Bước chân Huawei tại Việt Nam
Với chính sách giá rẻ, Huawei loại hết những đối thủ sừng sỏ tại Việt Nam
Sau một năm 2012 kinh doanh nổi bật, Huawei đã trở thành nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, vượt qua Ericsson về doanh thu. Tại thị trường Việt Nam, với chính sách giá rẻ, nhà sản xuất này nhanh chóng loại hết những đối thủ sừng sỏ trong thời gian ngắn.
Tại Việt Nam, Huawei Device là nhà cung cấp thiết bị viễn thông chính cho các đối tác như Viettel, Vinaphone, Vietnamobile, MobiFone, SFone và G-Tel.
Lập đáy về giá
Trước khi Huawei tấn công mạnh vào thị trường Việt Nam, hệ thống tổng đài, mạng lõi, trạm thu phát sóng của các mạng lớn như MobiFone, Vinaphone... đều thuộc về các nhà cung cấp châu Âu và Mỹ như Ericsson, Alcatel, Nokia-Siemens, Orange-France Telecom, Motorola.
Vào sau, chiến lược của Huawei đơn giản chỉ về giá, trong trận chiến cung cấp thiết bị cho các nhà mạng, Huawei đã khiến cho giá bán trạm BTS giảm tới hơn 50% so với mức thấp nhất trước đó và giảm tới gần 10 lần so với mức cao nhất, tạo ra mức giá rẻ chưa từng có. Đại diện một nhà mạng lớn, giấu tên cho biết: “Giá bỏ thầu của họ cạnh tranh nhất, các nhà cung cấp khác không đấu lại được. Với cơ chế đấu thầu của mình, không chọn họ không được, vì nếu thanh tra sờ đến chúng tôi không biết giải trình ra sao khi giá của họ rẻ nhất”.
Cho dù các nhà mạng lớn cho rằng chỉ có khoảng 40-50% thiết bị của họ là do Huawei cung cấp, nhưng theo một chuyên gia về viễn thông thì con số này ít ra cũng vào khoảng 70-80%.
Không những tấn công vào hệ thống thiết bị hạ tầng viễn thông, Huawei còn bành trướng sang khu vực sản xuất thiết bị như điện thoại giá rẻ, USB 3G cho các nhà mạng. Tại Việt Nam, Huawei cũng đang tấn công mạnh vào thị trường smartphone.
Ông Bùi Văn Hòa, Phó tổng giám đốc Viễn Thông A cho biết, Huawei đang thể hiện tham vọng lớn và họ cũng đang dần thu hút được khách hàng.
Huawei đã công bố kết quả tài chính năm 2012 với doanh số bán hàng hơn 35 tỉ USD, lợi nhuận ròng đạt gần 2,5 tỉ USD, tăng 8% so với năm 2011.
Dè chừng với hàng Trung Quốc
Kể từ khi Mỹ có báo cáo nhận định những trang thiết bị của Huawei cho cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ có thể làm suy yếu những lợi ích an ninh quốc gia cốt lõi của Mỹ thì Huawei bắt đầu đối mặt với những khó khăn. Nhà sản xuất đến từ Trung Quốc bị nghi ngờ có mối quan hệ mật thiết với chính phủ Trung Quốc và có thể trở thành công cụ để “quan sát cả thế giới”.
Nhà mạng viễn thông Sprint Nextel (Mỹ) và SoftBank (Nhật) cho biết sẽ ngừng sử dụng các thiết bị của Huawei. Úc đã “cấm cửa” Huawei, Ấn Độ cũng e dè soi xét nhà sản xuất này.
Tại Việt Nam, các nhà mạng cũng đang dè chừng nhà sản xuất tới từ quốc gia hàng xóm này.
VNPT và Viettel là 2 đối tác lớn nhất của Huawei tại Việt Nam song Viettel đã chủ động giảm bớt sự phụ thuộc vào thiết bị của Huawei. Nhà mạng này tự sản xuất USB 3G. Các nhà mạng lớn cũng khẳng định, những chi tiết quan trọng như hệ thống chuyển mạch được dùng sản phẩm của các nước tiên tiến khác chứ không dùng của Huawei.
Trước những khó khăn mà Huawei gặp phải, cuối năm 2012, Huawei đã cử ông John Suffolk, Phó chủ tịch cao cấp kiêm Giám đốc Bảo mật toàn cầu Tập đoàn Huawei đến Việt Nam, tiếp xúc với Bộ thông tin Truyền thông và các doanh nghiệp. Ông này cho rằng Việt Nam là một trong những thị trường quan trọng và cho biết Huawei sẵn sàng làm việc với tất cả các khách hàng và đối tác. Huawei sẽ thành lập các trung tâm chứng thực an ninh cho từng vùng nếu cần.
Huawei sẽ cho phép kiểm tra sản phẩm của mình bởi những ai được chính quyền địa phương ủy quyền để đảm bảo bảo mật cho các sản phẩm và dịch vụ của Huawei. Huawei cũng đã thiết lập văn phòng an ninh mạng ở một số nước trên thế giới, bao gồm Mỹ, Anh, Ấn Độ và Pháp.
Tuy hãng đang có những động thái tích cực để hóa giải những mối nghi ngờ, nhưng việc liên tục có hacker từ Trung Quốc ăn cắp dữ liệu hoặc tấn công vào những hệ thống dữ liệu của chính phủ và các công ty khác vẫn khiến cho sự e ngại tăng cao.
