Vì sao sân bay Quảng Ninh bị “delay”?
Sân bay Quảng Ninh được xem là một trong những dự án quan trọng hàng đầu của tỉnh Quảng Ninh
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa xác nhận tạm hoãn lễ khởi công dự án sân bay Quảng Ninh, thay vì sẽ khởi công vào ngày 27/3 theo kế hoạch. Vì sao lại có chuyện này?
Sân bay Quảng Ninh được xem là một trong những dự án quan trọng hàng đầu của tỉnh, đóng vai trò như một sân bay lưỡng dụng dân sự - quân sự, và cũng là dự án mang tính điểm nhấn của khu kinh tế Vân Đồn - đã và đang được Quảng Ninh xúc tiến đầu tư.
Hồi đầu tháng 2/2015, sau chuyến thăm và kiểm tra tình hình giải phóng mặt bằng cho dự án, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đọc cho biết để xây dựng phát triển khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh đã chỉ đạo hoàn thiện và trình Trung ương phê duyệt đề án đặc khu kinh tế Vân Đồn.
Hiện nay, đề án đang được Chính phủ xem xét, phê duyệt, tuy nhiên, chủ trương của tỉnh là không chờ đến khi đề án đặc khu kinh tế Vân Đồn được duyệt, mà phải triển khai thực hiện ngay các dự án hạ tầng quan trọng, có tính động lực cao, như sân bay Quảng Ninh; khu dịch vụ du lịch phức hợp cao cấp; đường trục chính nối các khu chức năng chính của khu kinh tế Vân Đồn…, nhằm tạo kiều kiện thuận lợi thu hút đầu tư.
Để cụ thể hóa dự án sân bay, tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản yêu cầu hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong quý 1/2015 và sẽ khởi công dự án vào ngày 27/3.
Theo dự án, đây sẽ là sân bay sân bay nội địa được đón các chuyến bay quốc tế, nhà ga hành khách có công suất 2 triệu khách và 10.000 tấn hàng hoá mỗi năm, tổng mức đầu tư của dự án gần 7.500 tỷ đồng, được đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, tức là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước).
Theo cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng với khu kinh tế Vân Đồn, thì các dự án đầu tư hạ tầng: sân bay, hạ tầng công nghệ thông tin, bệnh viện quốc tế, hạ tầng giao thông xuyên đảo... được xem xét hỗ trợ một phần từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn ODA.
Tuy nhiên, mới đây, theo báo cáo của Ban Quản lý khu kinh tế Quảng Ninh, mặc dù các cơ quan, ban ngành của tỉnh và các nhà thầu đã tích cực vào cuộc, huy động nhân lực, phương tiện máy móc để tổ chức thi công các hạng mục đấu nối với sân bay Quảng Ninh, tuy nhiên, do thời tiết thất thường, mưa nhiều tại khu vực huyện Vân Đồn; dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Mùi kéo dài, đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
Chẳng hạn, tuyến giao thông trục chính đấu nối các khu chức năng (đoạn từ tỉnh lộ 334 đến đến vị trí khởi công sân bay) mới thi công được khoảng 60% khối lượng nền đường, các cống trên tuyến hoàn thành 80%.
Trên cơ sở đề xuất của Ban Quản lý khu kinh tế, ý kiến tham gia cả các sở, ngành và huyện Vân Đồn, Quảng Ninh đã thống nhất lùi thời gian khởi công dự án sân bay để tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng đấu nối.
Tỉnh cũng yêu cầu Ban Quản lý khu kinh tế, huyện Vân Đồn, chủ đầu tư và các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành mọi công việc cần thiết, để sớm tổ chức khởi công dự án sân bay vào thời điểm thích hợp.
Mới đây, các thông tin chính thức được công bố cho biết Quảng Ninh đã quyết định chọn tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư dự án này, theo hình thức BOT.
Trước đó, kế hoạch đầu tư dự án này từng được liên danh gồm Joinus Vietnam, Posco E&C và Tổng công ty Cảng hàng không Hàn Quốc (KAC) đeo đuổi từ năm 2010, sau khi nhà đầu tư ban đầu là Rockingham (Mỹ) rút khỏi dự án.
Thông tin từ lãnh đạo Quảng Ninh cho hay, liên danh 3 công ty trên cũng đã chủ động thông báo rút khỏi dự án vào đầu tháng 3 năm nay, do dự án cảng hàng không Quảng Ninh (sân bay nội địa được đón các chuyến bay quốc tế) không phù hợp mong muốn của nhà đầu tư là đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế.
Theo thông tin mà VnEconomy có được, Sun Group đang sở hữu nhiều dự án quy mô lớn với tổng số vốn đầu tư trên 22.000 tỷ đồng, trong đó có những thương hiệu lớn như: khu nghỉ dưỡng 6 sao InterContinental Đà Nẵng, Sun Peninsula Resort, Novotel Đà Nẵng Premier Han River, Khu Công viên Châu Á Đà Nẵng.
