Bóng đen kinh tế Mỹ đe dọa cả thế giới
Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã bước sang một giai đoạn mới, với hiệu ứng nỗi lo sợ gia tăng lan khắp toàn cầu
Trong những ngày gần đây, các thị trường toàn cầu đặc biệt lo ngại về cuộc khủng hoảng niềm tin ở Mỹ khiến thêm nhiều tổ chức tài chính ở nước này “lâm nạn”. Thêm vào đó, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng đưa ra những đánh giá không mấy khả qua về tình trạng “sức khỏe” của đầu tàu kinh tế thế giới này.
Dường như cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã bước sang một giai đoạn mới, với hiệu ứng nỗi lo sợ gia tăng gây tác động tiêu cực hơn đối với toàn bộ nền kinh tế thế giới.
Khủng hoảng niềm tin
Các thị trường vốn toàn cầu hiện nay có mức liên hệ qua lại mật thiết hơn bao giờ hết. Do đó, các vấn đề trong hệ thống tài chính của nước Mỹ có tác động tiêu cực có thể nói là tương đương với các quỹ lương hưu ở Nhật Bản và những khách hàng gửi tiết kiệm ở bang California. Dường như không ai có thể phủ nhận việc cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ còn lâu mới chạm đáy và điều này đang khiến những vấn đề bất ổn của kinh tế toàn cầu càng thêm căng thẳng, bên cạnh chuyện lạm phát và giá nhiên liệu tăng cao.
Thị trường chứng khoán Paris và London trong ngày 15/7 đã sụt giảm xuống mức thấp nhất từ năm 2005 tới nay, một phần do các nhà đầu tư cho rằng việc kế hoạch mà Chính phủ Mỹ vạch ra hồi cuối tuần có thể không đủ sức để cứu hai tập đoàn đầu tư cho vay địa ốc khổng lồ của nước này là Fannie Mae và Freddie Mac.
Tại Tokyo, chỉ số chứng khoán chính cũng giảm 2%, rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 3 tháng rưỡi trở lại đây sau khi tờ nhật báo Nikkei cho biết ba ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản đang nắm giữ ít nhất 44,2 tỷ USD trái phiếu do Fannie và Freddie phát hành.
Cũng trong ngày 15/7, đồng USD đã thiết lập một đáy mới so với Euro. Tuy nhiên, một tin tốt lành xuất hiện là giá dầu thô giảm mạnh, giúp chỉ số S & P 500 thị trường chứng khoán Mỹ hôm đó chỉ giảm có 1,1%.
Môi trường u ám hiện nay phản ánh một cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ mùa hè năm ngoái và đã lan rộng tới mọi đối tượng, từ các ngân hàng nhỏ tới những tổ chức lớn tài chính như Fannie và Freddie.
Ngân hàng US Bancorp đã không đạt được kết quả kinh doanh như dự kiến. Một nhà phân tích hàng đầu cũng đã lên tiếng cảnh bảo về một lượng nợ xấu tiềm tàng nắm giữ bởi ngân hàng lớn thứ tư nước Mỹ Wachovia. Các hãng thông tấn thế giới cũng đưa tin về việc người dân California hoảng sợ xếp hàng dài bên ngoài ngân hàng vừa bị trưng thu IndyMac để chờ rút tiền tiết kiệm. Đây là một hình ảnh vốn thường chỉ xuất hiện ở các quốc gia đang phát triển, thay vì ở một siêu cường kinh tế thế giới như nước Mỹ.
Ngày 15/7, Tổng thống Mỹ Bush trấn an thị trường và người tiêu dùng Mỹ đang trong tâm trạng lo ngại bằng cách khẳng định kinh tế Mỹ về cơ bản vẫn tốt và thúc giục Quốc hội nước này nhanh chóng thông qua một đạo luật để vực dậy Fannie và Freddie. Ông Bush phủ nhận các dự báo cho rằng một số lượng lớn các ngân hàng có thể đang bên bờ vực sụp đổ, đồng thời giải thích rằng hệ thống bảo hiểm liên bang có thể bảo hiểm các tài khoản tiền gửi tiết kiệm lên tới 100.000 USD.
“Tôi hiểu rằng sự lo ngại lúc này là rất lớn. Tuy nhiên, kinh tế Mỹ vẫn đang tăng trưởng, năng suất cao, thương mại tăng, mọi người đang làm việc”, ông Bush nói.
