Bộ trưởng và Ngày Báo chí
Thời gian tại vị của các bộ trưởng mới chưa đầy một năm, nhưng đối với làng báo, ấn tượng về mỗi bộ trưởng khá khác nhau
Nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6) năm nay, một số bộ trưởng đã bày tỏ những quan điểm rất đáng chú ý đối với báo chí và hoạt động báo chí.
Thời gian tại vị của các bộ trưởng mới chưa đầy một năm, nhưng đối với làng báo, ấn tượng về mỗi bộ trưởng khá khác nhau. Một số bộ trưởng đã trở nên khá “nổi bật”, trong khi có những vị hầu như không xuất hiện trên báo chí.
Một trong những bộ trưởng được chú ý nhất trong thời gian qua là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng. Với những động thái quyết liệt trong vài tháng đầu tiên nhậm chức, cũng như với một số đề xuất không được ủng hộ sau đó, ông Thăng đã trở nên đặc biệt nổi tiếng.
Trong Ngày Báo chí Cách mạng, trong thư gửi các cán bộ, phóng viên các báo chí trong ngành, Bộ trưởng Thăng nói rằng đối với ngành giao thông vận tải, hệ thống cầu, đường, sân bay, bến cảng... trải khắp mọi miền đất nước, hoạt động vận tải diễn ra mọi lúc, mọi nơi, đồng thời các kỹ thuật, công nghệ mới cũng luôn được cải tiến, phát minh. Chính vì vậy, “thông tin báo chí ngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết đối với cả công tác quản lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong ngành”.
Ông cũng bày tỏ mong muốn rằng các tờ báo, tạp chí trong ngành giao thông vận tải sẽ “phát triển mạnh mẽ”, dù biết rằng “các đồng chí còn rất nhiều việc cần làm”.
“Các báo, tạp chí cần làm sao để hình thức ngày càng đẹp, nội dung ngày càng hay và thiết thực, số lượng phát hành ngày càng tăng. Tôi hy vọng rằng trong tương lai, các báo, tạp chí trong ngành giao thông vận tải sẽ trở nên thân thuộc với không chỉ bạn đọc trong ngành mà còn cả bạn đọc ngoài ngành”, ông Thăng viết.
Cũng tương tự như ông Thăng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cũng gây được sự chú ý đáng kể với báo giới sau khi có những phát biểu đầy thẳng thắn và mạnh mẽ liên quan đến điều hành thị trường xăng dầu. Không chỉ vậy, ông Huệ cũng gây chú ý với làng báo bởi một số nhận xét về báo chí trong một hội nghị tổ chức đầu tháng 4 vừa qua.
Nhân Ngày Báo chí Cách mạng, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã có cuộc trả lời phỏng vấn website của Bộ Tài chính, trong đó ông “trân trọng cảm ơn những đóng góp và sự phối hợp tích cực, hiệu quả của các cơ quan báo chí trung ương và địa phương trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực tài chính, góp phần giúp ngành tài chính hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao”.
Bộ trưởng Vương Đình Huệ nói ông rất coi trọng và đánh giá cao vai trò của báo chí trong việc truyền tải chính sách đến người dân và xã hội. Để nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông, Bộ Tài chính đã và đang tiếp tục đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền, chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn báo chí trong công tác thông tin tuyên truyền về lĩnh vực tài chính.
Đáng chú ý là, Bộ trưởng nhấn mạnh rằng trên cơ sở những quy định của Đảng, Nhà nước về báo chí, Bộ Tài chính sẽ “tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong việc hợp tác với các cơ quan báo chí, tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức cung cấp thông tin cho báo chí bảo đảm kịp thời, chính xác và chủ động trong việc thông tin, tuyên truyền nhằm truyền tải đầy đủ và trung thực những chính sách của ngành đến với nhân dân”.
“Có thể nói nghề báo là một nghề thú vị và sôi động, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi trình độ dân trí của nước ta ngày càng cao, nhu cầu về thông tin ngày một lớn, sự phát triển của hệ thống báo chí nước nhà ngày càng mạnh mẽ. Bối cảnh đó đã và đang đặt ra nhiều áp lực và thách thức đối với người làm báo”, ông nói.
