Bộ trưởng kể chuyện làm đại biểu Quốc hội
Chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh khi thực hiện vai trò "kép": đại biểu Quốc hội - Bộ trưởng
Không phải là những vấn đề “đặc sệt” về tài chính, mà việc thực hiện vai trò “kép” bộ trưởng - đại biểu Quốc hội mới là nội dung được Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh chia sẻ với VnEconomy, khi Quốc hội khóa 12 đang họp kỳ sau cuối.
Cũng là khi sắp diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa mới, và có không ít ý kiến cho rằng nên giảm bớt số lượng đại biểu trong cơ quan hành pháp.
Bộ trưởng Ninh nói rằng, người đứng đầu ngành tài chính làm đại biểu Quốc hội thì rất lợi, nhưng là lợi chung chứ không phải lợi riêng. Và điều được ông liên tục nhấn mạnh, là luôn luôn phải tự trách mình trước khi gặp phải sự chưa đồng thuận trong nghị trường.
Thưa ông, nhiều người nhận xét ông là vị bộ trưởng hiếm hoi tham dự gần như đầy đủ các phiên họp của Quốc hội. Có lý do đặc biệt gì ngoài trách nhiệm không?
Tham gia vào Quốc hội thì rõ ràng là có bận rộn thêm và phải thu xếp hợp lý thì mới hài hòa công việc. Đi họp nhiều phải làm ngoài giờ, nếu không thì công việc đọng lại.
Tuy nhiên với các nơi khác thì mình không biết nhưng với ngành tài chính thì mình thấy có cái lợi, lợi chung chứ không phải riêng đâu. Vì ngành mình phạm vi tương đối rộng, cơ chế chính sách nhiều, tác động tương đối rộng lớn. Như chính sách thuế động đến đến toàn dân, đến tất cả các thành phần kinh tế.
Ở Quốc hội thì mình nghe được trực tiếp tiếng nói của đại biểu, đại biểu lại thu thập từ cử tri lên. Cũng có những cái rất gai góc rất ngược chiều nhau. Song mình hiểu được cặn kẽ vấn đề đại biểu muốn là gì thì có điều kiện tiếp thu, chỉnh lý đáp ứng hoàn thiện cho đạt yêu cầu.
Cái hay là mình ở đấy nên mình có điều kiện giải thích ngay được, có thể trao đổi ngay được thì có thể ban đầu đại biểu có thể chưa đồng tình nhưng sau đó lại hiểu ngược lại và chia sẻ với mình. Cái đó rất là thuận lợi.
Lấy ví dụ khi Quốc hội thảo luận dự án luật nào đó mang tính kỹ thuật cao thì khó hiểu lắm, nhưng mình diễn giải nôm na thì lại nhận được sự ủng hộ rất cao. Điều đó rất thuận lợi chung cho chính sách của nhà nước khi triển khai thực hiện.
Nhiều khi mình ngồi mình nghĩ tại sao có người phản đối mạnh mẽ như thế, tại sao có người nói chưa chuẩn như thế thì trước hết mình phải tự trách mình cái đã, chứ không phải trách người ta. Vì ở mỗi vị trí khác nhau thì nhìn nhận khác nhau là chuyện bình thường, mình phải thấy là mình đưa thông tin chưa đầy đủ, giải thích chưa cặn kẽ, không làm cho người ta hiểu được thì mình phải thay đổi suy nghĩ. Sau đó mình phải thay đổi cách đưa thông tin, thay đổi cách báo cáo, và nhận được sự đồng thuận, những lần như như thế mình cho là rất hiệu quả.
Một ví dụ cụ thể hơn, thưa Bộ trưởng?
Nhiều lắm, rất nhiều dẫn chứng. Như hồi thông qua Luật Thuế thu nhập cá nhân, thì nhiều người hỏi tôi là có phải tất cả mọi người dân phải nộp thuế này không. Thậm chí là trên truyền hình họ đã phỏng vấn cả lái xe ôm, lái taxi, tưởng chừng như mấy ông này phải đóng thuế đến nơi rồi.