Các nhà kinh tế cho rằng, mặc dù những bất ổn của nền kinh tế Mỹ hiện nay liên quan đến vấn đề tâm lý nhiều hơn là những yếu tố cơ bản của nền kinh tế, nỗi lo về khả năng vỡ nợ của một ngân hàng nào đó cũng có thể biến những dự báo đáng sợ trở thành hiện thực.“Tôi cho rằng vấn đề hiện nay là một cuộc khủng hoảng niềm tin toàn diện đang trở nên phức tạp hơn do sự lan rộng của nó trên phạm vi toàn cầu”, chuyên gia kinh tế trưởng Brian Bethune của cơ quan nghiên cứu Global Insight tại bang Massachussett nhận xét.
Chuyên gia này nói thêm: “Các nhà hoạch định chính sách Mỹ cần hành động nhanh chóng và hiệu quả để giải quyết cuộc khủng hoảng tâm lý này. Tôi cho rằng Bộ Tài chính cần làm rõ hơn nữa về những gì mà họ đang dự định làm để vực dậy Fannie Mae và Freddie Mac. Chi tiết của kế hoạch này vẫn còn quá mơ hồ”.
Lãi suất USD sẽ tăng hay giảm?
Trong phiên điều trần trước Quốc hội, Chủ tịch FED Ben Bernanke đã vẽ ra một bức tranh trong đó kinh tế Mỹ đang bị dồn ép từ mọi hướng. Ông đã đề cập tới “một số lượng lớn những khó khăn” mà FED và tất cả dân Mỹ đang phải vật lộn để ứng phó, bao gồm tình hình căng thẳng tiếp diễn trên thị trường tài chính, giá nhà sụt giảm, thị trường việc làm đi xuống, giá dầu, thực phẩm và các hàng hóa khác tăng cao.
Chưa đầy một tháng trước đây, FED còn có những phát biểu ngụ ý rằng lạm phát tăng cao đã bắt đầu trở thành một mối lo ngại lớn hơn là sự đi xuống của tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từ đó, thị trường chứng khoán đã sụt giảm mạnh mẽ và những vấn đề lớn hơn đã xuất hiện trên thị trường tài chính. Cùng lúc, nền kinh tế toàn cầu cũng phát đi những dấu hiệu mới về tốc độ tăng trưởng chậm lại.
Tình hình này buộc Bernanke trong bài phát biểu 6 tháng một lần trước quốc hội Mỹ về tình hình kinh tế phải nhấn mạnh những rủi ro về lạm phát cao và kinh tế suy yếu với mức độ quan trọng ngang nhau.
“Khả năng giá năng lượng tăng cao, tình trạng tín dụng thắt chặt và sự rớt giá sâu hơn trên thị trường địa ốc, tất cả đều là rủi ro làm xấu đi viễn cảnh tăng trưởng”, ông Bernanke phát biểu. Ông nói thêm: “Thêm vào đó, những rủi ro khiến lạm phát còn tăng cao đã trở nên căng thẳng hơn do giá nhiên liệu và một số loại hàng hóa đã dẫn tới sự leo thang của lạm phát và cả kỳ vọng lạm phát”.
Ngôn từ của ông Bernanke cho thấy FED vẫn đang ở tư thế “chờ xem” trong vấn đề chính sách tiền tệ. Nếu giá dầu thô lại tiếp tục tăng vọt và có những dấu hiệu cho thấy kỳ vọng lạm phát của người Mỹ vượt khỏi tầm kiểm soát, FED có thể tăng lãi suất đồng USD để chống lạm phát. Nếu như có những dấu hiệu mới cho thấy kinh tế Mỹ xấu đi hơn so với dự kiến, FED sẽ lại có thể cắt giảm thêm lãi suất và thậm chí nối lại một chiến dịch cắt giảm lãi suất kéo dài suốt từ tháng 9 năm ngoái đến tháng 4 vừa qua.
Nhưng khả năng lớn nhất vẫn là FED sẽ duy trì lãi suất hiện nay trong thời gian trước mắt.
