Bộ Xây dựng: Giá nhà đất có thể tiếp tục tăng cao
Nhận định của Bộ Xây dựng trong báo cáo phân tích số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009
“Do đặc thù của quá trình phát triển kinh tế, giá nhà đất có thể sẽ tiếp tục tăng cao làm cho cơ hội của đại bộ phận người dân sở hữu nhà ở riêng sẽ rất khó khăn”.
Đó là nhận định của Bộ Xây dựng trong báo cáo phân tích số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, phục vụ việc hoạch định chính sách phát triển lĩnh vực nhà ở và một số lĩnh vực khác của bộ này.
Báo cáo chỉ rõ đến năm 2015, dân số Việt Nam khoảng 91,5 triệu người và nhu cầu về nhà ở là 1.966,6 triệu m2, trong đó, khu vực đô thị là 891,8 triệu m2, đáp ứng chỗ ở cho 34,3 triệu người dân. Nhu cầu về vốn đầu tư cho nhà ở năm 2015 là 2.205 nghìn tỷ đồng và đến năm 2020 là 1.767 nghìn tỷ đồng.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết: trong những khiếm khuyết của thị trường bất động sản hiện nay, có vấn đề giá cả, đặc biệt là giá nhà ở quá cao so với mặt bằng thu nhập của người dân cũng như mức phát triển của nền kinh tế. Từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội và làm cho việc tạo lập nhà ở của đại bộ phận các đối tượng có thu nhập thấp, người nghèo tại khu vực đô thị gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, việc phát triển thị trường bất động sản Việt Nam còn mang tính tự phát, thiếu chiến lược, kế hoạch cụ thể. Thời gian qua, các nhà đầu tư mới chỉ tập trung xây dựng các dự án nhà ở, dự án khu đô thị mới để bán cho những người có thu nhập cao. Các dự án nhà ở để bán trả dần hoặc cho thuê dành cho các đối tượng có mức thu nhập thấp chưa được quan tâm đúng mức.
Nhu cầu hiện rất lớn nhưng thị trường nhà ở cho thuê chưa phát triển tương xứng. Thực trạng này đòi hỏi phải có giải pháp can thiệp để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển đồng bộ với đa dạng các loại nhà ở để bán và cho thuê nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và điều kiện thu nhập của các tầng lớp dân cư; khuyến khích phát triển nhà chung cư phù hợp với điều kiện cụ thể của từng loại đô thị để góp phần tăng quỹ nhà ở, tiết kiệm đất đai, tạo nếp sống văn minh đô thị; hạn chế, tiến tới chấm dứt việc giao đất lẻ cho các hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở; nghiêm cấm việc xây dựng nhà ở tự phát tại các đô thị.
Hơn nữa, do đặc thù của quá trình phát triển kinh tế, giá nhà đất có thể sẽ tiếp tục tăng cao. Do đó, cần phải xây dựng chính sách nhà ở xã hội để người có thu nhập thấp có thể tiếp cận được nhà ở. Để phù hợp với nhu cầu cần cải thiện chỗ ở, phù hợp với thu nhập người dân thì loại hình nhà ở cho thuê cần được đẩy mạnh. Quỹ nhà ở cho thuê được phát triển bởi chính quyền địa phương và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp được nhà nước hỗ trợ về đất, tài chính, cơ sở pháp lý.
Theo số liệu thống kê, dân số nước ta phân bổ không đều, xu hướng tăng dân số đô thị sẽ là chủ yếu. Do vậy, Bộ Xây dựng cho rằng cần nghiên cứu mô hình phát triển nhà ở phù hợp với từng địa phương, từng khu vực, cụ thể như: đối với khu vực đô thị có mật độ dân số cao, nhất là tại các thành phố lớn: cần tiếp tục duy trì quy định ưu tiên quỹ đất để phát triển nhà chung cư cao tầng, hạn chế phát triển nhà ở riêng lẻ.
Việc phát triển nhà chung cư cũng phù hợp với quy luật phát triển đô thị của thế giới, góp phần cải thiện được môi trường sống và văn minh đô thị. Ngoài ra cần tạo quỹ cho vay và đầu tư nhà ở, tạo điều kiện để người dân giúp đỡ nhau tự cải tạo, chỉnh trang nhà ở.
Hoạt động đầu tư trong lĩnh vực nhà đất luôn đòi hỏi phải có một lượng vốn rất lớn. Do vậy, tăng cường khả năng huy động nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở, đẩy mạnh chủ trương kích cầu là một trong những vấn đề rất cần thiết.
Thực tế hiện nay cho thấy, khung pháp lý của thị trường bất động sản mặc dù từng bước được hoàn thiện nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bất cập cần sửa đổi, bổ sung. Trong đó có những cơ chế chính sách quan trọng, như chính sách huy động nguồn tài chính dài hạn để phát triển thị trường bất động sản, chính sách về thuế giao dịch, thuế tài sản, chính sách khuyến khích phát triển nhà ở để cho thuê... cần sớm được nghiên cứu, hoàn thiện nhằm tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh và ổn định.
Đồng thời khắc phục tình trạng tham gia thực hiện giao dịch mua, bán, chuyển nhượng trái quy định của pháp luật, làm thất thoát nguồn thu cho ngân sách. Bên cạnh đó, công tác lập và quản lý quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội cũng như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và điểm dân cư nông thôn cũng cần phải tiếp tục nghiên cứu để tránh chồng chéo, giảm bớt thủ tục, gây lãng phí cả về thời gian và chi phí của Nhà nước và của các nhà đầu tư.
