Bức tranh bán lẻ “không sáng như Bộ trưởng nói”
Đại biểu "xoay" Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng về áp lực nhà phân phối nước ngoài đẩy mạnh thâm nhập thị trường Việt Nam
Sáng 18/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng có thêm ít phút để tiếp tục trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Danh sách đăng ký chất vấn lần thứ hai xuất hiện đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sài Gòn Coopmart.
Chiều 17/11, đại biểu Hòa đã bày tỏ lo ngại khi các tập đoàn phân phối bán lẻ nước ngoài đang đẩy mạnh việc thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường phân phối bán lẻ của Việt Nam. Một mặt các tập đoàn này đang liên tục mở rộng thêm nhiều cửa hàng, siêu thị và mạng lưới trên cả nước. Một mặt cũng tăng cường việc chuyển nhượng, mua, bán, sáp nhập các hệ thống phân phối hiện đại hiện có của Việt Nam.
Hệ thống phân phối và thị trường bán lẻ nội địa của chúng ta sẽ như thế nào trước diễn biến này? đại biểu Hòa chất vấn.
Ông Hòa cũng hỏi Bộ trưởng là tình hình nói trên sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền sản xuất trong nước, việc tiêu thụ hàng hóa Việt Nam sẽ ra sao khi chúng ta không làm chủ được hệ thống phân phối.
“Liệu chúng ta có bị thua trên sân nhà hay không, đặc biệt khi chúng ta đang triển khai thực hiện các hiệp định tự do thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực. Biện pháp của Bộ trưởng cho vấn đề này là gì?”, đại biểu Hòa nêu vấn đề.
Trong phần trả lời, Bộ trưởng Hoàng nhấn mạnh khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhận thức rằng lĩnh vực phân phối, trong đó có bán lẻ là hết sức nhạy cảm, quan trọng, nên chủ trương của Việt Nam là mở cửa thị trường phân phối bán lẻ, nhưng mở cửa có lộ trình để tạo điều kiện về mặt thời gian cho các doanh nghiệp thương mại vươn lên, đứng vững và cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài.
Chính vì thế, nên khi ký kết hiệp định gia nhập WTO, riêng về phân phối bán lẻ, Việt Nam có một lộ trình khá dài. Theo đó, khi hiệp định có hiệu lực vào năm 2007, Việt Nam cho phép nhà phân phối nước ngoài vào Việt Nam, nhưng bắt buộc phải với hình thức liên doanh.
Từ khi hiệp định có hiệu lực thì nhà đầu tư nước ngoài được vào Việt Nam thành lập các liên doanh với tỷ lệ cao nhất 49%. Từ 1/1/2008 được lập liên doanh với Việt nam, không quy định tỷ lệ góp vốn. Từ 1/1/2009 họ được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn của họ.
Chúng ta có những khóa để khống chế đối với những mặt hàng nhạy cảm liên quan đến sản xuất trong nước, kể cả liên quan đến an ninh, quốc phòng, liên quan đến thuần phong mĩ tục. Có 9 mặt hàng không cho phép nhà phân phối nước ngoài được tiêu thụ trong hệ thống của họ, liên quan đến thuốc lá, xì gà, gạo, đường, xăng dầu và văn hóa phẩm…, cho đến giờ phút này vẫn không cho phép nhà phân phối nước ngoài được tiêu thụ, Bộ trưởng nói tiếp.
Thông tin tiếp theo được Bộ trưởng cung cấp là Việt Nam cũng quy định sau khi mở cửa cơ sở bán lẻ thứ nhất, nếu như có nhu cầu mở cửa cơ sở bán lẻ thứ hai trở đi thì sẽ đánh giá trên địa bàn đó có bao nhiêu nhà bán lẻ đã hoạt động để quyết định và phù hợp với quy hoạch rồi mới quyết định có cấp phép hay không.
Như vậy là có khống chế đối với đầu tư nước ngoài chứ không phải là chúng ta hoàn toàn mở cửa cho lĩnh vực phân phối bán lẻ, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng cũng tỏ ra khá lạc quan khi hiện nay trong nước có khoảng trên 900 cơ sở bán lẻ hiện đại, nhà đầu tư nước ngoài mới có 70 cơ sở. Còn lại có hơn 800 cơ sở thuộc các doanh nghiệp của Việt Nam và quy mô lớn như Sài Gòn Coopmart, Satra, Hapro…
Còn xem xét ở góc độ tỷ trọng tiêu thụ hàng hóa năm 2013, Bộ trưởng nói tổng dung lượng bán lẻ của thị trường Việt Nam xấp xỉ 2 triệu 700 ngàn tỷ đồng, năm nay ước khoảng 3 triệu tỷ đồng.