Thông tin trên website Bộ Tài chính cũng cho biết Bộ trưởng Huệ là một người “rất quan tâm đến báo chí” và “từng là nhà báo, là người quản lý một cơ quan báo chí ngành. Hiện nay, dù bận rất nhiều việc, nhưng Bộ trưởng vẫn tham gia viết bài cộng tác cho các báo và tạp chí”.
Không như ông Đinh La Thăng và ông Vương Đình Huệ, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Vũ Đức Đam lại gây ấn tượng nhiều với báo giới với vai trò người chủ trì các cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ.
Hồi xảy ra vụ Tiên Lãng, ông thừa nhận đã có nhiều đêm ít ngủ vì đọc báo và cả các ý kiến của bạn đọc. Còn trong thời gian gần đây, ông và đồng sự cũng thường xuyên phải về muộn vì giải quyết nhiều công việc liên quan đến các thông tin trên báo chí.
Ông Đam “được tiếng” với báo giới nhờ sự rành mạch, chặt chẽ trong phát ngôn, đặc biệt là có thể trả lời về rất nhiều vấn đề và lĩnh vực, và có thể “chịu trận” những cuộc họp báo dài vài tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng có nhiều tình huống rất khó giải quyết, chẳng hạn như phải trả lời những câu hỏi liên quan đến số liệu. “Đã lên sân khấu “tay bo” với các nhà báo rồi, rất khó để bộ trưởng có thể thuộc hết các số liệu của rất nhiều lĩnh vực khác nhau”, ông nói, và so sánh rằng ở “Tây”, họp báo Chính phủ chỉ dăm phút, người phát ngôn chỉ nói những gì theo “kế hoạch”, và đối với những câu hỏi khó thì có thể trả lời hoặc không.
Ấn tượng nhất về Bộ trưởng Vũ Đức Đam trong Ngày Báo chí Cách mạng năm nay là việc ông đã dành nửa buổi sáng để nghe các đề xuất, hiến kế của các nhà báo trong việc tăng cường mối quan hệ hợp tác và trao đổi thông tin với Văn phòng Chính phủ. Cảm nhận được thiện chí này, rất nhiều nhà báo đã đưa ra các đề xuất rất cụ thể.
Trong khi đó, với tư cách là người đứng đầu cơ quan quản lý báo chí, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cũng đã có những phát biểu rất đáng chú ý.
Trả lời phỏng vấn Thông tấn xã Việt Nam, ông nói báo chí có vị trí quan trọng, thực sự khẳng định là phương tiện thông tin truyền thông thiết yếu của xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh thành quả đạt được, trong đời sống báo chí "còn có những khuyết điểm" và "có một số nhà báo, thể hiện ở một số bài báo, kể cả báo viết, báo điện tử, trang phụ… xuất hiện xu thế rút tít giật gân, đưa những thông tin không phù hợp tôn chỉ mục đích", từ đó đã "làm tầm thường hóa báo chí cách mạng nước ta".
"Báo chí không phải chỉ là đưa tin mà quan trọng hơn phải góp phần xây dựng lòng tin, tạo bầu không khí trong lành, sự phấn khởi trong xã hội, xây dựng niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước vượt qua khó khăn để quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội hiện nay. Đó là nhiệm vụ quan trọng của báo chí, nhưng thời gian qua một số ít các báo lại đi vào những thông tin tầm thường, dung tục dẫn đến ảnh hưởng chung của hoạt động báo chí", ông Son nói.
Người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông cũng nhấn mạnh đến hiện tượng nhà báo lấy thông tin không chính thống, nguồn tin không tin cậy từ đời thường cũng như trên mạng, dẫn đến đưa tin không chính xác. Rồi có những tin đồn ở ngoài xã hội lại trở thành tin chính thống của báo chí.
"Nguy hiểm ở chỗ, báo chí của chúng ta là của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị xã hội. Do đó, tất cả những gì báo chí nói, nhân dân đều hiểu của Đảng, Nhà nước nói. Và khi thông tin sai sự thật là rất nguy hại và khó sửa chữa. Nó ảnh hưởng tới uy tín cá nhân, hoạt động sản xuất kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp, địa phương. Thậm chí với sự phát triển của báo điện tử hiện nay, việc copy, trích dẫn đăng tải lại thông tin sẽ dẫn đến việc cái sai của báo này, báo khác cũng sai theo", ông nói.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cũng cho biết sẽ đấu tranh loại bỏ những thiếu sót, tiêu cực trong đời sống báo chí bằng cách "thực hiện tổng hợp nhiều biện pháp".