Huawei đã loại bỏ hầu hết những đối thủ lớn từ các nước tiên tiến tại thị trường Việt Nam một cách nhanh chóng. Tuy nhiên để bành trướng như trước, hẳn nhà sản xuất này sẽ gặp không ít khó khăn trong thời gian tới, khi vấn đề an ninh ít nhiều vẫn ám ảnh khách hàng tại Việt Nam.
(Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư)
Tại Việt Nam, Huawei Device là nhà cung cấp thiết bị viễn thông chính cho các đối tác như Viettel, Vinaphone, Vietnamobile, MobiFone, SFone và G-Tel.
Lập đáy về giá
Trước khi Huawei tấn công mạnh vào thị trường Việt Nam, hệ thống tổng đài, mạng lõi, trạm thu phát sóng của các mạng lớn như MobiFone, Vinaphone... đều thuộc về các nhà cung cấp châu Âu và Mỹ như Ericsson, Alcatel, Nokia-Siemens, Orange-France Telecom, Motorola.
Vào sau, chiến lược của Huawei đơn giản chỉ về giá, trong trận chiến cung cấp thiết bị cho các nhà mạng, Huawei đã khiến cho giá bán trạm BTS giảm tới hơn 50% so với mức thấp nhất trước đó và giảm tới gần 10 lần so với mức cao nhất, tạo ra mức giá rẻ chưa từng có. Đại diện một nhà mạng lớn, giấu tên cho biết: “Giá bỏ thầu của họ cạnh tranh nhất, các nhà cung cấp khác không đấu lại được. Với cơ chế đấu thầu của mình, không chọn họ không được, vì nếu thanh tra sờ đến chúng tôi không biết giải trình ra sao khi giá của họ rẻ nhất”.
Cho dù các nhà mạng lớn cho rằng chỉ có khoảng 40-50% thiết bị của họ là do Huawei cung cấp, nhưng theo một chuyên gia về viễn thông thì con số này ít ra cũng vào khoảng 70-80%.
Không những tấn công vào hệ thống thiết bị hạ tầng viễn thông, Huawei còn bành trướng sang khu vực sản xuất thiết bị như điện thoại giá rẻ, USB 3G cho các nhà mạng. Tại Việt Nam, Huawei cũng đang tấn công mạnh vào thị trường smartphone.
Ông Bùi Văn Hòa, Phó tổng giám đốc Viễn Thông A cho biết, Huawei đang thể hiện tham vọng lớn và họ cũng đang dần thu hút được khách hàng.
Huawei đã công bố kết quả tài chính năm 2012 với doanh số bán hàng hơn 35 tỉ USD, lợi nhuận ròng đạt gần 2,5 tỉ USD, tăng 8% so với năm 2011.
Dè chừng với hàng Trung Quốc
Kể từ khi Mỹ có báo cáo nhận định những trang thiết bị của Huawei cho cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ có thể làm suy yếu những lợi ích an ninh quốc gia cốt lõi của Mỹ thì Huawei bắt đầu đối mặt với những khó khăn. Nhà sản xuất đến từ Trung Quốc bị nghi ngờ có mối quan hệ mật thiết với chính phủ Trung Quốc và có thể trở thành công cụ để “quan sát cả thế giới”.
Nhà mạng viễn thông Sprint Nextel (Mỹ) và SoftBank (Nhật) cho biết sẽ ngừng sử dụng các thiết bị của Huawei. Úc đã “cấm cửa” Huawei, Ấn Độ cũng e dè soi xét nhà sản xuất này.
Tại Việt Nam, các nhà mạng cũng đang dè chừng nhà sản xuất tới từ quốc gia hàng xóm này.
VNPT và Viettel là 2 đối tác lớn nhất của Huawei tại Việt Nam song Viettel đã chủ động giảm bớt sự phụ thuộc vào thiết bị của Huawei. Nhà mạng này tự sản xuất USB 3G. Các nhà mạng lớn cũng khẳng định, những chi tiết quan trọng như hệ thống chuyển mạch được dùng sản phẩm của các nước tiên tiến khác chứ không dùng của Huawei.
Trước những khó khăn mà Huawei gặp phải, cuối năm 2012, Huawei đã cử ông John Suffolk, Phó chủ tịch cao cấp kiêm Giám đốc Bảo mật toàn cầu Tập đoàn Huawei đến Việt Nam, tiếp xúc với Bộ thông tin Truyền thông và các doanh nghiệp. Ông này cho rằng Việt Nam là một trong những thị trường quan trọng và cho biết Huawei sẵn sàng làm việc với tất cả các khách hàng và đối tác. Huawei sẽ thành lập các trung tâm chứng thực an ninh cho từng vùng nếu cần.
Huawei sẽ cho phép kiểm tra sản phẩm của mình bởi những ai được chính quyền địa phương ủy quyền để đảm bảo bảo mật cho các sản phẩm và dịch vụ của Huawei. Huawei cũng đã thiết lập văn phòng an ninh mạng ở một số nước trên thế giới, bao gồm Mỹ, Anh, Ấn Độ và Pháp.
Tuy hãng đang có những động thái tích cực để hóa giải những mối nghi ngờ, nhưng việc liên tục có hacker từ Trung Quốc ăn cắp dữ liệu hoặc tấn công vào những hệ thống dữ liệu của chính phủ và các công ty khác vẫn khiến cho sự e ngại tăng cao.
Huawei đã loại bỏ hầu hết những đối thủ lớn từ các nước tiên tiến tại thị trường Việt Nam một cách nhanh chóng. Tuy nhiên để bành trướng như trước, hẳn nhà sản xuất này sẽ gặp không ít khó khăn trong thời gian tới, khi vấn đề an ninh ít nhiều vẫn ám ảnh khách hàng tại Việt Nam.
(Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư)