảo” đó đã dần cạn kiệt.
Theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, đến ngày 14/10/2010, tín dụng bằng USD đã tăng tới 52% so với đầu năm, trong khi tín dụng bằng VND chỉ tăng 14,6%. Tổng tín dụng đến 14/10/2010 tăng 21,3%.
Ngoài ra, trên thị trường đang có sự mất cân đối về cung cầu ngoại tệ cục bộ, đặc thù Việt Nam mà nguyên nhân là do “méo mó” trong những chính sách tiền tệ, lãi suất dẫn đến hành xử khác của người dân với VND. Cộng vào đó, sức ép giảm lãi suất tiền đồng càng làm giảm uy tín VND.
Việc căng thẳng cục bộ như vậy càng thúc đẩy doanh nghiệp, người dân tích trữ ngoại tệ. Trong 15 ngày đầu tháng 10 so với cuối tháng 9, tiền gửi tiết kiệm VND của người dân đã giảm 45 ngàn tỷ đồng.
“Dân không gửi tiền thì họ chi tiêu việc khác. Nhiều ngân hàng cũng cho tôi biết người gửi tiền đang rút tiền để mua USD và vàng”, ông Thúy cho biết. Giá vàng quốc tế lên mạnh, cộng với tỷ giá cũng biến động tăng. Người dân mua vàng thì phải gom USD qua thị trường tự do, do đó giá vàng tăng và USD cũng tăng.
Một tín hiệu khác: tiền gửi ngoại tệ tăng lên rất mạnh! Cuối tháng 9, số dư tiền gửi ngoại tệ thấp hơn số dư cho vay ngoại tệ khoảng 40 ngàn tỷ đồng. Chỉ trong 15 ngày đầu tháng 10, mức chênh lệch này chỉ còn là 20 ngàn tỷ đồng. Như vậy chỉ trong nửa tháng, tiền gửi ngoại tệ đã tăng thêm được 20 ngàn tỷ VND (quy đổi). Rõ ràng người dân đã rút tiền gửi bằng VND, mua ngoại tệ hoặc vàng, rồi gửi ngược lại ngân hàng.
“Như vậy cầu với ngoại tệ tăng và đương nhiên ngoại tệ tăng giá. Cộng vào đó là cách điều hành khiến người dân mất tin tưởng vào khả năng bình ổn tỷ giá”, ông Thúy nhận xét.
Vì sao không điều chỉnh tỷ giá?
Trong những lần hạ nhiệt thị trường ngoại tệ trước đây, biện pháp được áp dụng là tăng tỷ giá trung tâm hoặc/và điều chỉnh biên độ. Tuy nhiên, đại diện Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho biết Chính phủ nhận định trong thời điểm này điều chỉnh tỷ giá không có lợi, thậm chí có thể gây nên tác động dây truyền khó kiểm soát.
“Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB cũng cho rằng Việt Nam không cần phải điều chỉnh tỷ giá, đồng thời thực tế VND cũng không yếu đến mức như vậy khi xu hướng mất giá của USD trên thế giới là rõ ràng”, ông Thúy nói.
Việc điều chỉnh tỷ giá thường được cho là nhằm khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu. Tuy nhiên, theo Chính phủ, nếu để khuyến khích xuất khẩu thì đây cũng ko phải là công cụ mạnh và xuất khẩu cũng đã vượt kế hoạch, nhập siêu cũng giảm. Trong khi đó chỉ số giá tiêu dùng (CPI) như hiện nay là tín hiệu báo động so với khả năng kiểm soát lạm phát theo kế hoạch.
“Lạm phát có khả năng vượt trên 8% vì lũy kế từ đầu năm đã là 7,58%. Khi điều chỉnh tỷ giá có thể đẩy CPI tăng trên 1 con số, thất bại trong một mục tiêu quan trọng. Lòng tin của người dân vào khả năng ổn định vĩ mô cũng sụt giảm và đó mới là vòng xoáy nguy hiểm. Do đó thường trực Chính phủ kết luận không đặt vấn đề điều chỉnh tỷ giá”, ông Thúy cho biết.