Nhưng tỷ trọng doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài chỉ chiếm có 3,4%, còn không bằng cách đây 5 năm. 2007 - 2008 tỷ trọng bán lẻ của doanh nghiệp nước ngoài đã lên đến 3,8% nhưng bây giờ chỉ có 3,4%, Bộ trưởng phân tích.
Chốt lại, Bộ trưởng khẳng định với Quốc hội rằng Việt Nam vẫn mở cửa thị trường bán lẻ có lộ trình. Việc nhà bán lẻ nước ngoài có xâm nhập sâu hơn vào thị trường Việt Nam hay không theo Bộ trưởng “đúng là có lo lắng, nhưng kinh nghiệm trong 8 năm thực hiện cam kết với WTO và trong triển khai thực hiện vừa rồi thì băn khoăn này chúng ta có thể xử lý được, trên thực tế đã chứng minh như vậy”.
Nhấn nút lần thứ hai vào sáng 18/11, đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa nhận xét bức tranh về hệ thống phân phối bán lẻ không sáng sủa như Bộ trưởng đã giải trình.
Số lượng cơ sở bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài chỉ có 70, nhưng họ có quy mô gấp 4 - 5 lần Việt Nam, nên có thể nói là lên đến hàng trăm. Mặt khác, ông Hòa cho rằng, vẫn dễ dàng mua ở các cơ sở nước ngoài các mặt hàng mà Bộ trưởng nói là không cho phép nhà phân phối nước ngoài được tiêu thụ trong hệ thống của họ.
Bên cạnh đó, có nhà phân phối nước ngoài được cấp phép cho cơ sở thứ hai chỉ cách khoảng 800 mét đến 1 km so với cơ sở thứ nhất.
Cho rằng cần trao đổi kỹ hơn về các con số, Bộ trưởng thừa nhận nếu so sánh số lượng 70 cơ sở của nước ngoài với hơn 800 cơ sở của Việt Nam thì đúng là khập khiễng. Tuy nhiên điều quan trọng là chỉ chiếm khoảng 3,4% trong tổng doanh số bán lẻ, nhưng các siêu thị bán lẻ lớn như Big C hay Metro thì 90% là hàng Việt Nam.
Việc một số nhà bán lẻ nước ngoài như Metro được cấp phép nhiều cơ sở như hiện nay được Bộ trưởng giải thích là họ được cấp phép từ 1995, trước khi Việt Nam gia nhập WTO nên quy định chưa chặt chẽ như bây giờ.
Danh sách đăng ký chất vấn lần thứ hai xuất hiện đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sài Gòn Coopmart.
Chiều 17/11, đại biểu Hòa đã bày tỏ lo ngại khi các tập đoàn phân phối bán lẻ nước ngoài đang đẩy mạnh việc thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường phân phối bán lẻ của Việt Nam. Một mặt các tập đoàn này đang liên tục mở rộng thêm nhiều cửa hàng, siêu thị và mạng lưới trên cả nước. Một mặt cũng tăng cường việc chuyển nhượng, mua, bán, sáp nhập các hệ thống phân phối hiện đại hiện có của Việt Nam.
Hệ thống phân phối và thị trường bán lẻ nội địa của chúng ta sẽ như thế nào trước diễn biến này? đại biểu Hòa chất vấn.
Ông Hòa cũng hỏi Bộ trưởng là tình hình nói trên sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền sản xuất trong nước, việc tiêu thụ hàng hóa Việt Nam sẽ ra sao khi chúng ta không làm chủ được hệ thống phân phối.
“Liệu chúng ta có bị thua trên sân nhà hay không, đặc biệt khi chúng ta đang triển khai thực hiện các hiệp định tự do thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực. Biện pháp của Bộ trưởng cho vấn đề này là gì?”, đại biểu Hòa nêu vấn đề.
Trong phần trả lời, Bộ trưởng Hoàng nhấn mạnh khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhận thức rằng lĩnh vực phân phối, trong đó có bán lẻ là hết sức nhạy cảm, quan trọng, nên chủ trương của Việt Nam là mở cửa thị trường phân phối bán lẻ, nhưng mở cửa có lộ trình để tạo điều kiện về mặt thời gian cho các doanh nghiệp thương mại vươn lên, đứng vững và cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài.
Chính vì thế, nên khi ký kết hiệp định gia nhập WTO, riêng về phân phối bán lẻ, Việt Nam có một lộ trình khá dài. Theo đó, khi hiệp định có hiệu lực vào năm 2007, Việt Nam cho phép nhà phân phối nước ngoài vào Việt Nam, nhưng bắt buộc phải với hình thức liên doanh.
