Buồn tẻ chứng khoán
Không khí buồn tẻ tiếp tục thể hiện ở cả hai đầu cầu thị trường chứng khoán niêm yết
Phiên ngày 11/4, tổng giá trị giao dịch tại sàn Tp.HCM chỉ đạt 483,019 tỷ đồng, gợi nhớ đến những con số mà sàn Hà Nội đã từng đạt được trong thời kỳ thăng hoa mới qua.
Thống kê của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM cho thấy phiên này có tổng khối lượng giao dịch đạt 4.260.930 chứng khoán với tổng giá trị 483,019 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch khớp lệnh đạt 3.178.580 chứng khoán với giá trị 368,313 tỷ đồng (giảm tới 29,56% so với phiên trước); giao dịch thoả thuận là 1.082.350 chứng khoán với giá trị 114,706 tỷ đồng.
Chỉ số VN-Index biến động khá tẻ nhạt, giảm 4,99 điểm (-0,48%) so với phiên trước (còn 1034,68 điểm), thay vì biên độ trên 20 điểm/phiên, thậm chí trên 40 điểm/phiên thời sôi động đầu năm.
Tổng số lệnh đặt mua chỉ có 6.684 lệnh với tổng khối lượng đặt mua 5.589.600 chứng khoán, giảm tới 20,9% so với ngày giao dịch liền trước (khối lượng còn lại chưa khớp là 2.411.020 đơn vị).
Tổng số lệnh đặt bán cũng giảm mạnh, có 5.353 lệnh với tổng khối lượng đặt bán 6.576.190 đơn vị, so với phiên trước giảm tới 23,29% (khối lượng còn lại chưa khớp là 3.397.610 đơn vị). Chênh lệch khối lượng (mua - bán) là -986.590 chứng khoán, hiệu số mua – bán của phiên giao dịch trước là -1.056.290 chứng khoán.
Điểm mà sàn Tp.HCM tạo được sự chú ý trong phiên này là sự tăng mua thể hiện rõ ở khối các nhà đầu tư nước ngoài. Phiên giao dịch khớp lệnh, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 55 chứng khoán các loại, tổng khối lượng 367.430 đơn vị, tương đương giá trị 66,552 tỷ đồng.
Các chứng khoán được mua nhiều nhất là VNM (72.190 cổ phiếu), PVD (71.390 cổ phiếu), REE (51.300 cổ phiếu), VSH (42.440 cổ phiếu), PPC (33.190 cổ phiếu); trong khi đó lượng bán ra là 98.200 đơn vị của 27 chứng khoán với tổng giá trị 13,859 tỷ đ.
Tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, sự buồn tẻ thể hiện rõ nét hơn khi chỉ số HASTC-Index chỉ thay đổi -0,09% (giảm 0,36 điểm). Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu toàn thị trường cũng chỉ đạt 1.067.900 chứng khoán với tổng giá trị 143,745 tỷ đồng, giảm tới 18,61% so với phiên trước. Đáng chú ý là có tới 9 cổ phiếu rơi vào thế “ngoài cuộc” trong phiên giao dịch này.
Về giá cổ phiếu, tại sàn Tp.HCM có 23 chứng khoán tăng giá, 64 chứng khoán giảm giá và 22 chứng khoán đứng giá. Biên độ điều chỉnh cũng bó hẹp trong phạm vi 10.000 đồng/ cổ phiếu; ngoại trừ BMC tăng giá cao nhất trên thị trường, gần kịch trần với 26.000 đồng/ cổ phiếu - một mức tăng hiếm gặp trong những phiên gần đây, thay cho sự phổ biến của những tháng trước.
Các cổ phiếu có mức tăng tiếp theo trong tốp dẫn đầu thị trường là LGC, SCD, SFI, HTV. Những cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là MCP, VTA, GMC, LAF, VFc với mức giảm dưới 5.000 đồng/cổ phiếu. Hai chứng chỉ quỹ VFMVF1 và PRUBF1 cũng giảm nhẹ, từ 200-400 đồng/chứng chỉ.
Còn tại sàn Hà Nội, những điểm nổi bật ít ỏi của phiên này thể hiện ở sự tăng giá khá mạnh của SDA (tăng 10.100 đồng/cổ phiếu), VNR (tăng 7.400 đồng/cổ phiếu) trong số 24 cổ phiếu tăng giá. Trong khi đó số cổ phiếu giảm giá áp đảo với 52 mã, tập trung ở DTC (-8,94%), HTP (-8,45%), SAP (-8,24%), SD5(- 8,15%), NST (-5,3%).
Một số nhà đầu tư cho rằng thị trường vẫn đang ở thế cầm chừng, khi chỉ số VN-Index không có biến động lớn, giá trị giao dịch trên thị trường đang sụt giảm. Lượng cung và cầu trên thị trường những phiên gần đây cũng rất thấp do tâm lý nhà đầu tư không dám mua vào, trong khi lượng bán ra khá dè dặt với tâm lý chờ đợi một đợt phục hồi.
