Bỏ hay không bỏ kỳ hạn tiền gửi "siêu" ngắn?
Các ngân hàng phía Bắc cho rằng nên bỏ kỳ hạn huy động tiền gửi dưới một tháng nhưng ở phía Nam thì ngược lại
Các ngân hàng phía Bắc cho rằng nên bỏ kỳ hạn huy động tiền gửi dưới một tháng nhưng ở phía Nam thì ngược lại. Được và mất gì khi duy trì loại kỳ hạn "siêu" ngắn này?
Theo thông báo của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), tại cuộc tọa đàm về huy động vốn theo tuần, đã có sự khác biệt quan điểm giữa các ngân hàng phía Bắc và phía Nam.
Có nhu cầu thì phải đáp ứng
VNBA cho biết: "Các Hội viên phía Bắc thống nhất bỏ huy động vốn tuần vì tình hình vốn khả dụng không còn căng thẳng như trước đây, thậm chí có lúc biểu hiện dư thừa, nên chỉ huy động vốn không kỳ hạn và các kỳ hạn từ 1 tháng trở lên. Trong khi đó, Hội viên các tỉnh phía Nam lại đề nghị để nguyên loại huy động vốn theo tuần như hiện nay, vì do yêu cầu thị trường và để đa dạng các sản phẩm huy động vốn".
Ông Võ Khắc Tín, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Thái Bình Dương (Pacific Bank) bày tỏ: "Chẳng việc gì phải bỏ loại kỳ hạn này vì nếu duy trì thì cả khách hàng và ngân hàng đều được lợi bởi điều này xuất phát từ nhu cầu thị trường".
Ông Tín phân tích: nếu khách hàng gửi một tuần, tuần sau họ tiếp tục gửi thì ngân hàng được giữ tiền hai tuần. Tương tự, khách hàng gửi thêm tuần thứ ba hay thứ tư thì ngân hàng đã cầm tiền khách tới ba tuần hay một tháng trong khi chỉ phải trả lãi suất tuần, thấp hơn hàng chục phầm trăm so với chi trả lãi suất theo tháng.
Ngoài ra, người gửi tiền cũng được lợi ở chỗ: nếu khách hàng muốn rút tiền cũng thuận lợi, khác với việc việc gửi theo tháng, nếu rút trước hạn sẽ bị thiệt do bị tính vào mức lãi suất không kỳ hạn, mức thấp nhất trong các loại kỳ hạn tiền gửi. Đã đành như thế nhưng liệu việc gửi vào/rút ra liên tục của khách hàng có làm ảnh hưởng đến tính chủ động nguồn vốn để phát triển kế hoạch kinh doanh dài hạn?
Lãnh đạo một ngân hàng khác cho rằng, đó là việc của mỗi ngân hàng và họ đều có thể tính toán được. Theo đó, khi nhận tiền gửi tuần, ngân hàng phải có cách tính toán sử dụng phù hợp.
Trên thực tế, khi thị trường đang có cung mà ngân hàng lại từ chối thì ở một chừng mực nào đó, vô hình trung đã từ chối nhận tiền gửi nhàn rỗi và chỉ nhận tiền gửi có kỳ hạn. Hơn nữa, giữ lãi suất tuần, còn xuất phát từ quan điểm phân tích dòng vốn chu chuyển trong nền kinh tế.
Nắn lại đường cong lãi suất
Đồng tình với ông Tín, bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký VNBA nói: "Quan điểm của VNBA là ngân hàng nào muốn tồn tại loại kỳ hạn này thì cứ duy trì theo cơ chế thị trường nhưng nếu cứ chạy đua theo loại kỳ hạn này sẽ rất nguy hiểm. Vấn đề không phải bỏ hay không bỏ kỳ hạn tuần mà là giá bao nhiêu!".
"Giá bao nhiêu" ở đây theo bà Hương là lãi suất huy động tuần và dưới một tháng phải thấp hơn lãi suất huy động trung và dài hạn.
Làm như vậy, đem lại hai tác dụng. Thứ nhất, đưa đường cong lãi suất phù hợp với quy luật hoạt động thị trường lãi suất: lãi suất kỳ hạn dài phải cao hơn lãi suất kỳ hạn ngắn.
