Cà phê cuối tuần: “Con nuôi không thể như con đẻ”
Góc nhìn của đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm trước kiến nghị xóa bỏ các ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước
“Trên đời đừng bao giờ đòi hỏi điều gì công bằng tuyệt đối”, đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI), nói về kiến nghị xóa bỏ các ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước, tại bản kiến nghị từ một hội thảo về kinh tế vĩ mô mới đây được Ủy ban Kinh tế tập hợp gửi đến Quốc hội.
Ông Tâm hiện là người đứng đầu một doanh nghiệp "ngoài quốc doanh" - đối tượng vẫn được cho là khá “thiệt thòi” so với doanh nghiệp nhà nước trong việc tiếp cận nguồn lực, chính sách...
Trò chuyện với VnEconomy, ông Tâm nói:
- Thực ra những yếu kém của doanh nghiệp nhà nước đã được Chính phủ nhận thấy từ nhiều năm trước.
Bởi, một mặt doanh nghiệp nhà nước vừa phải thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội, vừa phải hoạt động kinh tế, đảm bảo lợi nhuận.
Nếu trừ đi các yếu tố thực hiện nhiệm vụ xã hội, vẫn thấy còn một khoảng trống về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trong đó có sự đầu tư dàn trải, trái ngành... và nhiều vấn đề khác mà nhà nước không kiểm soát được, nên buộc phải tái cơ cấu.
Trên thế giới, trong thời kỳ khó khăn sẽ phát sinh ra những doanh nghiệp xấu, doanh nghiệp tốt. Và theo quy luật tự nhiên sẽ nảy sinh ra sự mua bán và sát nhập doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp tư nhân, người ta không nói là tái cơ cấu bởi vì khi nó yếu kém sẽ buộc phải sáp nhập vào doanh nghiệp khác, hoặc bị mua lại... Còn doanh nghiệp nhà nước kể cả yếu kém có muốn bán cũng không được vì phải theo quy định của nhà nước.
Tôi biết rất nhiều doanh nghiệp nhà nước đang yếu kém, nhiều công trình khó khăn, nhưng người ta không biết làm thế nào để vượt qua khó khăn, vì bản thân họ không có quyền để bán cho doanh nghiệp khác.
Không phải ngẫu nhiên mà nhà nước đưa tiến hành hàng loạt vấn đề tái cấu trúc cùng một lúc như: tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
Các doanh nghiệp nhà nước thường được ví như “con cưng”, với chủ trương tái cấu trúc, liệu "bố mẹ" có dám “quất mạnh”?
Nhiều người cứ cho rằng tái cấu trúc thì nhiều doanh nghiệp nhà nước sẽ lo sợ, nhưng tôi cho rằng không phải như thế.
Có những doanh nghiệp họ vốn mạnh, nay tái cấu trúc thì họ càng mạnh hơn. Có những doanh nghiệp biết họ đang “ngoắc ngoải”, nếu để họ tự đứng một mình sẽ chết, nên họ cần phải mở được một con đường.
Đấy không phải là quất mạnh, đấy chính là trả mọi cái về đúng với quy luật kinh tế, về với kinh tế thị trường.
Là người đứng đầu một doanh nghiệp công chúng, ông có bao giờ thấy doanh nghiệp của ông thiệt thòi hơn với doanh nghiệp nhà nước trong mỗi dự án, mỗi thương vụ làm ăn?
Tôi chỉ nghĩ rằng, trên đời đừng bao giờ đòi hỏi điều gì công bằng hết. Tự xem hoàn cảnh hiện tại để mà phát triển. Phải biết mình đang ở đâu, để từ đó mà vươn lên.
Quốc gia nào cũng thế. Một gia đình có đứa con ruột và đứa con nuôi thì thử hỏi có ai mà thương đứa con nuôi bằng đứa con ruột. Đừng bao giờ mơ nhà nước đối đãi doanh nghiệp tư nhân như doanh nghiệp nhà nước. Bởi thực tế, doanh nghiệp nhà nước làm được bao nhiêu tiền thì phải mang về nộp nhà nước, trong khi doanh nghiệp tư nhân được bỏ vào túi mình, chỉ nộp một khoản thuế nhất định.