Các giải pháp thực hiện ngay
Theo chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, những giải pháp phải thực hiện ngay là mạnh tay can thiệp để bình ổn bằng phương tiện vật chất. Cụ thể, nếu thị trường căng thẳng, ngoại tệ khan hiếm thì Ngân hàng Nhà nước phải can thiệp bán ngoại tệ ra. Số liệu từ Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho biết trong tháng 9, Ngân hàng Nhà nước đã mua tăng dự trữ được hơn 300 triệu USD, tháng 10 đã bán can thiệp 200 triệu USD, nhưng vẫn được đánh giá là chưa đủ mạnh để chặn đứng tâm lý khan hiếm ngoại tệ.
Vì vậy, Chính phủ chủ trương mạnh dạn can thiệp hơn để giữ ổn định, đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ cho các hoạt động kinh tế cần thiết như xăng dầu, phân bón, vật tư thiết bị sản xuất kinh doanh, không ưu tiên nhập khẩu hàng hóa xa xỉ, tiêu dùng. Khi có nhu cầu thực sự đó, phải đáp ứng ngay, không gây khó khăn, xem xét lâu để tạo tâm lý thiếu ngoại tệ.
Theo ông Thúy, dự trữ ngoại hối tuy đã giảm mạnh so với mức cao 23 tỷ USD trước đây nhưng phần còn lại trong tay Ngân hàng nhà nước cũng không phải là quá nhỏ bé, ít nhất vẫn cao hơn nhiều so với trước 2008: “Lượng dự trữ hiện nay không phải là quá “hẻo” để ổn định thị trường. Ngân hàng trung ương còn đủ để can thiệp vào những cơn sốt như hiện nay”.
Một giải pháp nữa là nâng cao tính thị trường cho lãi suất VND và USD. Chính phủ từng yêu cầu giảm lãi suất huy động và cho vay VND xuống để hỗ trợ sản xuất. Tuy nhiên đến nay tăng trưởng đã vượt mục tiêu trong khi CPI lại có nguy cơ tăng cao. Nếu lãi suất với VND càng thấp thì USD càng có giá. Vì vậy Chính phủ không đặt vấn đề yêu cầu giảm lãi suất nữa, để các ngân hàng thương mại huy động và cho vay theo thị trường.
“Chính phủ chủ trương làm cho lãi suất VND hợp lý theo thị trường hơn, chấp nhận lãi suất có thể tăng. Một số nước châu Á như Ấn Độ, Australia có đồng tiền tăng giá so với USD nhưng các ngân hàng trung ương đều tăng lãi suất lên vì sợ lạm phát. Ngân hàng Nhà nước sẽ sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở, các công cụ khác và lãi suất thị trường mở để điều chỉnh lãi suất VND”, ông Thúy nói.
Đánh giá về tác động phụ của việc lãi suất VND có thể tăng, vị Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, lãi suất nếu có tăng cũng không phải đột biến quá cao vì phải phù hợp với nhu cầu thị trường. Ảnh hưởng tới tăng trưởng, tiêu dùng là không nhiều.
“Theo ước tính của tôi, lãi suất huy động có tăng lên cũng chỉ khoảng 12-13% mà không có các khoản phụ phí. Mức cho vay khoảng 15-17% là mức thị trường chấp nhận được. Thực tế hiện tại cũng không xa lắm với con số này, nên lãi suất có nhích lên cũng không nhiều”, ông nói.
Với USD, ông Lê Đức Thúy cho biết trong bối cảnh hiện nay, sẽ không thực hiện các giải pháp có thể làm tăng lãi suất, như tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ. “Có đề xuất tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, vì sợ cho vay ngoại tệ tăng cao nên ngân hàng phải tăng lãi suất huy động USD. Khi tăng dự trữ bắt buộc thì sẽ tăng lãi suất cho vay, từ đó làm giảm vay ngoại tệ. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, việc làm cho lãi suất USD tăng lên thì càng làm USD có giá, từ đó càng khó kiểm soát tỷ giá”.