Thời gian tại vị của các bộ trưởng mới chưa đầy một năm, nhưng đối với làng báo, ấn tượng về mỗi bộ trưởng khá khác nhau. Một số bộ trưởng đã trở nên khá “nổi bật”, trong khi có những vị hầu như không xuất hiện trên báo chí.
Một trong những bộ trưởng được chú ý nhất trong thời gian qua là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng. Với những động thái quyết liệt trong vài tháng đầu tiên nhậm chức, cũng như với một số đề xuất không được ủng hộ sau đó, ông Thăng đã trở nên đặc biệt nổi tiếng.
Trong Ngày Báo chí Cách mạng, trong thư gửi các cán bộ, phóng viên các báo chí trong ngành, Bộ trưởng Thăng nói rằng đối với ngành giao thông vận tải, hệ thống cầu, đường, sân bay, bến cảng... trải khắp mọi miền đất nước, hoạt động vận tải diễn ra mọi lúc, mọi nơi, đồng thời các kỹ thuật, công nghệ mới cũng luôn được cải tiến, phát minh. Chính vì vậy, “thông tin báo chí ngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết đối với cả công tác quản lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong ngành”.
Ông cũng bày tỏ mong muốn rằng các tờ báo, tạp chí trong ngành giao thông vận tải sẽ “phát triển mạnh mẽ”, dù biết rằng “các đồng chí còn rất nhiều việc cần làm”.
“Các báo, tạp chí cần làm sao để hình thức ngày càng đẹp, nội dung ngày càng hay và thiết thực, số lượng phát hành ngày càng tăng. Tôi hy vọng rằng trong tương lai, các báo, tạp chí trong ngành giao thông vận tải sẽ trở nên thân thuộc với không chỉ bạn đọc trong ngành mà còn cả bạn đọc ngoài ngành”, ông Thăng viết.
Cũng tương tự như ông Thăng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cũng gây được sự chú ý đáng kể với báo giới sau khi có những phát biểu đầy thẳng thắn và mạnh mẽ liên quan đến điều hành thị trường xăng dầu. Không chỉ vậy, ông Huệ cũng gây chú ý với làng báo bởi một số nhận xét về báo chí trong một hội nghị tổ chức đầu tháng 4 vừa qua.
Nhân Ngày Báo chí Cách mạng, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã có cuộc trả lời phỏng vấn website của Bộ Tài chính, trong đó ông “trân trọng cảm ơn những đóng góp và sự phối hợp tích cực, hiệu quả của các cơ quan báo chí trung ương và địa phương trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực tài chính, góp phần giúp ngành tài chính hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao”.
Bộ trưởng Vương Đình Huệ nói ông rất coi trọng và đánh giá cao vai trò của báo chí trong việc truyền tải chính sách đến người dân và xã hội. Để nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông, Bộ Tài chính đã và đang tiếp tục đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền, chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn báo chí trong công tác thông tin tuyên truyền về lĩnh vực tài chính.
Đáng chú ý là, Bộ trưởng nhấn mạnh rằng trên cơ sở những quy định của Đảng, Nhà nước về báo chí, Bộ Tài chính sẽ “tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong việc hợp tác với các cơ quan báo chí, tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức cung cấp thông tin cho báo chí bảo đảm kịp thời, chính xác và chủ động trong việc thông tin, tuyên truyền nhằm truyền tải đầy đủ và trung thực những chính sách của ngành đến với nhân dân”.
“Có thể nói nghề báo là một nghề thú vị và sôi động, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi trình độ dân trí của nước ta ngày càng cao, nhu cầu về thông tin ngày một lớn, sự phát triển của hệ thống báo chí nước nhà ngày càng mạnh mẽ. Bối cảnh đó đã và đang đặt ra nhiều áp lực và thách thức đối với người làm báo”, ông nói.
Thông tin trên website Bộ Tài chính cũng cho biết Bộ trưởng Huệ là một người “rất quan tâm đến báo chí” và “từng là nhà báo, là người quản lý một cơ quan báo chí ngành. Hiện nay, dù bận rất nhiều việc, nhưng Bộ trưởng vẫn tham gia viết bài cộng tác cho các báo và tạp chí”.
