Bộ trưởng Trương Đình Tuyển: Không có liên minh "làm giá" xăng
"Ðúng là trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, các doanh nghiệp đã trao đổi ý kiến để thống nhất một mức giá hợp lý"
Từ 0h ngày 7/5, giá bán lẻ xăng tại vùng I trên cả nước đồng loạt tăng thêm 800 đồng/lít.
Ðây là lần đầu tiên, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối thực hiện tự định giá bán lẻ xăng theo điều 26 Nghị định 55/2007/NÐ-CP ngày 6/4 của Chính phủ. Dư luận cho rằng đã có việc liên minh "làm giá" trong đợt tăng giá xăng của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lần này.
Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Ðình Tuyển đã có cuộc trao đổi ý kiến với báo giới xung quanh vấn đề này.
Thưa Bộ trưởng, vì sao trong đợt tăng giá lần này tất cả 11 doanh nghiệp đầu mối đều cùng tăng giá ở mức 800 đồng/lít?
Cũng có nhiều người đặt câu hỏi tại sao 11 doanh nghiệp khác nhau về phương thức kinh doanh, cách quản lý, cơ sở vật chất, nguồn vốn, thị phần... lại cùng có mức tăng giá như nhau vào cùng thời điểm?
Ðúng là trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, các doanh nghiệp đã trao đổi ý kiến để thống nhất một mức giá hợp lý trên cơ sở mục tiêu cao nhất là lợi ích của nền kinh tế lúc này. Mức giá này phù hợp sức chịu đựng của nền kinh tế, không gây đột biến về giá kéo theo sự tăng giá dây chuyền và được người tiêu dùng chấp nhận.
Sự thỏa thuận giữa các doanh nghiệp có tính chất tích cực vì ổn định thị trường, không phải là liên minh "làm giá". Tại thời điểm giá xăng thế giới hiện nay, nếu doanh nghiệp tính đúng, tính đủ chi phí đầu vào và lợi nhuận hợp lý thì giá còn phải cao hơn, chưa tính đến bù lỗ cho thời gian trước tăng giá.
Các doanh nghiệp cũng chưa có mức giá khác nhau, vì doanh nghiệp bán giá cao sẽ không bán được hàng và doanh nghiệp bán giá thấp hơn sẽ phải tăng lượng bán ra, có nghĩa là càng lỗ.
Các doanh nghiệp đang đi đúng hướng vì để phát triển bền vững phải cạnh tranh chủ yếu bằng tăng chất lượng dịch vụ và phát triển hệ thống phân phối, chứ không chỉ là giá cả.
Bộ trưởng đánh giá thế nào khi các doanh nghiệp quyết định đưa ra mức tăng giá này?
Bộ Thương mại đánh giá cao trách nhiệm của doanh nghiệp với nền kinh tế. Các doanh nghiệp đã tuân thủ nguyên tắc thỏa thuận với liên bộ Thương mại - Tài chính khi bàn biện pháp triển khai Nghị định 55. Ðó là không để việc tăng giá xăng ảnh hưởng lớn đến chủ trương của Chính phủ kiểm soát chỉ số CPI tăng thấp hơn mức tăng GDP của năm 2007.
Do mới thực hiện cơ chế doanh nghiệp tự định giá xăng có sự kiểm soát của Nhà nước, doanh nghiệp không áp dụng biện pháp điều chỉnh giá ngay theo tín hiệu thị trường thế giới mà phải lấy lãi bù lỗ tại từng thời điểm để đạt hiệu quả sau một chu kỳ kinh doanh.
Về lâu dài, khi nền kinh tế thích nghi cơ chế này, các doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian phản ứng với giá thế giới và biên độ tăng giảm sẽ thu hẹp hơn.
Trong năm 2007, Nhà nước cố gắng duy trì mức giá bán lẻ xăng bình quân cả năm ở mức 12.000 đồng/lít, mức thuế nhập khẩu xăng bình quân năm ở mức 10%.
Ðây là lần đầu tiên, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối thực hiện tự định giá bán lẻ xăng theo điều 26 Nghị định 55/2007/NÐ-CP ngày 6/4 của Chính phủ. Dư luận cho rằng đã có việc liên minh "làm giá" trong đợt tăng giá xăng của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lần này.
Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Ðình Tuyển đã có cuộc trao đổi ý kiến với báo giới xung quanh vấn đề này.
Thưa Bộ trưởng, vì sao trong đợt tăng giá lần này tất cả 11 doanh nghiệp đầu mối đều cùng tăng giá ở mức 800 đồng/lít?
Cũng có nhiều người đặt câu hỏi tại sao 11 doanh nghiệp khác nhau về phương thức kinh doanh, cách quản lý, cơ sở vật chất, nguồn vốn, thị phần... lại cùng có mức tăng giá như nhau vào cùng thời điểm?
Ðúng là trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, các doanh nghiệp đã trao đổi ý kiến để thống nhất một mức giá hợp lý trên cơ sở mục tiêu cao nhất là lợi ích của nền kinh tế lúc này. Mức giá này phù hợp sức chịu đựng của nền kinh tế, không gây đột biến về giá kéo theo sự tăng giá dây chuyền và được người tiêu dùng chấp nhận.
Sự thỏa thuận giữa các doanh nghiệp có tính chất tích cực vì ổn định thị trường, không phải là liên minh "làm giá". Tại thời điểm giá xăng thế giới hiện nay, nếu doanh nghiệp tính đúng, tính đủ chi phí đầu vào và lợi nhuận hợp lý thì giá còn phải cao hơn, chưa tính đến bù lỗ cho thời gian trước tăng giá.
Các doanh nghiệp cũng chưa có mức giá khác nhau, vì doanh nghiệp bán giá cao sẽ không bán được hàng và doanh nghiệp bán giá thấp hơn sẽ phải tăng lượng bán ra, có nghĩa là càng lỗ.
Các doanh nghiệp đang đi đúng hướng vì để phát triển bền vững phải cạnh tranh chủ yếu bằng tăng chất lượng dịch vụ và phát triển hệ thống phân phối, chứ không chỉ là giá cả.
Bộ trưởng đánh giá thế nào khi các doanh nghiệp quyết định đưa ra mức tăng giá này?
Bộ Thương mại đánh giá cao trách nhiệm của doanh nghiệp với nền kinh tế. Các doanh nghiệp đã tuân thủ nguyên tắc thỏa thuận với liên bộ Thương mại - Tài chính khi bàn biện pháp triển khai Nghị định 55. Ðó là không để việc tăng giá xăng ảnh hưởng lớn đến chủ trương của Chính phủ kiểm soát chỉ số CPI tăng thấp hơn mức tăng GDP của năm 2007.
Do mới thực hiện cơ chế doanh nghiệp tự định giá xăng có sự kiểm soát của Nhà nước, doanh nghiệp không áp dụng biện pháp điều chỉnh giá ngay theo tín hiệu thị trường thế giới mà phải lấy lãi bù lỗ tại từng thời điểm để đạt hiệu quả sau một chu kỳ kinh doanh.
Về lâu dài, khi nền kinh tế thích nghi cơ chế này, các doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian phản ứng với giá thế giới và biên độ tăng giảm sẽ thu hẹp hơn.
Trong năm 2007, Nhà nước cố gắng duy trì mức giá bán lẻ xăng bình quân cả năm ở mức 12.000 đồng/lít, mức thuế nhập khẩu xăng bình quân năm ở mức 10%.