Sun Group cũng đang đầu tư một loạt khách sạn, khu nghỉ dưỡng đang trong giai đoạn xây dựng như: quần thể khu du lịch và cáp treo Fansipan Sapa, tổ hợp khách sạn với các thương hiệu 5 - 6 sao nổi tiếng như JWW Marriott, Rizt - Carlton tại đảo Phú Quốc (dự kiến khánh thành vào năm 2016); quần thể khu du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ (Bà Na Hills)…
Sân bay Quảng Ninh được xem là một trong những dự án quan trọng hàng đầu của tỉnh, đóng vai trò như một sân bay lưỡng dụng dân sự - quân sự, và cũng là dự án mang tính điểm nhấn của khu kinh tế Vân Đồn - đã và đang được Quảng Ninh xúc tiến đầu tư.
Hồi đầu tháng 2/2015, sau chuyến thăm và kiểm tra tình hình giải phóng mặt bằng cho dự án, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đọc cho biết để xây dựng phát triển khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh đã chỉ đạo hoàn thiện và trình Trung ương phê duyệt đề án đặc khu kinh tế Vân Đồn.
Hiện nay, đề án đang được Chính phủ xem xét, phê duyệt, tuy nhiên, chủ trương của tỉnh là không chờ đến khi đề án đặc khu kinh tế Vân Đồn được duyệt, mà phải triển khai thực hiện ngay các dự án hạ tầng quan trọng, có tính động lực cao, như sân bay Quảng Ninh; khu dịch vụ du lịch phức hợp cao cấp; đường trục chính nối các khu chức năng chính của khu kinh tế Vân Đồn…, nhằm tạo kiều kiện thuận lợi thu hút đầu tư.
Để cụ thể hóa dự án sân bay, tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản yêu cầu hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong quý 1/2015 và sẽ khởi công dự án vào ngày 27/3.
Theo dự án, đây sẽ là sân bay sân bay nội địa được đón các chuyến bay quốc tế, nhà ga hành khách có công suất 2 triệu khách và 10.000 tấn hàng hoá mỗi năm, tổng mức đầu tư của dự án gần 7.500 tỷ đồng, được đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, tức là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước).
Theo cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng với khu kinh tế Vân Đồn, thì các dự án đầu tư hạ tầng: sân bay, hạ tầng công nghệ thông tin, bệnh viện quốc tế, hạ tầng giao thông xuyên đảo... được xem xét hỗ trợ một phần từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn ODA.
Tuy nhiên, mới đây, theo báo cáo của Ban Quản lý khu kinh tế Quảng Ninh, mặc dù các cơ quan, ban ngành của tỉnh và các nhà thầu đã tích cực vào cuộc, huy động nhân lực, phương tiện máy móc để tổ chức thi công các hạng mục đấu nối với sân bay Quảng Ninh, tuy nhiên, do thời tiết thất thường, mưa nhiều tại khu vực huyện Vân Đồn; dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Mùi kéo dài, đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
Chẳng hạn, tuyến giao thông trục chính đấu nối các khu chức năng (đoạn từ tỉnh lộ 334 đến đến vị trí khởi công sân bay) mới thi công được khoảng 60% khối lượng nền đường, các cống trên tuyến hoàn thành 80%.
Trên cơ sở đề xuất của Ban Quản lý khu kinh tế, ý kiến tham gia cả các sở, ngành và huyện Vân Đồn, Quảng Ninh đã thống nhất lùi thời gian khởi công dự án sân bay để tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng đấu nối.
Tỉnh cũng yêu cầu Ban Quản lý khu kinh tế, huyện Vân Đồn, chủ đầu tư và các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành mọi công việc cần thiết, để sớm tổ chức khởi công dự án sân bay vào thời điểm thích hợp.
Mới đây, các thông tin chính thức được công bố cho biết Quảng Ninh đã quyết định chọn tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư dự án này, theo hình thức BOT.
Trước đó, kế hoạch đầu tư dự án này từng được liên danh gồm Joinus Vietnam, Posco E&C và Tổng công ty Cảng hàng không Hàn Quốc (KAC) đeo đuổi từ năm 2010, sau khi nhà đầu tư ban đầu là Rockingham (Mỹ) rút khỏi dự án.
Thông tin từ lãnh đạo Quảng Ninh cho hay, liên danh 3 công ty trên cũng đã chủ động thông báo rút khỏi dự án vào đầu tháng 3 năm nay, do dự án cảng hàng không Quảng Ninh (sân bay nội địa được đón các chuyến bay quốc tế) không phù hợp mong muốn của nhà đầu tư là đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế.
Theo thông tin mà VnEconomy có được, Sun Group đang sở hữu nhiều dự án quy mô lớn với tổng số vốn đầu tư trên 22.000 tỷ đồng, trong đó có những thương hiệu lớn như: khu nghỉ dưỡng 6 sao InterContinental Đà Nẵng, Sun Peninsula Resort, Novotel Đà Nẵng Premier Han River, Khu Công viên Châu Á Đà Nẵng.
Sun Group cũng đang đầu tư một loạt khách sạn, khu nghỉ dưỡng đang trong giai đoạn xây dựng như: quần thể khu du lịch và cáp treo Fansipan Sapa, tổ hợp khách sạn với các thương hiệu 5 - 6 sao nổi tiếng như JWW Marriott, Rizt - Carlton tại đảo Phú Quốc (dự kiến khánh thành vào năm 2016); quần thể khu du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ (Bà Na Hills)…