Bất chấp viễn cảnh u ám, Bernanke tỏ ra không ủng hộ bất kỳ lời kêu gọi nào từ phía các thành viên đảng Cộng hòa yêu cầu thực hiện một kế hoạch kích thích kinh tế cả gói thứ hai để thúc đẩy hoạt động tiêu dùng của người dân sau khi kế hoạch ông Bush khởi xướng hồi đầu năm nay chấm dứt. “Tôi cho rằng chúng ta đang nỗ lực đánh giá hiệu quả của kế hoạch kích thích kinh tế thứ nhất. Có lẽ cần một khoảng thời gian trước khi chúng ta có thể biết được xem một kế hoạch tương tự tiếp theo là cần thiết hay không”, ông nói.
Tuy nhiên, Chủ tịch FED cũng nhìn thấy một số điểm sáng trong kinh tế Mỹ. Ông cho rằng tiêu dùng của người Mỹ đã ở mức tốt hơn so với kỳ vọng xét trong bối cảnh những “cơn gió chướng” mà họ phải đương đầu. Những dự báo được công bố trong ngày 15/7 cho thấy, 17 quan chức hàng đầu của FED hiện lạc quan hơn đôi chút về viễn cảnh tăng trưởng của kinh tế Mỹ năm nay so với quan điểm của họ hồi tháng 4, nhưng họ lại bi quan hơn nhiều về vấn đề lạm phát.
Cả thế giới cùng lỗ
Mối lo ngại toàn cầu đang tăng cao vì nhiều lý do. Thứ nhất, các thể chế tài chính nước ngoài đang có mức độ liên quan rất cao tới các tổ chức cho vay khổng lồ ở Mỹ. Ước tính, khoảng 50% các loại chứng khoán được phát hành từ các khoản nợ cho vay cầm cố ở Mỹ hiện nằm trong tay các nhà đầu tư nước ngoài.
Cùng lúc Citibank và Merrill Lynch đã phải gánh những khoản thâm hụt tài sản “vĩ đại” do nợ xấu ở thị trường Mỹ, ngân hàng khổng lồ mang “quốc tịch” Thụy Sỹ UBS và ngân hàng IKB Deutsche Industriebank của Đức cũng ở trong tình trạng tương tự. Tại Norway, 8 thành phố đã công bố thua lỗ ít nhất 125 triệu USD vì đầu tư vào các loại chứng khoán bất động sản của Mỹ. Tại Nhật bản, nhiều quỹ hưu trí cũng có một tỷ trọng vốn lớn trong danh mục đầu tư là các khoản nợ (trái phiếu) do Fannie Mae và Freddie Mac phát hành.
Tình hình bất ổn ở Mỹ đã phát triển thành một cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu, với những nạn nhân ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có ngân hàng Northern Rock. Vì khủng hoảng thanh khoản, ngân hàng này đã bị Chính phủ Anh quốc hữu hóa vào tháng 2 vừa qua.
Một vấn đề khác đáng ngại không kém là việc người tiêu dùng Mỹ vốn vẫn thiêu thụ nhiều hàng hóa nhập khẩu hơn bất kỳ người dân ở quốc gia nào khác trên thế giới, sẽ buộc phải sống bớt “sành điệu” hơn vì giá nhà của họ lao dốc, lạm phát tăng cao và kinh tế nước Mỹ có thể suy thoái.
Nhiều nhà kinh tế học cho rằng phần có lại thế giới, ở một mức độ nào đó, “miễn nhiễm” với tình hình kinh tế Mỹ, và người tiêu dùng châu Âu cùng với những nền kinh tế lớn ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Mỹ Latin đang phát triển nhanh có thể đủ khả năng để giúp kinh tế toàn cầu vượt lên khỏi những tác động của một thời kỳ suy thoái ở Mỹ. Nhưng lại có những nhà kinh tế khác cho rằng, giá nhiên liệu cao, lạm phát cao và USD yếu đã khiến sức mạnh của những kinh tế nói trên giảm đi nhiều, và một giai đoạn suy thoái toàn diện của kinh tế Mỹ có thể khiến những “con gió lành” này mất tác dụng trong việc chèo lái con tàu kinh tế thế giới về phía trước.
“Phần còn lại của thế giới đã tích lũy các tài sản Mỹ và nếu giá cả của những tài sản này đi xuống, cả thế giới sẽ phải hứng chịu”, ông Alex Patelis, người đứng đầu bộ phận nghiên cứ kinh tế quốc tế của Merrill Lynch tại London nói. Ông cũng nhận định thêm: “Tuy nhiên, có nghĩa là nhiều ngân hàng nước ngoài hiện vẫn đang hoạt động rất tốt. Như hệ thống ngân hàng ở Nhật là một trong những hệ thống ngân hàng lành mạnh nhất hiện nay. Do đó, cả thế giới sẽ bị ảnh hưởng, nhưng nặng nề nhất vẫn là ở Mỹ”.