Tôi nghĩ, thôi chết rồi, làm cho mọi người hiểu nhầm rồi, rồi tôi về chuẩn bị báo cáo 4 trang thôi, nói rất nôm na, chứ không nói kỹ thuật gì cả. Tôi đưa số liệu, là số người nộp thuế hồi đấy chỉ có 400.000 thôi, mà cả nước trên 80 triệu dân.
Nếu một người thu nhập cỡ 10 triệu có 2 người phụ thuộc thì chỉ nộp hơn trăm nghìn thôi, chứ có phải thu đa số của 10 triệu hay là thu hết cả đâu.
Cái nữa tôi chú trọng làm rõ, là thu vào ai? Hồi đấy, 20% người nước ngoài nộp 80% số thuế, còn 80% người Việt Nam nộp 20% số thuế thôi thì mọi người hiểu ngay là thuế này điều tiết vào đâu.
Thậm chí bên Mặt trận Tổ quốc lúc đầu cũng rất căng thẳng, nhưng sau khi nghe tôi giải thích, bác Chủ tịch Mặt trận bảo tôi thế mà ông không nói ngay từ đầu, tôi tưởng mấy chục triệu người nộp đến nơi rồi, chứ chỉ có 400 nghìn người thôi à.
Một số việc khác mình giải thích nôm như thế và bằng con số như thế thì có những đại biểu khác hôm trước phản đối, hôm sau ủng hộ.
Thưa Bộ trưởng…
À để mình nêu ví dụ này nữa đã nhé.
Hôm thông qua Luật Thuế tài nguyên cũng có nhiều người nhất định đề nghị phải tăng thuế để hạn chế xuất khẩu. Nghe qua thì có vẻ rất đúng, nhưng lại không thể làm như thế. Và mình giải thích nôm na rất dễ hiểu, là tài nguyên không chỉ xuất khẩu mà còn phục vụ trong nước sản xuất trong nước. Nếu đánh thuế rất cao để hạn chế xuất khẩu thì sản xuất trong nước “chết”.
Thuế là một hệ thống chính sách điều tiết hỗ trợ lẫn nhau nên nếu để hạn chế xuất khẩu thì đánh thuế xuất khẩu cao, nếu chỉ dùng trong nước thì không phải chịu thuế xuất khẩu. Vì thế không nên tăng thuế tài nguyên quá cao.
Có thể Bộ trưởng còn nhiều ví dụ nữa, nhưng chắc đó cũng không phải nguyên nhân duy nhất khiến ông “thích” đi họp Quốc hội?
Khi làm đại biểu Quốc hội, mình có điều kiện tiếp xúc rộng và lắng nghe bức xúc thực sự của cử tri để lắng nghe mà sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách của Nhà nước sao cho phù hợp, đó là điều cũng hết sức quan trọng.
Mình nhớ trước đây đi khảo sát ở cơ sở thấy đóng góp của dân quá lớn vì phải đóng quá nhiều khoản, khiến dân gặp rất nhiều khó khăn.
Khi về mình kiến nghị bỏ cái huy động mang tính bắt buộc theo kiểu bổ vào đầu người như thế. Sau đó Thủ tướng đã ra chỉ thị bỏ cái đó, còn bây giờ đang giám sát việc triển khai thực hiện chỉ thị này. Có nhiều cái từ thực tiễn thành cơ chế chính sách như thế.
Tại nghị trường, gần như kỳ họp nào ông cũng báo cáo hoặc được mời làm rõ thêm nhiều vấn đề với tư cách tư lệnh ngành tài chính. Vậy có lúc nào Bộ trưởng hoàn toàn “quên” vai trò đại biểu để thuyết phục Quốc hội?
Không bao giờ mình nghĩ là mình phải đạt bằng được cái mình đưa ra. Cái gì đưa ra chưa chuẩn thì điều chỉnh, không phải với đại biểu mà với báo chí cũng thế. Ở cơ quan tôi chỉ đạo, nghiên cứu những vấn đề báo chí nêu rất nghiêm túc, nếu nói đúng thì sửa còn chưa thì mình nói lại, chứ đâu phải mình cứ bảo thủ cho là mình đúng hết tất cả.
Hơn nữa chính sách có thể đúng ở thời điểm này, không đúng ở thời điểm khác vì nó là quá trình vận động, có thể phù hợp lúc này không phù hợp lúc khác.