Thứ hai, nếu đồng thuận cùng nhau đưa giá kỳ hạn ngắn xuống thấp thì sẽ góp phần tác động (chứ không phải ép) đến khách hàng gửi dài hạn. Khi đó, ngân hàng vừa có nguồn vốn để đầu tư dài hạn, chủ động trong kế hoạch kinh doanh, vừa giảm được chi phí vô lý. Khi đã giảm được chi phí vô lý, sẽ giảm lãi suất đầu ra, tác động hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, còn khắc phục được sự vô lý trên thị trường lãi suất hiện nay là người gửi tiền càng dài càng bị thiệt so với gửi siêu ngắn. Rất dễ xảy ra tình trạng các khách hàng thay vì gửi tiền dài hạn sẽ rút ra để gửi theo lãi suất này và các ngân hàng lớn theo phân khúc của mình, chuyên đầu tư trung và dài hạn sẽ bị "chảy máu" nguồn vốn.
Điều này rất dễ nhận thấy hiện nay, đó là các ngân hàng lớn, trong đó có ngân hàng quốc doanh hiện đang nắm giữ một lượng tiền gửi không kỳ hạn chiếm tới 30% cơ cấu tổng nguồn vốn huy động với mức lãi suất thấp nhất trong các loại lãi suất có kỳ hạn.
Việc xuất hiện loại kỳ hạn tiền gửi siêu ngắn có mức lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, đã kéo theo một lượng vốn từ các ngân hàng này chảy sang các ngân hàng có kỳ hạn tuần.
Trong khi đó, theo phân khúc thị trường, các ngân hàng lớn là những đơn vị cung vốn cho những doanh nghiệp tạo cân đối lớn cho nền kinh tế. Nếu không có lượng tiền gửi dài hơi (chí ít từ một tháng trở lên) và chỉ loay hoay với loại kỳ hạn tuần, họ sẽ không chủ động được nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư trung và dài hạn cho nền kinh tế.
Với thực tế này, liệu cơ quan quản lý có áp dụng biện pháp hành chính để bỏ kỳ hạn huy động tuần? Ông Tín cho rằng, điều này là không cần thiết vì không giải quyết được vấn đề gì. Bởi lẽ, các ngân hàng hiện vẫn áp dụng hình thức "gửi tiết kiệm linh hoạt", được phép rút gốc trước hạn.
Xung quanh câu chuyện bỏ lãi suất huy động tuần, vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ trong điều hành chính sách tiền tệ hiện nay.
Theo thông báo của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), tại cuộc tọa đàm về huy động vốn theo tuần, đã có sự khác biệt quan điểm giữa các ngân hàng phía Bắc và phía Nam.
Có nhu cầu thì phải đáp ứng
VNBA cho biết: "Các Hội viên phía Bắc thống nhất bỏ huy động vốn tuần vì tình hình vốn khả dụng không còn căng thẳng như trước đây, thậm chí có lúc biểu hiện dư thừa, nên chỉ huy động vốn không kỳ hạn và các kỳ hạn từ 1 tháng trở lên. Trong khi đó, Hội viên các tỉnh phía Nam lại đề nghị để nguyên loại huy động vốn theo tuần như hiện nay, vì do yêu cầu thị trường và để đa dạng các sản phẩm huy động vốn".
Ông Võ Khắc Tín, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Thái Bình Dương (Pacific Bank) bày tỏ: "Chẳng việc gì phải bỏ loại kỳ hạn này vì nếu duy trì thì cả khách hàng và ngân hàng đều được lợi bởi điều này xuất phát từ nhu cầu thị trường".
Ông Tín phân tích: nếu khách hàng gửi một tuần, tuần sau họ tiếp tục gửi thì ngân hàng được giữ tiền hai tuần. Tương tự, khách hàng gửi thêm tuần thứ ba hay thứ tư thì ngân hàng đã cầm tiền khách tới ba tuần hay một tháng trong khi chỉ phải trả lãi suất tuần, thấp hơn hàng chục phầm trăm so với chi trả lãi suất theo tháng.
Ngoài ra, người gửi tiền cũng được lợi ở chỗ: nếu khách hàng muốn rút tiền cũng thuận lợi, khác với việc việc gửi theo tháng, nếu rút trước hạn sẽ bị thiệt do bị tính vào mức lãi suất không kỳ hạn, mức thấp nhất trong các loại kỳ hạn tiền gửi. Đã đành như thế nhưng liệu việc gửi vào/rút ra liên tục của khách hàng có làm ảnh hưởng đến tính chủ động nguồn vốn để phát triển kế hoạch kinh doanh dài hạn?