Từ khi hiệp định có hiệu lực thì nhà đầu tư nước ngoài được vào Việt Nam thành lập các liên doanh với tỷ lệ cao nhất 49%. Từ 1/1/2008 được lập liên doanh với Việt nam, không quy định tỷ lệ góp vốn. Từ 1/1/2009 họ được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn của họ.
Chúng ta có những khóa để khống chế đối với những mặt hàng nhạy cảm liên quan đến sản xuất trong nước, kể cả liên quan đến an ninh, quốc phòng, liên quan đến thuần phong mĩ tục. Có 9 mặt hàng không cho phép nhà phân phối nước ngoài được tiêu thụ trong hệ thống của họ, liên quan đến thuốc lá, xì gà, gạo, đường, xăng dầu và văn hóa phẩm…, cho đến giờ phút này vẫn không cho phép nhà phân phối nước ngoài được tiêu thụ, Bộ trưởng nói tiếp.
Thông tin tiếp theo được Bộ trưởng cung cấp là Việt Nam cũng quy định sau khi mở cửa cơ sở bán lẻ thứ nhất, nếu như có nhu cầu mở cửa cơ sở bán lẻ thứ hai trở đi thì sẽ đánh giá trên địa bàn đó có bao nhiêu nhà bán lẻ đã hoạt động để quyết định và phù hợp với quy hoạch rồi mới quyết định có cấp phép hay không.
Như vậy là có khống chế đối với đầu tư nước ngoài chứ không phải là chúng ta hoàn toàn mở cửa cho lĩnh vực phân phối bán lẻ, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng cũng tỏ ra khá lạc quan khi hiện nay trong nước có khoảng trên 900 cơ sở bán lẻ hiện đại, nhà đầu tư nước ngoài mới có 70 cơ sở. Còn lại có hơn 800 cơ sở thuộc các doanh nghiệp của Việt Nam và quy mô lớn như Sài Gòn Coopmart, Satra, Hapro…
Còn xem xét ở góc độ tỷ trọng tiêu thụ hàng hóa năm 2013, Bộ trưởng nói tổng dung lượng bán lẻ của thị trường Việt Nam xấp xỉ 2 triệu 700 ngàn tỷ đồng, năm nay ước khoảng 3 triệu tỷ đồng.
Nhưng tỷ trọng doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài chỉ chiếm có 3,4%, còn không bằng cách đây 5 năm. 2007 - 2008 tỷ trọng bán lẻ của doanh nghiệp nước ngoài đã lên đến 3,8% nhưng bây giờ chỉ có 3,4%, Bộ trưởng phân tích.
Chốt lại, Bộ trưởng khẳng định với Quốc hội rằng Việt Nam vẫn mở cửa thị trường bán lẻ có lộ trình. Việc nhà bán lẻ nước ngoài có xâm nhập sâu hơn vào thị trường Việt Nam hay không theo Bộ trưởng “đúng là có lo lắng, nhưng kinh nghiệm trong 8 năm thực hiện cam kết với WTO và trong triển khai thực hiện vừa rồi thì băn khoăn này chúng ta có thể xử lý được, trên thực tế đã chứng minh như vậy”.
Nhấn nút lần thứ hai vào sáng 18/11, đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa nhận xét bức tranh về hệ thống phân phối bán lẻ không sáng sủa như Bộ trưởng đã giải trình.
Số lượng cơ sở bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài chỉ có 70, nhưng họ có quy mô gấp 4 - 5 lần Việt Nam, nên có thể nói là lên đến hàng trăm. Mặt khác, ông Hòa cho rằng, vẫn dễ dàng mua ở các cơ sở nước ngoài các mặt hàng mà Bộ trưởng nói là không cho phép nhà phân phối nước ngoài được tiêu thụ trong hệ thống của họ.
Bên cạnh đó, có nhà phân phối nước ngoài được cấp phép cho cơ sở thứ hai chỉ cách khoảng 800 mét đến 1 km so với cơ sở thứ nhất.
Cho rằng cần trao đổi kỹ hơn về các con số, Bộ trưởng thừa nhận nếu so sánh số lượng 70 cơ sở của nước ngoài với hơn 800 cơ sở của Việt Nam thì đúng là khập khiễng. Tuy nhiên điều quan trọng là chỉ chiếm khoảng 3,4% trong tổng doanh số bán lẻ, nhưng các siêu thị bán lẻ lớn như Big C hay Metro thì 90% là hàng Việt Nam.
Việc một số nhà bán lẻ nước ngoài như Metro được cấp phép nhiều cơ sở như hiện nay được Bộ trưởng giải thích là họ được cấp phép từ 1995, trước khi Việt Nam gia nhập WTO nên quy định chưa chặt chẽ như bây giờ.