Là một trong số các vị bộ trưởng đăng đàn trả lời chất vấn nhiều nhất, có lúc nào ông “toát mồ hôi” trước sự truy vấn của Quốc hội?
(Đắn đo một chút) Cũng chưa đến mức như thế, tất nhiên cũng có lúc lo lắng, khi mà đại biểu hỏi quá cụ thể việc gì đấy. Còn những nguyên tắc chung, đường hướng chung thì mình không ngại. Khi đại biểu quá cụ thể mà mình không nhớ thì cũng có lúc người ta cho rằng mình không nắm được vấn đề nên cũng phải lo lắng 1 chút chứ.
Nếu có ai đó nhận xét là tại nghị trường mới chỉ thấy Bộ trưởng Ninh mà chưa thấy đại biểu Ninh thì ông nghĩ sao?
(Cười thoải mái) Cái đó thì tùy nhận xét của mọi người chứ mình sao mà biết được. Nhưng cá nhân mình thì thấy hai việc đó hỗ trợ cho nhau rất tốt.
Tất nhiên là làm đại biểu phải mất nhiều thời gian hơn chứ. Nhưng hầu hết các luật từ Chính phủ đã phải thảo luận và với tư cách thành viên chính phủ thì mình đã có điều kiện tham gia rồi. Bên cạnh đó qua đoàn đại biểu thì không có luật nào mà mình không có ý kiến bằng văn bản chính thức, mà không chỉ riêng về lĩnh vực tài chính đâu mà còn về tất cả các luật khác.
Từ kinh nghiệm hoạt động nghị trường, ông có chia sẻ với nhiều ý kiến cho rằng nên giảm số lượng đại biểu tại cơ quan hành pháp trong Quốc hội khóa tới. Thậm chí có ý kiến cho rằng đã là bộ trưởng dứt khoát không nên làm đại biểu?
Cái này bình luận hơi khó, vì mỗi người ở mỗi vị trí khác nhau thì có nhận xét khác nhau. Còn mình thì mình thấy ở Bộ Tài chính người đứng đầu tham gia Quốc hội rất thuận lợi trong công việc của mình. Như lúc nãy mình nói, nếu không có mình ở Quốc hội thì có ai đưa ra những bình luận chưa chuẩn lắm thì có khi người ta vẫn hiểu như thế, nhưng mình biết mình giải thích ngay thì có khi lại đồng thuận được.
Cũng là khi sắp diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa mới, và có không ít ý kiến cho rằng nên giảm bớt số lượng đại biểu trong cơ quan hành pháp.
Bộ trưởng Ninh nói rằng, người đứng đầu ngành tài chính làm đại biểu Quốc hội thì rất lợi, nhưng là lợi chung chứ không phải lợi riêng. Và điều được ông liên tục nhấn mạnh, là luôn luôn phải tự trách mình trước khi gặp phải sự chưa đồng thuận trong nghị trường.
Thưa ông, nhiều người nhận xét ông là vị bộ trưởng hiếm hoi tham dự gần như đầy đủ các phiên họp của Quốc hội. Có lý do đặc biệt gì ngoài trách nhiệm không?
Tham gia vào Quốc hội thì rõ ràng là có bận rộn thêm và phải thu xếp hợp lý thì mới hài hòa công việc. Đi họp nhiều phải làm ngoài giờ, nếu không thì công việc đọng lại.
Tuy nhiên với các nơi khác thì mình không biết nhưng với ngành tài chính thì mình thấy có cái lợi, lợi chung chứ không phải riêng đâu. Vì ngành mình phạm vi tương đối rộng, cơ chế chính sách nhiều, tác động tương đối rộng lớn. Như chính sách thuế động đến đến toàn dân, đến tất cả các thành phần kinh tế.
Ở Quốc hội thì mình nghe được trực tiếp tiếng nói của đại biểu, đại biểu lại thu thập từ cử tri lên. Cũng có những cái rất gai góc rất ngược chiều nhau. Song mình hiểu được cặn kẽ vấn đề đại biểu muốn là gì thì có điều kiện tiếp thu, chỉnh lý đáp ứng hoàn thiện cho đạt yêu cầu.