Lãnh đạo một ngân hàng khác cho rằng, đó là việc của mỗi ngân hàng và họ đều có thể tính toán được. Theo đó, khi nhận tiền gửi tuần, ngân hàng phải có cách tính toán sử dụng phù hợp.
Trên thực tế, khi thị trường đang có cung mà ngân hàng lại từ chối thì ở một chừng mực nào đó, vô hình trung đã từ chối nhận tiền gửi nhàn rỗi và chỉ nhận tiền gửi có kỳ hạn. Hơn nữa, giữ lãi suất tuần, còn xuất phát từ quan điểm phân tích dòng vốn chu chuyển trong nền kinh tế.
Nắn lại đường cong lãi suất
Đồng tình với ông Tín, bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký VNBA nói: "Quan điểm của VNBA là ngân hàng nào muốn tồn tại loại kỳ hạn này thì cứ duy trì theo cơ chế thị trường nhưng nếu cứ chạy đua theo loại kỳ hạn này sẽ rất nguy hiểm. Vấn đề không phải bỏ hay không bỏ kỳ hạn tuần mà là giá bao nhiêu!".
"Giá bao nhiêu" ở đây theo bà Hương là lãi suất huy động tuần và dưới một tháng phải thấp hơn lãi suất huy động trung và dài hạn.
Làm như vậy, đem lại hai tác dụng. Thứ nhất, đưa đường cong lãi suất phù hợp với quy luật hoạt động thị trường lãi suất: lãi suất kỳ hạn dài phải cao hơn lãi suất kỳ hạn ngắn.
Thứ hai, nếu đồng thuận cùng nhau đưa giá kỳ hạn ngắn xuống thấp thì sẽ góp phần tác động (chứ không phải ép) đến khách hàng gửi dài hạn. Khi đó, ngân hàng vừa có nguồn vốn để đầu tư dài hạn, chủ động trong kế hoạch kinh doanh, vừa giảm được chi phí vô lý. Khi đã giảm được chi phí vô lý, sẽ giảm lãi suất đầu ra, tác động hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, còn khắc phục được sự vô lý trên thị trường lãi suất hiện nay là người gửi tiền càng dài càng bị thiệt so với gửi siêu ngắn. Rất dễ xảy ra tình trạng các khách hàng thay vì gửi tiền dài hạn sẽ rút ra để gửi theo lãi suất này và các ngân hàng lớn theo phân khúc của mình, chuyên đầu tư trung và dài hạn sẽ bị "chảy máu" nguồn vốn.
Điều này rất dễ nhận thấy hiện nay, đó là các ngân hàng lớn, trong đó có ngân hàng quốc doanh hiện đang nắm giữ một lượng tiền gửi không kỳ hạn chiếm tới 30% cơ cấu tổng nguồn vốn huy động với mức lãi suất thấp nhất trong các loại lãi suất có kỳ hạn.
Việc xuất hiện loại kỳ hạn tiền gửi siêu ngắn có mức lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, đã kéo theo một lượng vốn từ các ngân hàng này chảy sang các ngân hàng có kỳ hạn tuần.
Trong khi đó, theo phân khúc thị trường, các ngân hàng lớn là những đơn vị cung vốn cho những doanh nghiệp tạo cân đối lớn cho nền kinh tế. Nếu không có lượng tiền gửi dài hơi (chí ít từ một tháng trở lên) và chỉ loay hoay với loại kỳ hạn tuần, họ sẽ không chủ động được nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư trung và dài hạn cho nền kinh tế.
Với thực tế này, liệu cơ quan quản lý có áp dụng biện pháp hành chính để bỏ kỳ hạn huy động tuần? Ông Tín cho rằng, điều này là không cần thiết vì không giải quyết được vấn đề gì. Bởi lẽ, các ngân hàng hiện vẫn áp dụng hình thức "gửi tiết kiệm linh hoạt", được phép rút gốc trước hạn.
Xung quanh câu chuyện bỏ lãi suất huy động tuần, vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ trong điều hành chính sách tiền tệ hiện nay.