Thống kê của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM cho thấy phiên này có tổng khối lượng giao dịch đạt 4.260.930 chứng khoán với tổng giá trị 483,019 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch khớp lệnh đạt 3.178.580 chứng khoán với giá trị 368,313 tỷ đồng (giảm tới 29,56% so với phiên trước); giao dịch thoả thuận là 1.082.350 chứng khoán với giá trị 114,706 tỷ đồng.
Chỉ số VN-Index biến động khá tẻ nhạt, giảm 4,99 điểm (-0,48%) so với phiên trước (còn 1034,68 điểm), thay vì biên độ trên 20 điểm/phiên, thậm chí trên 40 điểm/phiên thời sôi động đầu năm.
Tổng số lệnh đặt mua chỉ có 6.684 lệnh với tổng khối lượng đặt mua 5.589.600 chứng khoán, giảm tới 20,9% so với ngày giao dịch liền trước (khối lượng còn lại chưa khớp là 2.411.020 đơn vị).
Tổng số lệnh đặt bán cũng giảm mạnh, có 5.353 lệnh với tổng khối lượng đặt bán 6.576.190 đơn vị, so với phiên trước giảm tới 23,29% (khối lượng còn lại chưa khớp là 3.397.610 đơn vị). Chênh lệch khối lượng (mua - bán) là -986.590 chứng khoán, hiệu số mua – bán của phiên giao dịch trước là -1.056.290 chứng khoán.
Điểm mà sàn Tp.HCM tạo được sự chú ý trong phiên này là sự tăng mua thể hiện rõ ở khối các nhà đầu tư nước ngoài. Phiên giao dịch khớp lệnh, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 55 chứng khoán các loại, tổng khối lượng 367.430 đơn vị, tương đương giá trị 66,552 tỷ đồng.
Các chứng khoán được mua nhiều nhất là VNM (72.190 cổ phiếu), PVD (71.390 cổ phiếu), REE (51.300 cổ phiếu), VSH (42.440 cổ phiếu), PPC (33.190 cổ phiếu); trong khi đó lượng bán ra là 98.200 đơn vị của 27 chứng khoán với tổng giá trị 13,859 tỷ đ.
Tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, sự buồn tẻ thể hiện rõ nét hơn khi chỉ số HASTC-Index chỉ thay đổi -0,09% (giảm 0,36 điểm). Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu toàn thị trường cũng chỉ đạt 1.067.900 chứng khoán với tổng giá trị 143,745 tỷ đồng, giảm tới 18,61% so với phiên trước. Đáng chú ý là có tới 9 cổ phiếu rơi vào thế “ngoài cuộc” trong phiên giao dịch này.
Về giá cổ phiếu, tại sàn Tp.HCM có 23 chứng khoán tăng giá, 64 chứng khoán giảm giá và 22 chứng khoán đứng giá. Biên độ điều chỉnh cũng bó hẹp trong phạm vi 10.000 đồng/ cổ phiếu; ngoại trừ BMC tăng giá cao nhất trên thị trường, gần kịch trần với 26.000 đồng/ cổ phiếu - một mức tăng hiếm gặp trong những phiên gần đây, thay cho sự phổ biến của những tháng trước.
Các cổ phiếu có mức tăng tiếp theo trong tốp dẫn đầu thị trường là LGC, SCD, SFI, HTV. Những cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là MCP, VTA, GMC, LAF, VFc với mức giảm dưới 5.000 đồng/cổ phiếu. Hai chứng chỉ quỹ VFMVF1 và PRUBF1 cũng giảm nhẹ, từ 200-400 đồng/chứng chỉ.
Còn tại sàn Hà Nội, những điểm nổi bật ít ỏi của phiên này thể hiện ở sự tăng giá khá mạnh của SDA (tăng 10.100 đồng/cổ phiếu), VNR (tăng 7.400 đồng/cổ phiếu) trong số 24 cổ phiếu tăng giá. Trong khi đó số cổ phiếu giảm giá áp đảo với 52 mã, tập trung ở DTC (-8,94%), HTP (-8,45%), SAP (-8,24%), SD5(- 8,15%), NST (-5,3%).
Một số nhà đầu tư cho rằng thị trường vẫn đang ở thế cầm chừng, khi chỉ số VN-Index không có biến động lớn, giá trị giao dịch trên thị trường đang sụt giảm. Lượng cung và cầu trên thị trường những phiên gần đây cũng rất thấp do tâm lý nhà đầu tư không dám mua vào, trong khi lượng bán ra khá dè dặt với tâm lý chờ đợi một đợt phục hồi.