Cái hay là mình ở đấy nên mình có điều kiện giải thích ngay được, có thể trao đổi ngay được thì có thể ban đầu đại biểu có thể chưa đồng tình nhưng sau đó lại hiểu ngược lại và chia sẻ với mình. Cái đó rất là thuận lợi.
Lấy ví dụ khi Quốc hội thảo luận dự án luật nào đó mang tính kỹ thuật cao thì khó hiểu lắm, nhưng mình diễn giải nôm na thì lại nhận được sự ủng hộ rất cao. Điều đó rất thuận lợi chung cho chính sách của nhà nước khi triển khai thực hiện.
Nhiều khi mình ngồi mình nghĩ tại sao có người phản đối mạnh mẽ như thế, tại sao có người nói chưa chuẩn như thế thì trước hết mình phải tự trách mình cái đã, chứ không phải trách người ta. Vì ở mỗi vị trí khác nhau thì nhìn nhận khác nhau là chuyện bình thường, mình phải thấy là mình đưa thông tin chưa đầy đủ, giải thích chưa cặn kẽ, không làm cho người ta hiểu được thì mình phải thay đổi suy nghĩ. Sau đó mình phải thay đổi cách đưa thông tin, thay đổi cách báo cáo, và nhận được sự đồng thuận, những lần như như thế mình cho là rất hiệu quả.
Một ví dụ cụ thể hơn, thưa Bộ trưởng?
Nhiều lắm, rất nhiều dẫn chứng. Như hồi thông qua Luật Thuế thu nhập cá nhân, thì nhiều người hỏi tôi là có phải tất cả mọi người dân phải nộp thuế này không. Thậm chí là trên truyền hình họ đã phỏng vấn cả lái xe ôm, lái taxi, tưởng chừng như mấy ông này phải đóng thuế đến nơi rồi.
Tôi nghĩ, thôi chết rồi, làm cho mọi người hiểu nhầm rồi, rồi tôi về chuẩn bị báo cáo 4 trang thôi, nói rất nôm na, chứ không nói kỹ thuật gì cả. Tôi đưa số liệu, là số người nộp thuế hồi đấy chỉ có 400.000 thôi, mà cả nước trên 80 triệu dân.
Nếu một người thu nhập cỡ 10 triệu có 2 người phụ thuộc thì chỉ nộp hơn trăm nghìn thôi, chứ có phải thu đa số của 10 triệu hay là thu hết cả đâu.
Cái nữa tôi chú trọng làm rõ, là thu vào ai? Hồi đấy, 20% người nước ngoài nộp 80% số thuế, còn 80% người Việt Nam nộp 20% số thuế thôi thì mọi người hiểu ngay là thuế này điều tiết vào đâu.
Thậm chí bên Mặt trận Tổ quốc lúc đầu cũng rất căng thẳng, nhưng sau khi nghe tôi giải thích, bác Chủ tịch Mặt trận bảo tôi thế mà ông không nói ngay từ đầu, tôi tưởng mấy chục triệu người nộp đến nơi rồi, chứ chỉ có 400 nghìn người thôi à.
Một số việc khác mình giải thích nôm như thế và bằng con số như thế thì có những đại biểu khác hôm trước phản đối, hôm sau ủng hộ.
Thưa Bộ trưởng…
À để mình nêu ví dụ này nữa đã nhé.
Hôm thông qua Luật Thuế tài nguyên cũng có nhiều người nhất định đề nghị phải tăng thuế để hạn chế xuất khẩu. Nghe qua thì có vẻ rất đúng, nhưng lại không thể làm như thế. Và mình giải thích nôm na rất dễ hiểu, là tài nguyên không chỉ xuất khẩu mà còn phục vụ trong nước sản xuất trong nước. Nếu đánh thuế rất cao để hạn chế xuất khẩu thì sản xuất trong nước “chết”.
Thuế là một hệ thống chính sách điều tiết hỗ trợ lẫn nhau nên nếu để hạn chế xuất khẩu thì đánh thuế xuất khẩu cao, nếu chỉ dùng trong nước thì không phải chịu thuế xuất khẩu. Vì thế không nên tăng thuế tài nguyên quá cao.
Có thể Bộ trưởng còn nhiều ví dụ nữa, nhưng chắc đó cũng không phải nguyên nhân duy nhất khiến ông “thích” đi họp Quốc hội?