Điều tôi quan tâm là hãy xem giữa các doanh nghiệp công chúng đã bình đẳng với nhau chưa, có bình đẳng với khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hay không mà thôi.
Không bao giờ chúng tôi đề nghị được bình đẳng với doanh nghiệp nhà nước. Cần hiểu tại sao trong nghị quyết của Đảng vẫn ghi rõ “doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế”. Hãy xem mình đã đóng góp được gì mà đòi như người ta?
Hơn nữa, doanh nghiệp nhà nước còn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị, còn bị khống chế chỗ này, chỗ kia... nên không thể so sánh với họ được, thậm chí còn phải thông cảm với người ta. Tất nhiên, trừ những doanh nghiệp, những chỗ nào quá xấu như lãng phí, hối lộ...
Ông nhìn nhận thế nào về kiến nghị xóa bỏ mọi ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước của một số đại biểu đưa ra trước Quốc hội?
Tôi không tán thành việc bỏ ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước, bởi người ta còn thực hiện những nhiệm vụ khác nữa. Ở Quốc hội thì có thể là luật, nhưng ưu đãi là chuyện của Chính phủ.
Chúng ta cần phải hiểu rất đúng bình đẳng là cái gì. Doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp công chúng cần hiểu được vấn đề thì mới không bị ức chế, mới không nảy sinh tiêu cực.
Ngày xưa tôi đi học, không phải ai trong lớp cũng được cô giáo đối xử như nhau. Chính vì thế nên tôi mới phải cố gắng vươn lên, cô thấy được nỗ lực nên quý mến. Doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp công chúng bây giờ cũng thế. Nếu tự cố gắng thì chắc chắn sẽ được xã hội thừa nhận, được quý mến thì tất yếu sẽ được hưởng lợi.
Một hiện tượng bao giờ cũng có hai suy nghĩ. Nếu nghĩ theo hướng tích cực thì mình sẽ thấy thông cảm cho người khác, chẳng hạn như thấy doanh nghiệp nhà nước được miếng đất ngon nhưng không biết làm...
Engels từng nói “hiểu được tất yếu thì sẽ thấy tự do”. Vấn đề là trong môi trường đó càng phải chứng minh được khả năng của mình, càng khó mà mình làm được thì mới là tài ba chứ.
Ông Tâm hiện là người đứng đầu một doanh nghiệp "ngoài quốc doanh" - đối tượng vẫn được cho là khá “thiệt thòi” so với doanh nghiệp nhà nước trong việc tiếp cận nguồn lực, chính sách...
Trò chuyện với VnEconomy, ông Tâm nói:
- Thực ra những yếu kém của doanh nghiệp nhà nước đã được Chính phủ nhận thấy từ nhiều năm trước.
Bởi, một mặt doanh nghiệp nhà nước vừa phải thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội, vừa phải hoạt động kinh tế, đảm bảo lợi nhuận.
Nếu trừ đi các yếu tố thực hiện nhiệm vụ xã hội, vẫn thấy còn một khoảng trống về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trong đó có sự đầu tư dàn trải, trái ngành... và nhiều vấn đề khác mà nhà nước không kiểm soát được, nên buộc phải tái cơ cấu.
Trên thế giới, trong thời kỳ khó khăn sẽ phát sinh ra những doanh nghiệp xấu, doanh nghiệp tốt. Và theo quy luật tự nhiên sẽ nảy sinh ra sự mua bán và sát nhập doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp tư nhân, người ta không nói là tái cơ cấu bởi vì khi nó yếu kém sẽ buộc phải sáp nhập vào doanh nghiệp khác, hoặc bị mua lại... Còn doanh nghiệp nhà nước kể cả yếu kém có muốn bán cũng không được vì phải theo quy định của nhà nước.
Tôi biết rất nhiều doanh nghiệp nhà nước đang yếu kém, nhiều công trình khó khăn, nhưng người ta không biết làm thế nào để vượt qua khó khăn, vì bản thân họ không có quyền để bán cho doanh nghiệp khác.
