Bước đột phá trong loại bỏ thủ tục "hành dân"
Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính của Chính phủ sẽ là bước đột phá trong chủ trương loại bỏ các thủ tục “hành dân”
Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính của Chính phủ sẽ là bước đột phá trong chủ trương loại bỏ các thủ tục “hành dân”.
Đó là khẳng định của Bộ trưởng,Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với đại diện các cơ quan báo chí, nhằm đẩy mạnh việc phối hợp tuyên truyền cho Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007 – 2010 (gọi tắt là Đề án 30), diễn ra chiều 3/9.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc, đành rằng bất kỳ quốc gia nào cũng đều phải có bộ thủ tục hành chính phù hợp với điều kiện của nước đó. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia cũng như phản ánh của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp thì thủ tục hành chính của Việt Nam đang có quá nhiều tồn tại, quá rườm rà, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.
Thừa nhận phản ánh trên, Bộ trưởng Phúc khẳng định, đúng là thủ tục hành chính hiện nay của Việt Nam đã khiến nhiều người “chịu không nổi”. Theo ông, không có lý do gì mà một người dân phải mất từ 2 -3 năm, với 6 -7 thủ tục mới được phép làm một căn nhà để ở. Theo ông, một khi thủ tục hành chính còn rườm rà thì quyền lợi của quan chức càng nhiều, càng tạo điều kiện cho tham nhũng, hối lộ lộng hành.
Do đó, theo Bộ trưởng, đã đến lúc cần phải tạo bước đột phá trong việc giải quyết thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp, từ đó góp phần xây dựng bộ máy quản lý Nhà nước trong sạch, vững mạnh thực sự.
Để làm được điều đó, theo Bộ trưởng Phúc, báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến tới người dân thông qua việc biểu dương gương tốt, phê bình đấu tranh những tiêu cực trong các hoạt động liên quan đến thủ tục hành chính.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng lưu ý báo chí cần phải đưa tin thận trọng, đúng mức, tránh tình trạng bình luận quá mức gây tâm lý không tốt trong dự luận về bộ máy quản lý Nhà nước.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, hiện đề án đang ở giai đoạn đầu, với trọng tâm là rà soát, thống kê thực trạng thủ tục hành chính ở tất cả các lĩnh vực quản lý Nhà nước trên phạm vi cả nước.
Theo thống kê sơ bộ, tính đến nay, tại 4 cấp chính quyền, đã thống kê được trên 5.700 thủ tục; 85 nghìn biểu mẫu; 7.800 văn bản quy định.
Dự kiến đến cuối tháng 9 này, Thủ tướng sẽ ấn nút khai trương cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
Đó là khẳng định của Bộ trưởng,Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với đại diện các cơ quan báo chí, nhằm đẩy mạnh việc phối hợp tuyên truyền cho Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007 – 2010 (gọi tắt là Đề án 30), diễn ra chiều 3/9.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc, đành rằng bất kỳ quốc gia nào cũng đều phải có bộ thủ tục hành chính phù hợp với điều kiện của nước đó. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia cũng như phản ánh của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp thì thủ tục hành chính của Việt Nam đang có quá nhiều tồn tại, quá rườm rà, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.
Thừa nhận phản ánh trên, Bộ trưởng Phúc khẳng định, đúng là thủ tục hành chính hiện nay của Việt Nam đã khiến nhiều người “chịu không nổi”. Theo ông, không có lý do gì mà một người dân phải mất từ 2 -3 năm, với 6 -7 thủ tục mới được phép làm một căn nhà để ở. Theo ông, một khi thủ tục hành chính còn rườm rà thì quyền lợi của quan chức càng nhiều, càng tạo điều kiện cho tham nhũng, hối lộ lộng hành.
Do đó, theo Bộ trưởng, đã đến lúc cần phải tạo bước đột phá trong việc giải quyết thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp, từ đó góp phần xây dựng bộ máy quản lý Nhà nước trong sạch, vững mạnh thực sự.
Để làm được điều đó, theo Bộ trưởng Phúc, báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến tới người dân thông qua việc biểu dương gương tốt, phê bình đấu tranh những tiêu cực trong các hoạt động liên quan đến thủ tục hành chính.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng lưu ý báo chí cần phải đưa tin thận trọng, đúng mức, tránh tình trạng bình luận quá mức gây tâm lý không tốt trong dự luận về bộ máy quản lý Nhà nước.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, hiện đề án đang ở giai đoạn đầu, với trọng tâm là rà soát, thống kê thực trạng thủ tục hành chính ở tất cả các lĩnh vực quản lý Nhà nước trên phạm vi cả nước.
Theo thống kê sơ bộ, tính đến nay, tại 4 cấp chính quyền, đã thống kê được trên 5.700 thủ tục; 85 nghìn biểu mẫu; 7.800 văn bản quy định.
Dự kiến đến cuối tháng 9 này, Thủ tướng sẽ ấn nút khai trương cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.