(Theo Washington Post)
Dường như cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã bước sang một giai đoạn mới, với hiệu ứng nỗi lo sợ gia tăng gây tác động tiêu cực hơn đối với toàn bộ nền kinh tế thế giới.
Khủng hoảng niềm tin
Các thị trường vốn toàn cầu hiện nay có mức liên hệ qua lại mật thiết hơn bao giờ hết. Do đó, các vấn đề trong hệ thống tài chính của nước Mỹ có tác động tiêu cực có thể nói là tương đương với các quỹ lương hưu ở Nhật Bản và những khách hàng gửi tiết kiệm ở bang California. Dường như không ai có thể phủ nhận việc cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ còn lâu mới chạm đáy và điều này đang khiến những vấn đề bất ổn của kinh tế toàn cầu càng thêm căng thẳng, bên cạnh chuyện lạm phát và giá nhiên liệu tăng cao.
Thị trường chứng khoán Paris và London trong ngày 15/7 đã sụt giảm xuống mức thấp nhất từ năm 2005 tới nay, một phần do các nhà đầu tư cho rằng việc kế hoạch mà Chính phủ Mỹ vạch ra hồi cuối tuần có thể không đủ sức để cứu hai tập đoàn đầu tư cho vay địa ốc khổng lồ của nước này là Fannie Mae và Freddie Mac.
Tại Tokyo, chỉ số chứng khoán chính cũng giảm 2%, rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 3 tháng rưỡi trở lại đây sau khi tờ nhật báo Nikkei cho biết ba ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản đang nắm giữ ít nhất 44,2 tỷ USD trái phiếu do Fannie và Freddie phát hành.
Cũng trong ngày 15/7, đồng USD đã thiết lập một đáy mới so với Euro. Tuy nhiên, một tin tốt lành xuất hiện là giá dầu thô giảm mạnh, giúp chỉ số S & P 500 thị trường chứng khoán Mỹ hôm đó chỉ giảm có 1,1%.
Môi trường u ám hiện nay phản ánh một cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ mùa hè năm ngoái và đã lan rộng tới mọi đối tượng, từ các ngân hàng nhỏ tới những tổ chức lớn tài chính như Fannie và Freddie.
Ngân hàng US Bancorp đã không đạt được kết quả kinh doanh như dự kiến. Một nhà phân tích hàng đầu cũng đã lên tiếng cảnh bảo về một lượng nợ xấu tiềm tàng nắm giữ bởi ngân hàng lớn thứ tư nước Mỹ Wachovia. Các hãng thông tấn thế giới cũng đưa tin về việc người dân California hoảng sợ xếp hàng dài bên ngoài ngân hàng vừa bị trưng thu IndyMac để chờ rút tiền tiết kiệm. Đây là một hình ảnh vốn thường chỉ xuất hiện ở các quốc gia đang phát triển, thay vì ở một siêu cường kinh tế thế giới như nước Mỹ.
Ngày 15/7, Tổng thống Mỹ Bush trấn an thị trường và người tiêu dùng Mỹ đang trong tâm trạng lo ngại bằng cách khẳng định kinh tế Mỹ về cơ bản vẫn tốt và thúc giục Quốc hội nước này nhanh chóng thông qua một đạo luật để vực dậy Fannie và Freddie. Ông Bush phủ nhận các dự báo cho rằng một số lượng lớn các ngân hàng có thể đang bên bờ vực sụp đổ, đồng thời giải thích rằng hệ thống bảo hiểm liên bang có thể bảo hiểm các tài khoản tiền gửi tiết kiệm lên tới 100.000 USD.
“Tôi hiểu rằng sự lo ngại lúc này là rất lớn. Tuy nhiên, kinh tế Mỹ vẫn đang tăng trưởng, năng suất cao, thương mại tăng, mọi người đang làm việc”, ông Bush nói.
