Hiệp hội Ngân hàng kêu gọi điều chỉnh đường cong lãi suất
Ngày 14/10, Hiệp hội Ngân hàng có công văn kêu gọi các hội viên điều chỉnh đường cong lãi suất từng bước trở lại như thông lệ
Ngày 14/10, Hiệp hội Ngân hàng có công văn kêu gọi các hội viên điều chỉnh đường cong lãi suất từng bước trở lại như thông lệ.
Đây cũng là thông tin chính thức từ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) sau cuộc tọa đàm về lãi suất huy động giữa các hội viên tại các tỉnh phía Bắc và phía Nam trong ngày 8 và 9/10 vừa qua.
VNBA cho biết, tại cuộc tọa đàm trên, trước tình hình thanh khoản của các ngân hàng đã đảm bảo tốt, các hội viên “đều thống nhất cao là đã đến lúc các ngân hàng phải nghiên cứu để điều chỉnh lãi suất huy động”.
Tuy nhiên, về huy động vốn theo kỳ hạn tuần, có những ý kiến khác biệt nhau: Các hội viên phía Bắc thống nhất bỏ huy động vốn tuần vì tình hình vốn khả dụng không còn căng thẳng như trước đây, thậm chí có lúc biểu hiện dư thừa, nên chỉ huy động vốn không kỳ han và các kỳ hạn từ 1 tháng trở lên; trong khi đó hội viên các tỉnh phía Nam lại đề nghị để nguyên loại huy động vốn theo tuần như hiện nay, vì do yêu cầu thị trường và để đa dạng các sản phẩm huy động vốn.
Trên cơ sở tập hợp các ý kiến, VNBA cho rằng các thành viên cần thống nhất một số vấn đề có tính nguyên tắc sau:
- Tùy theo nhu cầu của thị trường và tình hình thực tế của mỗi hội viên để từng tổ chức hội viên tự quyết định các kỳ hạn huy động vốn.
- Các hội viên tùy theo tình hình thực tế của đơn vị mình mà quyết định các loại sản phẩm huy động vốn và giá của từng loại sản phẩm đó, với mục đích là mỗi tổ chức hội viên tự xây dựng lộ trình điều chỉnh đường cong lãi suất để từng bước hướng tới thông lệ, vốn huy động có thời hạn dài lãi suất cao hơn vốn huy động có thời hạn ngắn để khuyến khích người gửi tiền dài hạn, giúp các ngân hàng thương mại có nguồn vốn ổn định để chủ động kế hoạch đầu tư, góp phần phục vụ nền kinh tế có hiệu quả.
Ngoài ra, VNBA kêu gọi các hội viên tiếp tục thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Chính phủ và sự điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, có chính sách ưu tiên vốn cho vay các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, sản xuất nông nghiệp, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần phát triển sản xuất, ổn định an sinh xã hội.
Đây cũng là thông tin chính thức từ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) sau cuộc tọa đàm về lãi suất huy động giữa các hội viên tại các tỉnh phía Bắc và phía Nam trong ngày 8 và 9/10 vừa qua.
VNBA cho biết, tại cuộc tọa đàm trên, trước tình hình thanh khoản của các ngân hàng đã đảm bảo tốt, các hội viên “đều thống nhất cao là đã đến lúc các ngân hàng phải nghiên cứu để điều chỉnh lãi suất huy động”.
Tuy nhiên, về huy động vốn theo kỳ hạn tuần, có những ý kiến khác biệt nhau: Các hội viên phía Bắc thống nhất bỏ huy động vốn tuần vì tình hình vốn khả dụng không còn căng thẳng như trước đây, thậm chí có lúc biểu hiện dư thừa, nên chỉ huy động vốn không kỳ han và các kỳ hạn từ 1 tháng trở lên; trong khi đó hội viên các tỉnh phía Nam lại đề nghị để nguyên loại huy động vốn theo tuần như hiện nay, vì do yêu cầu thị trường và để đa dạng các sản phẩm huy động vốn.
Trên cơ sở tập hợp các ý kiến, VNBA cho rằng các thành viên cần thống nhất một số vấn đề có tính nguyên tắc sau:
- Tùy theo nhu cầu của thị trường và tình hình thực tế của mỗi hội viên để từng tổ chức hội viên tự quyết định các kỳ hạn huy động vốn.
- Các hội viên tùy theo tình hình thực tế của đơn vị mình mà quyết định các loại sản phẩm huy động vốn và giá của từng loại sản phẩm đó, với mục đích là mỗi tổ chức hội viên tự xây dựng lộ trình điều chỉnh đường cong lãi suất để từng bước hướng tới thông lệ, vốn huy động có thời hạn dài lãi suất cao hơn vốn huy động có thời hạn ngắn để khuyến khích người gửi tiền dài hạn, giúp các ngân hàng thương mại có nguồn vốn ổn định để chủ động kế hoạch đầu tư, góp phần phục vụ nền kinh tế có hiệu quả.
Ngoài ra, VNBA kêu gọi các hội viên tiếp tục thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Chính phủ và sự điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, có chính sách ưu tiên vốn cho vay các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, sản xuất nông nghiệp, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần phát triển sản xuất, ổn định an sinh xã hội.