Không như ông Đinh La Thăng và ông Vương Đình Huệ, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Vũ Đức Đam lại gây ấn tượng nhiều với báo giới với vai trò người chủ trì các cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ.
Hồi xảy ra vụ Tiên Lãng, ông thừa nhận đã có nhiều đêm ít ngủ vì đọc báo và cả các ý kiến của bạn đọc. Còn trong thời gian gần đây, ông và đồng sự cũng thường xuyên phải về muộn vì giải quyết nhiều công việc liên quan đến các thông tin trên báo chí.
Ông Đam “được tiếng” với báo giới nhờ sự rành mạch, chặt chẽ trong phát ngôn, đặc biệt là có thể trả lời về rất nhiều vấn đề và lĩnh vực, và có thể “chịu trận” những cuộc họp báo dài vài tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng có nhiều tình huống rất khó giải quyết, chẳng hạn như phải trả lời những câu hỏi liên quan đến số liệu. “Đã lên sân khấu “tay bo” với các nhà báo rồi, rất khó để bộ trưởng có thể thuộc hết các số liệu của rất nhiều lĩnh vực khác nhau”, ông nói, và so sánh rằng ở “Tây”, họp báo Chính phủ chỉ dăm phút, người phát ngôn chỉ nói những gì theo “kế hoạch”, và đối với những câu hỏi khó thì có thể trả lời hoặc không.
Ấn tượng nhất về Bộ trưởng Vũ Đức Đam trong Ngày Báo chí Cách mạng năm nay là việc ông đã dành nửa buổi sáng để nghe các đề xuất, hiến kế của các nhà báo trong việc tăng cường mối quan hệ hợp tác và trao đổi thông tin với Văn phòng Chính phủ. Cảm nhận được thiện chí này, rất nhiều nhà báo đã đưa ra các đề xuất rất cụ thể.
Trong khi đó, với tư cách là người đứng đầu cơ quan quản lý báo chí, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cũng đã có những phát biểu rất đáng chú ý.
Trả lời phỏng vấn Thông tấn xã Việt Nam, ông nói báo chí có vị trí quan trọng, thực sự khẳng định là phương tiện thông tin truyền thông thiết yếu của xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh thành quả đạt được, trong đời sống báo chí "còn có những khuyết điểm" và "có một số nhà báo, thể hiện ở một số bài báo, kể cả báo viết, báo điện tử, trang phụ… xuất hiện xu thế rút tít giật gân, đưa những thông tin không phù hợp tôn chỉ mục đích", từ đó đã "làm tầm thường hóa báo chí cách mạng nước ta".
"Báo chí không phải chỉ là đưa tin mà quan trọng hơn phải góp phần xây dựng lòng tin, tạo bầu không khí trong lành, sự phấn khởi trong xã hội, xây dựng niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước vượt qua khó khăn để quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội hiện nay. Đó là nhiệm vụ quan trọng của báo chí, nhưng thời gian qua một số ít các báo lại đi vào những thông tin tầm thường, dung tục dẫn đến ảnh hưởng chung của hoạt động báo chí", ông Son nói.
Người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông cũng nhấn mạnh đến hiện tượng nhà báo lấy thông tin không chính thống, nguồn tin không tin cậy từ đời thường cũng như trên mạng, dẫn đến đưa tin không chính xác. Rồi có những tin đồn ở ngoài xã hội lại trở thành tin chính thống của báo chí.
"Nguy hiểm ở chỗ, báo chí của chúng ta là của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị xã hội. Do đó, tất cả những gì báo chí nói, nhân dân đều hiểu của Đảng, Nhà nước nói. Và khi thông tin sai sự thật là rất nguy hại và khó sửa chữa. Nó ảnh hưởng tới uy tín cá nhân, hoạt động sản xuất kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp, địa phương. Thậm chí với sự phát triển của báo điện tử hiện nay, việc copy, trích dẫn đăng tải lại thông tin sẽ dẫn đến việc cái sai của báo này, báo khác cũng sai theo", ông nói.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cũng cho biết sẽ đấu tranh loại bỏ những thiếu sót, tiêu cực trong đời sống báo chí bằng cách "thực hiện tổng hợp nhiều biện pháp".