Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: “Tồn kho đã ở mức bình thường”
Từ 14h25 chiều 17/11, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trực tiếp trả lời đại biểu Quốc hội về bốn nhóm vấn đề
"Tồn kho hiện nay đã ở mức bình thường”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng khẳng định tại báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn.
Mấy năm gần đây, trong bối cảnh rất khó khăn của nền kinh tế, hai chữ tồn kho đã trở nên quen thuộc đến mức đôi khi không chỉ được sử dụng để nói về hàng hóa. Một số “khái niệm” mới như “tồn kho thể chế” hay “tồn kho kiến nghị” cũng đã được sử dụng ở một số diễn đàn.
Tất nhiên, báo cáo của Bộ trưởng Hoàng không phản ánh các loại “tồn kho” mới này, mà chỉ nói về hàng tồn kho, theo đúng nghĩa đen.
Dẫn số liệu của Tổng cục thống kê, Bộ trưởng Hoàng cho biết chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở thời điểm 1/1/2012 tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước. Cùng thời điểm của hai năm sau con số tăng lần lượt là 21,5% và 9,7%.
Theo Bộ trưởng, chỉ số tồn kho thường tăng cao vào thời điểm sau Tết Nguyên đán, giảm mạnh vào thời điểm cuối năm và đầu năm sau. Do thời điểm sau Tết sức mua của người dân giảm vì đã mua hàng hóa trong những tháng cuối năm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán.
Báo cáo cũng dẫn giải, sau khi tồn kho tăng đột biến đến 34,9% tại thời điểm 1/3/2012, do sự quan tâm chỉ đạo điều hành của Chính phủ, của các cấp các ngành và sự linh hoạt trong điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ số tồn kho hàng công nghiệp chế biến chế tạo đến nay đã trở lại mức bình thường.
Thời điểm ngày 1/10/2014 tổn kho tăng 10,9% so với mức tăng của cùng kỳ năm trước, báo cáo nêu con số chứng minh.
Một số sản phẩm tồn còn ở mức cao như chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản, sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản, may trang phục (trừ trang phục từ da, lông thú) dệt, sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu, sản xuất sắt, thép, gang, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn… được Bộ trưởng giải thích là tồn kho theo kế hoạch.
Vì, đây là thời điểm tập trung hàng hóa để chuẩn bị đơn hàng xuất khẩu cho những tháng cuối năm và phục vụ nhu cầu tiêu dùng thường tăng cao trong dịp lễ, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán.
Bên cạnh đó, một số sản phẩm tồn kho cao như sản xuất thép, gang là do thị trường bất động sản hồi phục chậm dẫn đến tiêu dùng chậm.
Được chọn đăng trước Quốc hội từ 14h25 chiều 17/11, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng sẽ trực tiếp trả lời đại biểu Quốc hội về bốn nhóm vấn đề.
Thứ nhất là về phát triển công nghiệp hỗ trợ, biện pháp để sớm thực hiện có kết quả chủ trương này. Việc phát triển công nghiệp chế tạo trong nước để đáp ứng nhu cầu máy móc, công cụ trang thiết bị phục vụ cho sản xuất chế biến sản phẩm nông nghiệp, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Thực trạng chương trình sản xuất và áp dụng nhiên liệu sinh học, như xây dựng vùng nguyên liệu, nhà máy chế biến, hệ thống tiêu thụ, hiệu quả kinh tế, giải pháp khắc phục khó khăn tồn tại đang đặt ra... là nhóm vấn đề thứ hai.
Nhóm thứ ba liên quan đến giải pháp quản lý thị trường, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng hàng giả, hàng lậu, nhất là hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Và nhóm thứ tư là sự tham gia của Việt Nam đối với hệ thống phân phối bán lẻ trong nước, giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực này.
Mấy năm gần đây, trong bối cảnh rất khó khăn của nền kinh tế, hai chữ tồn kho đã trở nên quen thuộc đến mức đôi khi không chỉ được sử dụng để nói về hàng hóa. Một số “khái niệm” mới như “tồn kho thể chế” hay “tồn kho kiến nghị” cũng đã được sử dụng ở một số diễn đàn.
Tất nhiên, báo cáo của Bộ trưởng Hoàng không phản ánh các loại “tồn kho” mới này, mà chỉ nói về hàng tồn kho, theo đúng nghĩa đen.
Dẫn số liệu của Tổng cục thống kê, Bộ trưởng Hoàng cho biết chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở thời điểm 1/1/2012 tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước. Cùng thời điểm của hai năm sau con số tăng lần lượt là 21,5% và 9,7%.
Theo Bộ trưởng, chỉ số tồn kho thường tăng cao vào thời điểm sau Tết Nguyên đán, giảm mạnh vào thời điểm cuối năm và đầu năm sau. Do thời điểm sau Tết sức mua của người dân giảm vì đã mua hàng hóa trong những tháng cuối năm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán.
Báo cáo cũng dẫn giải, sau khi tồn kho tăng đột biến đến 34,9% tại thời điểm 1/3/2012, do sự quan tâm chỉ đạo điều hành của Chính phủ, của các cấp các ngành và sự linh hoạt trong điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ số tồn kho hàng công nghiệp chế biến chế tạo đến nay đã trở lại mức bình thường.
Thời điểm ngày 1/10/2014 tổn kho tăng 10,9% so với mức tăng của cùng kỳ năm trước, báo cáo nêu con số chứng minh.
Một số sản phẩm tồn còn ở mức cao như chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản, sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản, may trang phục (trừ trang phục từ da, lông thú) dệt, sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu, sản xuất sắt, thép, gang, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn… được Bộ trưởng giải thích là tồn kho theo kế hoạch.
Vì, đây là thời điểm tập trung hàng hóa để chuẩn bị đơn hàng xuất khẩu cho những tháng cuối năm và phục vụ nhu cầu tiêu dùng thường tăng cao trong dịp lễ, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán.
Bên cạnh đó, một số sản phẩm tồn kho cao như sản xuất thép, gang là do thị trường bất động sản hồi phục chậm dẫn đến tiêu dùng chậm.
Được chọn đăng trước Quốc hội từ 14h25 chiều 17/11, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng sẽ trực tiếp trả lời đại biểu Quốc hội về bốn nhóm vấn đề.
Thứ nhất là về phát triển công nghiệp hỗ trợ, biện pháp để sớm thực hiện có kết quả chủ trương này. Việc phát triển công nghiệp chế tạo trong nước để đáp ứng nhu cầu máy móc, công cụ trang thiết bị phục vụ cho sản xuất chế biến sản phẩm nông nghiệp, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Thực trạng chương trình sản xuất và áp dụng nhiên liệu sinh học, như xây dựng vùng nguyên liệu, nhà máy chế biến, hệ thống tiêu thụ, hiệu quả kinh tế, giải pháp khắc phục khó khăn tồn tại đang đặt ra... là nhóm vấn đề thứ hai.
Nhóm thứ ba liên quan đến giải pháp quản lý thị trường, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng hàng giả, hàng lậu, nhất là hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Và nhóm thứ tư là sự tham gia của Việt Nam đối với hệ thống phân phối bán lẻ trong nước, giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực này.