Bộ Xây dựng có ý kiến về dự án sân bay Quảng Ninh
Tổng mức đầu tư của dự án gần 7.500 tỷ đồng, chưa bao gồm chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng khoảng hai năm và lợi nhuận của nhà đầu tư
Bộ Xây dựng vừa có ý kiến góp ý đối với báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sân bay Quảng Ninh theo hình thức BOT, trên cơ sở đề xuất của UBND tỉnh Quảng Ninh.
Cụ thể, theo Bộ Xây dựng, dự án sân bay Quảng Ninh theo quy mô được duyệt là cảng hàng không nội địa, được đón các chuyến bay quốc tế, với tính chất dùng cho dân dụng và quân sự.
Cũng theo Bộ, số liệu tính toán công suất đầu vào trong thuyết minh báo cáo khả thi xác định lượng khách giờ cao điểm giai đoạn đến năm 2020 là 800 hành khách/giờ. Tuy nhiên, số liệu dùng thuyết minh thiết kế cơ sở hạng mục nhà ga hành khách lại tính trên thông số 1.000 hành khách/giờ cao điểm.
Đối với một số vấn đề khác, Bộ Xây dựng cho rằng, việc tính toán công suất của nhà ga và các công trình phụ trợ với công suất đến 2020 là 2 triệu khách/năm, lưu lượng hàng hoá 10.000 tấn/năm, với tiêu chuẩn diện tích 16 m2/hành khách là vẫn tương đối thấp so với tiêu chuẩn nhà ga hàng không, trong khi dự báo lưu lượng hành khách và hàng hóa cho thấy đến năm 2030 mỗi năm có khoảng 5 - 6 triệu khách và 30.000 tấn hàng thông qua cảng.
Liên quan đến vấn đề thu hồi vốn, Bộ Xây dựng lưu ý, theo đề án phê duyệt thì nhà đầu tư dự kiến được thu hồi vốn trong 45 năm.
Bộ cũng cho biết, sân bay Quảng Ninh là dự án thuộc nhóm A, trong đó các hạng mục được phân cấp thẩm định, từ cấp đặc biệt đến cấp 1, vì vậy các hạng mục phải được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo từng hạng mục cụ thể.
Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh thực hiện các bước thẩm định và phê duyệt dự án theo đúng quy định của Luật Xây dựng.
Dự án cảng hàng không Quảng Ninh có diện tích sử dụng khoảng 290 ha, với sân bay cấp 4E, quy mô một đường cất hạ cánh, sân đỗ máy bay tối thiểu cho 4 chiếc Boeing 777 lẫn Airbus 321, nhà ga hành khách có công suất 2 triệu khách và 10.000 tấn hàng hóa mỗi năm.
Tổng mức đầu tư của dự án gần 7.500 tỷ đồng, chưa bao gồm chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng khoảng hai năm và lợi nhuận của nhà đầu tư.
Từ khi Quảng Ninh có ý tưởng xây sân bay tại Vân Đồn, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã bày tỏ nguyện vọng trở thành nhà đầu tư. Cuối cùng, tập đoàn Sun Group đã chính thức trở thành nhà đầu tư dự án này theo hình thức BOT, sau khi một liên danh nước ngoài trước đó đã chủ động rút lui.
Theo kế hoạch, lẽ ra dự án đã được khởi công hôm 27/3 vừa qua, tuy nhiên do ảnh hưởng của thời tiết khiến công tác giải phóng mặt bằng, tiến độ xây dựng các công trình hạ tầng đấu nối không đảm bảo đã khiến dự án phải hoãn thời điểm khởi công.
Cụ thể, theo Bộ Xây dựng, dự án sân bay Quảng Ninh theo quy mô được duyệt là cảng hàng không nội địa, được đón các chuyến bay quốc tế, với tính chất dùng cho dân dụng và quân sự.
Cũng theo Bộ, số liệu tính toán công suất đầu vào trong thuyết minh báo cáo khả thi xác định lượng khách giờ cao điểm giai đoạn đến năm 2020 là 800 hành khách/giờ. Tuy nhiên, số liệu dùng thuyết minh thiết kế cơ sở hạng mục nhà ga hành khách lại tính trên thông số 1.000 hành khách/giờ cao điểm.
Đối với một số vấn đề khác, Bộ Xây dựng cho rằng, việc tính toán công suất của nhà ga và các công trình phụ trợ với công suất đến 2020 là 2 triệu khách/năm, lưu lượng hàng hoá 10.000 tấn/năm, với tiêu chuẩn diện tích 16 m2/hành khách là vẫn tương đối thấp so với tiêu chuẩn nhà ga hàng không, trong khi dự báo lưu lượng hành khách và hàng hóa cho thấy đến năm 2030 mỗi năm có khoảng 5 - 6 triệu khách và 30.000 tấn hàng thông qua cảng.
Liên quan đến vấn đề thu hồi vốn, Bộ Xây dựng lưu ý, theo đề án phê duyệt thì nhà đầu tư dự kiến được thu hồi vốn trong 45 năm.
Bộ cũng cho biết, sân bay Quảng Ninh là dự án thuộc nhóm A, trong đó các hạng mục được phân cấp thẩm định, từ cấp đặc biệt đến cấp 1, vì vậy các hạng mục phải được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo từng hạng mục cụ thể.
Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh thực hiện các bước thẩm định và phê duyệt dự án theo đúng quy định của Luật Xây dựng.
Dự án cảng hàng không Quảng Ninh có diện tích sử dụng khoảng 290 ha, với sân bay cấp 4E, quy mô một đường cất hạ cánh, sân đỗ máy bay tối thiểu cho 4 chiếc Boeing 777 lẫn Airbus 321, nhà ga hành khách có công suất 2 triệu khách và 10.000 tấn hàng hóa mỗi năm.
Tổng mức đầu tư của dự án gần 7.500 tỷ đồng, chưa bao gồm chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng khoảng hai năm và lợi nhuận của nhà đầu tư.
Từ khi Quảng Ninh có ý tưởng xây sân bay tại Vân Đồn, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã bày tỏ nguyện vọng trở thành nhà đầu tư. Cuối cùng, tập đoàn Sun Group đã chính thức trở thành nhà đầu tư dự án này theo hình thức BOT, sau khi một liên danh nước ngoài trước đó đã chủ động rút lui.
Theo kế hoạch, lẽ ra dự án đã được khởi công hôm 27/3 vừa qua, tuy nhiên do ảnh hưởng của thời tiết khiến công tác giải phóng mặt bằng, tiến độ xây dựng các công trình hạ tầng đấu nối không đảm bảo đã khiến dự án phải hoãn thời điểm khởi công.