Các nhà kinh tế cho rằng, mặc dù những bất ổn của nền kinh tế Mỹ hiện nay liên quan đến vấn đề tâm lý nhiều hơn là những yếu tố cơ bản của nền kinh tế, nỗi lo về khả năng vỡ nợ của một ngân hàng nào đó cũng có thể biến những dự báo đáng sợ trở thành hiện thực.“Tôi cho rằng vấn đề hiện nay là một cuộc khủng hoảng niềm tin toàn diện đang trở nên phức tạp hơn do sự lan rộng của nó trên phạm vi toàn cầu”, chuyên gia kinh tế trưởng Brian Bethune của cơ quan nghiên cứu Global Insight tại bang Massachussett nhận xét.
Chuyên gia này nói thêm: “Các nhà hoạch định chính sách Mỹ cần hành động nhanh chóng và hiệu quả để giải quyết cuộc khủng hoảng tâm lý này. Tôi cho rằng Bộ Tài chính cần làm rõ hơn nữa về những gì mà họ đang dự định làm để vực dậy Fannie Mae và Freddie Mac. Chi tiết của kế hoạch này vẫn còn quá mơ hồ”.
Lãi suất USD sẽ tăng hay giảm?
Trong phiên điều trần trước Quốc hội, Chủ tịch FED Ben Bernanke đã vẽ ra một bức tranh trong đó kinh tế Mỹ đang bị dồn ép từ mọi hướng. Ông đã đề cập tới “một số lượng lớn những khó khăn” mà FED và tất cả dân Mỹ đang phải vật lộn để ứng phó, bao gồm tình hình căng thẳng tiếp diễn trên thị trường tài chính, giá nhà sụt giảm, thị trường việc làm đi xuống, giá dầu, thực phẩm và các hàng hóa khác tăng cao.
Chưa đầy một tháng trước đây, FED còn có những phát biểu ngụ ý rằng lạm phát tăng cao đã bắt đầu trở thành một mối lo ngại lớn hơn là sự đi xuống của tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từ đó, thị trường chứng khoán đã sụt giảm mạnh mẽ và những vấn đề lớn hơn đã xuất hiện trên thị trường tài chính. Cùng lúc, nền kinh tế toàn cầu cũng phát đi những dấu hiệu mới về tốc độ tăng trưởng chậm lại.
Tình hình này buộc Bernanke trong bài phát biểu 6 tháng một lần trước quốc hội Mỹ về tình hình kinh tế phải nhấn mạnh những rủi ro về lạm phát cao và kinh tế suy yếu với mức độ quan trọng ngang nhau.
“Khả năng giá năng lượng tăng cao, tình trạng tín dụng thắt chặt và sự rớt giá sâu hơn trên thị trường địa ốc, tất cả đều là rủi ro làm xấu đi viễn cảnh tăng trưởng”, ông Bernanke phát biểu. Ông nói thêm: “Thêm vào đó, những rủi ro khiến lạm phát còn tăng cao đã trở nên căng thẳng hơn do giá nhiên liệu và một số loại hàng hóa đã dẫn tới sự leo thang của lạm phát và cả kỳ vọng lạm phát”.
Ngôn từ của ông Bernanke cho thấy FED vẫn đang ở tư thế “chờ xem” trong vấn đề chính sách tiền tệ. Nếu giá dầu thô lại tiếp tục tăng vọt và có những dấu hiệu cho thấy kỳ vọng lạm phát của người Mỹ vượt khỏi tầm kiểm soát, FED có thể tăng lãi suất đồng USD để chống lạm phát. Nếu như có những dấu hiệu mới cho thấy kinh tế Mỹ xấu đi hơn so với dự kiến, FED sẽ lại có thể cắt giảm thêm lãi suất và thậm chí nối lại một chiến dịch cắt giảm lãi suất kéo dài suốt từ tháng 9 năm ngoái đến tháng 4 vừa qua.
Nhưng khả năng lớn nhất vẫn là FED sẽ duy trì lãi suất hiện nay trong thời gian trước mắt.
Bất chấp viễn cảnh u ám, Bernanke tỏ ra không ủng hộ bất kỳ lời kêu gọi nào từ phía các thành viên đảng Cộng hòa yêu cầu thực hiện một kế hoạch kích thích kinh tế cả gói thứ hai để thúc đẩy hoạt động tiêu dùng của người dân sau khi kế hoạch ông Bush khởi xướng hồi đầu năm nay chấm dứt. “Tôi cho rằng chúng ta đang nỗ lực đánh giá hiệu quả của kế hoạch kích thích kinh tế thứ nhất. Có lẽ cần một khoảng thời gian trước khi chúng ta có thể biết được xem một kế hoạch tương tự tiếp theo là cần thiết hay không”, ông nói.