Đó là nhận định của Bộ Xây dựng trong báo cáo phân tích số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, phục vụ việc hoạch định chính sách phát triển lĩnh vực nhà ở và một số lĩnh vực khác của bộ này.
Báo cáo chỉ rõ đến năm 2015, dân số Việt Nam khoảng 91,5 triệu người và nhu cầu về nhà ở là 1.966,6 triệu m2, trong đó, khu vực đô thị là 891,8 triệu m2, đáp ứng chỗ ở cho 34,3 triệu người dân. Nhu cầu về vốn đầu tư cho nhà ở năm 2015 là 2.205 nghìn tỷ đồng và đến năm 2020 là 1.767 nghìn tỷ đồng.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết: trong những khiếm khuyết của thị trường bất động sản hiện nay, có vấn đề giá cả, đặc biệt là giá nhà ở quá cao so với mặt bằng thu nhập của người dân cũng như mức phát triển của nền kinh tế. Từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội và làm cho việc tạo lập nhà ở của đại bộ phận các đối tượng có thu nhập thấp, người nghèo tại khu vực đô thị gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, việc phát triển thị trường bất động sản Việt Nam còn mang tính tự phát, thiếu chiến lược, kế hoạch cụ thể. Thời gian qua, các nhà đầu tư mới chỉ tập trung xây dựng các dự án nhà ở, dự án khu đô thị mới để bán cho những người có thu nhập cao. Các dự án nhà ở để bán trả dần hoặc cho thuê dành cho các đối tượng có mức thu nhập thấp chưa được quan tâm đúng mức.
Nhu cầu hiện rất lớn nhưng thị trường nhà ở cho thuê chưa phát triển tương xứng. Thực trạng này đòi hỏi phải có giải pháp can thiệp để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển đồng bộ với đa dạng các loại nhà ở để bán và cho thuê nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và điều kiện thu nhập của các tầng lớp dân cư; khuyến khích phát triển nhà chung cư phù hợp với điều kiện cụ thể của từng loại đô thị để góp phần tăng quỹ nhà ở, tiết kiệm đất đai, tạo nếp sống văn minh đô thị; hạn chế, tiến tới chấm dứt việc giao đất lẻ cho các hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở; nghiêm cấm việc xây dựng nhà ở tự phát tại các đô thị.
Hơn nữa, do đặc thù của quá trình phát triển kinh tế, giá nhà đất có thể sẽ tiếp tục tăng cao. Do đó, cần phải xây dựng chính sách nhà ở xã hội để người có thu nhập thấp có thể tiếp cận được nhà ở. Để phù hợp với nhu cầu cần cải thiện chỗ ở, phù hợp với thu nhập người dân thì loại hình nhà ở cho thuê cần được đẩy mạnh. Quỹ nhà ở cho thuê được phát triển bởi chính quyền địa phương và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp được nhà nước hỗ trợ về đất, tài chính, cơ sở pháp lý.
Theo số liệu thống kê, dân số nước ta phân bổ không đều, xu hướng tăng dân số đô thị sẽ là chủ yếu. Do vậy, Bộ Xây dựng cho rằng cần nghiên cứu mô hình phát triển nhà ở phù hợp với từng địa phương, từng khu vực, cụ thể như: đối với khu vực đô thị có mật độ dân số cao, nhất là tại các thành phố lớn: cần tiếp tục duy trì quy định ưu tiên quỹ đất để phát triển nhà chung cư cao tầng, hạn chế phát triển nhà ở riêng lẻ.
Việc phát triển nhà chung cư cũng phù hợp với quy luật phát triển đô thị của thế giới, góp phần cải thiện được môi trường sống và văn minh đô thị. Ngoài ra cần tạo quỹ cho vay và đầu tư nhà ở, tạo điều kiện để người dân giúp đỡ nhau tự cải tạo, chỉnh trang nhà ở.
Hoạt động đầu tư trong lĩnh vực nhà đất luôn đòi hỏi phải có một lượng vốn rất lớn. Do vậy, tăng cường khả năng huy động nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở, đẩy mạnh chủ trương kích cầu là một trong những vấn đề rất cần thiết.
Thực tế hiện nay cho thấy, khung pháp lý của thị trường bất động sản mặc dù từng bước được hoàn thiện nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bất cập cần sửa đổi, bổ sung. Trong đó có những cơ chế chính sách quan trọng, như chính sách huy động nguồn tài chính dài hạn để phát triển thị trường bất động sản, chính sách về thuế giao dịch, thuế tài sản, chính sách khuyến khích phát triển nhà ở để cho thuê... cần sớm được nghiên cứu, hoàn thiện nhằm tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh và ổn định.
Đồng thời khắc phục tình trạng tham gia thực hiện giao dịch mua, bán, chuyển nhượng trái quy định của pháp luật, làm thất thoát nguồn thu cho ngân sách. Bên cạnh đó, công tác lập và quản lý quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội cũng như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và điểm dân cư nông thôn cũng cần phải tiếp tục nghiên cứu để tránh chồng chéo, giảm bớt thủ tục, gây lãng phí cả về thời gian và chi phí của Nhà nước và của các nhà đầu tư.