Khi làm đại biểu Quốc hội, mình có điều kiện tiếp xúc rộng và lắng nghe bức xúc thực sự của cử tri để lắng nghe mà sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách của Nhà nước sao cho phù hợp, đó là điều cũng hết sức quan trọng.
Mình nhớ trước đây đi khảo sát ở cơ sở thấy đóng góp của dân quá lớn vì phải đóng quá nhiều khoản, khiến dân gặp rất nhiều khó khăn.
Khi về mình kiến nghị bỏ cái huy động mang tính bắt buộc theo kiểu bổ vào đầu người như thế. Sau đó Thủ tướng đã ra chỉ thị bỏ cái đó, còn bây giờ đang giám sát việc triển khai thực hiện chỉ thị này. Có nhiều cái từ thực tiễn thành cơ chế chính sách như thế.
Tại nghị trường, gần như kỳ họp nào ông cũng báo cáo hoặc được mời làm rõ thêm nhiều vấn đề với tư cách tư lệnh ngành tài chính. Vậy có lúc nào Bộ trưởng hoàn toàn “quên” vai trò đại biểu để thuyết phục Quốc hội?
Không bao giờ mình nghĩ là mình phải đạt bằng được cái mình đưa ra. Cái gì đưa ra chưa chuẩn thì điều chỉnh, không phải với đại biểu mà với báo chí cũng thế. Ở cơ quan tôi chỉ đạo, nghiên cứu những vấn đề báo chí nêu rất nghiêm túc, nếu nói đúng thì sửa còn chưa thì mình nói lại, chứ đâu phải mình cứ bảo thủ cho là mình đúng hết tất cả.
Hơn nữa chính sách có thể đúng ở thời điểm này, không đúng ở thời điểm khác vì nó là quá trình vận động, có thể phù hợp lúc này không phù hợp lúc khác.
Là một trong số các vị bộ trưởng đăng đàn trả lời chất vấn nhiều nhất, có lúc nào ông “toát mồ hôi” trước sự truy vấn của Quốc hội?
(Đắn đo một chút) Cũng chưa đến mức như thế, tất nhiên cũng có lúc lo lắng, khi mà đại biểu hỏi quá cụ thể việc gì đấy. Còn những nguyên tắc chung, đường hướng chung thì mình không ngại. Khi đại biểu quá cụ thể mà mình không nhớ thì cũng có lúc người ta cho rằng mình không nắm được vấn đề nên cũng phải lo lắng 1 chút chứ.
Nếu có ai đó nhận xét là tại nghị trường mới chỉ thấy Bộ trưởng Ninh mà chưa thấy đại biểu Ninh thì ông nghĩ sao?
(Cười thoải mái) Cái đó thì tùy nhận xét của mọi người chứ mình sao mà biết được. Nhưng cá nhân mình thì thấy hai việc đó hỗ trợ cho nhau rất tốt.
Tất nhiên là làm đại biểu phải mất nhiều thời gian hơn chứ. Nhưng hầu hết các luật từ Chính phủ đã phải thảo luận và với tư cách thành viên chính phủ thì mình đã có điều kiện tham gia rồi. Bên cạnh đó qua đoàn đại biểu thì không có luật nào mà mình không có ý kiến bằng văn bản chính thức, mà không chỉ riêng về lĩnh vực tài chính đâu mà còn về tất cả các luật khác.
Từ kinh nghiệm hoạt động nghị trường, ông có chia sẻ với nhiều ý kiến cho rằng nên giảm số lượng đại biểu tại cơ quan hành pháp trong Quốc hội khóa tới. Thậm chí có ý kiến cho rằng đã là bộ trưởng dứt khoát không nên làm đại biểu?
Cái này bình luận hơi khó, vì mỗi người ở mỗi vị trí khác nhau thì có nhận xét khác nhau. Còn mình thì mình thấy ở Bộ Tài chính người đứng đầu tham gia Quốc hội rất thuận lợi trong công việc của mình. Như lúc nãy mình nói, nếu không có mình ở Quốc hội thì có ai đưa ra những bình luận chưa chuẩn lắm thì có khi người ta vẫn hiểu như thế, nhưng mình biết mình giải thích ngay thì có khi lại đồng thuận được.