Tuy nhiên, Chủ tịch FED cũng nhìn thấy một số điểm sáng trong kinh tế Mỹ. Ông cho rằng tiêu dùng của người Mỹ đã ở mức tốt hơn so với kỳ vọng xét trong bối cảnh những “cơn gió chướng” mà họ phải đương đầu. Những dự báo được công bố trong ngày 15/7 cho thấy, 17 quan chức hàng đầu của FED hiện lạc quan hơn đôi chút về viễn cảnh tăng trưởng của kinh tế Mỹ năm nay so với quan điểm của họ hồi tháng 4, nhưng họ lại bi quan hơn nhiều về vấn đề lạm phát.
Cả thế giới cùng lỗ
Mối lo ngại toàn cầu đang tăng cao vì nhiều lý do. Thứ nhất, các thể chế tài chính nước ngoài đang có mức độ liên quan rất cao tới các tổ chức cho vay khổng lồ ở Mỹ. Ước tính, khoảng 50% các loại chứng khoán được phát hành từ các khoản nợ cho vay cầm cố ở Mỹ hiện nằm trong tay các nhà đầu tư nước ngoài.
Cùng lúc Citibank và Merrill Lynch đã phải gánh những khoản thâm hụt tài sản “vĩ đại” do nợ xấu ở thị trường Mỹ, ngân hàng khổng lồ mang “quốc tịch” Thụy Sỹ UBS và ngân hàng IKB Deutsche Industriebank của Đức cũng ở trong tình trạng tương tự. Tại Norway, 8 thành phố đã công bố thua lỗ ít nhất 125 triệu USD vì đầu tư vào các loại chứng khoán bất động sản của Mỹ. Tại Nhật bản, nhiều quỹ hưu trí cũng có một tỷ trọng vốn lớn trong danh mục đầu tư là các khoản nợ (trái phiếu) do Fannie Mae và Freddie Mac phát hành.
Tình hình bất ổn ở Mỹ đã phát triển thành một cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu, với những nạn nhân ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có ngân hàng Northern Rock. Vì khủng hoảng thanh khoản, ngân hàng này đã bị Chính phủ Anh quốc hữu hóa vào tháng 2 vừa qua.
Một vấn đề khác đáng ngại không kém là việc người tiêu dùng Mỹ vốn vẫn thiêu thụ nhiều hàng hóa nhập khẩu hơn bất kỳ người dân ở quốc gia nào khác trên thế giới, sẽ buộc phải sống bớt “sành điệu” hơn vì giá nhà của họ lao dốc, lạm phát tăng cao và kinh tế nước Mỹ có thể suy thoái.
Nhiều nhà kinh tế học cho rằng phần có lại thế giới, ở một mức độ nào đó, “miễn nhiễm” với tình hình kinh tế Mỹ, và người tiêu dùng châu Âu cùng với những nền kinh tế lớn ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Mỹ Latin đang phát triển nhanh có thể đủ khả năng để giúp kinh tế toàn cầu vượt lên khỏi những tác động của một thời kỳ suy thoái ở Mỹ. Nhưng lại có những nhà kinh tế khác cho rằng, giá nhiên liệu cao, lạm phát cao và USD yếu đã khiến sức mạnh của những kinh tế nói trên giảm đi nhiều, và một giai đoạn suy thoái toàn diện của kinh tế Mỹ có thể khiến những “con gió lành” này mất tác dụng trong việc chèo lái con tàu kinh tế thế giới về phía trước.
“Phần còn lại của thế giới đã tích lũy các tài sản Mỹ và nếu giá cả của những tài sản này đi xuống, cả thế giới sẽ phải hứng chịu”, ông Alex Patelis, người đứng đầu bộ phận nghiên cứ kinh tế quốc tế của Merrill Lynch tại London nói. Ông cũng nhận định thêm: “Tuy nhiên, có nghĩa là nhiều ngân hàng nước ngoài hiện vẫn đang hoạt động rất tốt. Như hệ thống ngân hàng ở Nhật là một trong những hệ thống ngân hàng lành mạnh nhất hiện nay. Do đó, cả thế giới sẽ bị ảnh hưởng, nhưng nặng nề nhất vẫn là ở Mỹ”.
(Theo Washington Post)