Không phải ngẫu nhiên mà nhà nước đưa tiến hành hàng loạt vấn đề tái cấu trúc cùng một lúc như: tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
Các doanh nghiệp nhà nước thường được ví như “con cưng”, với chủ trương tái cấu trúc, liệu "bố mẹ" có dám “quất mạnh”?
Nhiều người cứ cho rằng tái cấu trúc thì nhiều doanh nghiệp nhà nước sẽ lo sợ, nhưng tôi cho rằng không phải như thế.
Có những doanh nghiệp họ vốn mạnh, nay tái cấu trúc thì họ càng mạnh hơn. Có những doanh nghiệp biết họ đang “ngoắc ngoải”, nếu để họ tự đứng một mình sẽ chết, nên họ cần phải mở được một con đường.
Đấy không phải là quất mạnh, đấy chính là trả mọi cái về đúng với quy luật kinh tế, về với kinh tế thị trường.
Là người đứng đầu một doanh nghiệp công chúng, ông có bao giờ thấy doanh nghiệp của ông thiệt thòi hơn với doanh nghiệp nhà nước trong mỗi dự án, mỗi thương vụ làm ăn?
Tôi chỉ nghĩ rằng, trên đời đừng bao giờ đòi hỏi điều gì công bằng hết. Tự xem hoàn cảnh hiện tại để mà phát triển. Phải biết mình đang ở đâu, để từ đó mà vươn lên.
Quốc gia nào cũng thế. Một gia đình có đứa con ruột và đứa con nuôi thì thử hỏi có ai mà thương đứa con nuôi bằng đứa con ruột. Đừng bao giờ mơ nhà nước đối đãi doanh nghiệp tư nhân như doanh nghiệp nhà nước. Bởi thực tế, doanh nghiệp nhà nước làm được bao nhiêu tiền thì phải mang về nộp nhà nước, trong khi doanh nghiệp tư nhân được bỏ vào túi mình, chỉ nộp một khoản thuế nhất định.
Điều tôi quan tâm là hãy xem giữa các doanh nghiệp công chúng đã bình đẳng với nhau chưa, có bình đẳng với khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hay không mà thôi.
Không bao giờ chúng tôi đề nghị được bình đẳng với doanh nghiệp nhà nước. Cần hiểu tại sao trong nghị quyết của Đảng vẫn ghi rõ “doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế”. Hãy xem mình đã đóng góp được gì mà đòi như người ta?
Hơn nữa, doanh nghiệp nhà nước còn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị, còn bị khống chế chỗ này, chỗ kia... nên không thể so sánh với họ được, thậm chí còn phải thông cảm với người ta. Tất nhiên, trừ những doanh nghiệp, những chỗ nào quá xấu như lãng phí, hối lộ...
Ông nhìn nhận thế nào về kiến nghị xóa bỏ mọi ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước của một số đại biểu đưa ra trước Quốc hội?
Tôi không tán thành việc bỏ ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước, bởi người ta còn thực hiện những nhiệm vụ khác nữa. Ở Quốc hội thì có thể là luật, nhưng ưu đãi là chuyện của Chính phủ.
Chúng ta cần phải hiểu rất đúng bình đẳng là cái gì. Doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp công chúng cần hiểu được vấn đề thì mới không bị ức chế, mới không nảy sinh tiêu cực.
Ngày xưa tôi đi học, không phải ai trong lớp cũng được cô giáo đối xử như nhau. Chính vì thế nên tôi mới phải cố gắng vươn lên, cô thấy được nỗ lực nên quý mến. Doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp công chúng bây giờ cũng thế. Nếu tự cố gắng thì chắc chắn sẽ được xã hội thừa nhận, được quý mến thì tất yếu sẽ được hưởng lợi.
Một hiện tượng bao giờ cũng có hai suy nghĩ. Nếu nghĩ theo hướng tích cực thì mình sẽ thấy thông cảm cho người khác, chẳng hạn như thấy doanh nghiệp nhà nước được miếng đất ngon nhưng không biết làm...
Engels từng nói “hiểu được tất yếu thì sẽ thấy tự do”. Vấn đề là trong môi trường đó càng phải chứng minh được khả năng của mình, càng khó mà mình làm được thì mới là tài ba chứ.