Cá tra vào “danh sách đỏ”: Tổng cục Thủy sản muốn đối thoại với WWF
Sau buổi làm việc với WWF Việt Nam sáng 8/12, Tổng cục Thủy sản đã tổ chức họp báo
Khi nhận được bộ tiêu chí và số liệu được xem là lý do khiến Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) 6 nước châu Âu đưa cá tra Việt Nam vào “danh sách đỏ”, Tổng cục Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết sẽ đối thoại với các tổ chức này.
“Vi phạm” hai nguyên tắc
Sau buổi làm việc với WWF Việt Nam sáng 8/12, Tổng cục Thủy sản đã tổ chức họp báo. Ông Phạm Anh Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho hay, tại buổi làm việc, đại diện WWF tại Việt Nam khẳng định không tham gia vào việc đưa ra đánh giá.
Tuy nhiên, WWF Việt Nam đã hứa sớm nhất vào chiều 8/12 sẽ cung cấp cho Tổng cục các tiêu chí đánh giá đối với sản phẩm cá tra. Còn số liệu phục vụ cho việc “xếp hạng” nêu trên thì sớm nhất vào ngày 13/12 mới có.
Nhưng trên cơ sở những thông tin đã được công bố, ông Tuấn khẳng định WWF các nước châu Âu đã vi phạm hai nguyên tắc cơ bản, đó là mọi quyết định đều phải có sự tham gia của các bên. Lần này những người liên quan, từ người nuôi cá đến các cơ quan quản lý từ địa phương tới Trung ương tại Việt Nam đều không được tham vấn.
Thứ hai, kết quả thu thập được ở một phạm nhỏ không thể đủ để xếp hạng cho sản phẩm của một quốc gia. “Hiện Việt Nam chỉ có 6.000 ha mặt nước nuôi cá tra nhưng sản lượng hàng năm đạt tới 1,5 triệu tấn. Điều này chứng tỏ trình độ nuôi của Việt Nam rất phát triển. Hơn nữa, các ao nuôi cũng có những quy trình khác nhau nên không thể “vơ đũa cả nắm”, ông Nguyễn Tử Cương, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nghề cá Việt Nam, nói.
“Sau khi có được các thông tin cần thiết, Tổng cục sẽ thảo luận trực tiếp với đại diện WWF. Trong quá trình cùng xem xét, nếu lập luận không thuyết phục, WWF sẽ phải gỡ bỏ các thông tin đã được đăng tải”, ông Tuấn nói với báo giới.
“Nhãn đỏ” không có tính pháp lý
Ông Cương cũng đã làm rõ thêm khái niệm “danh sách đỏ” trong cẩm nang tiêu dùng của WWF, thực chất chỉ nên gọi là những sản phẩm bị mang nhãn đỏ, với mục đích khuyến cáo người tiêu dùng không nên sử dụng trong tờ rơi hướng dẫn về tiêu dùng.
Hơn nữa, WWF là tổ chức phi chính phủ, nên việc tổ chức này “dán” nhãn đỏ cho cá tra của Việt Nam không có tính chất pháp lý (vì đây không phải là một lệnh cấm), nên không làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu cá tra của Việt Nam.
Mặt khác, chất lượng cá tra của Việt Nam hiện đã được nhiều quốc gia lớn trên thế giới như EU, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản… công nhận nên hoạt động thương mại vẫn diễn ra bình thường.
Tuy nhiên, “đối với một số người tiêu dùng khi có trong tay tờ rơi đó, có thể sẽ nhìn nhận không đúng đối với sản phẩm cá tra của Việt Nam, dẫn tới việc ngừng sử dụng sản phẩm này”, ông Cương thừa nhận.
Trong khi trên thực tế, nhiều năm nay Việt Nam đã áp dụng tiêu chuẩn quản lý SQF 1.000 QM của Hiệp hội Tiếp thị thực phẩm Mỹ. Nhiều vùng nuôi lớn đã đạt chứng nhân Global GAP, SQF. Như vậy, có thể thấy việc nuôi cá tra ở Việt Nam là hoàn toàn được quản lý chặt chẽ, khoa học, đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái.
Gần đây, nghề nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long cũng đã được Việt Nam đặc biệt quan tâm. Chính phủ đã thành lập ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra tại khu vực này, ông Cương nói.
Với các cơ sở trên, Hội Nghề cá Việt Nam đã có văn bản số 181/HNC phản đối WWF đưa cá vào danh sách đỏ và đề nghị WWF phải đính chính lại thông tin này.
Đối với WWF tại Việt Nam, Hội Nghề cá Việt Nam đề nghị cần thông tin rõ ràng cho WWF thế giới hiểu để có thể đánh giá khách quan, khoa học về cá tra của Việt Nam.
“Vi phạm” hai nguyên tắc
Sau buổi làm việc với WWF Việt Nam sáng 8/12, Tổng cục Thủy sản đã tổ chức họp báo. Ông Phạm Anh Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho hay, tại buổi làm việc, đại diện WWF tại Việt Nam khẳng định không tham gia vào việc đưa ra đánh giá.
Tuy nhiên, WWF Việt Nam đã hứa sớm nhất vào chiều 8/12 sẽ cung cấp cho Tổng cục các tiêu chí đánh giá đối với sản phẩm cá tra. Còn số liệu phục vụ cho việc “xếp hạng” nêu trên thì sớm nhất vào ngày 13/12 mới có.
Nhưng trên cơ sở những thông tin đã được công bố, ông Tuấn khẳng định WWF các nước châu Âu đã vi phạm hai nguyên tắc cơ bản, đó là mọi quyết định đều phải có sự tham gia của các bên. Lần này những người liên quan, từ người nuôi cá đến các cơ quan quản lý từ địa phương tới Trung ương tại Việt Nam đều không được tham vấn.
Thứ hai, kết quả thu thập được ở một phạm nhỏ không thể đủ để xếp hạng cho sản phẩm của một quốc gia. “Hiện Việt Nam chỉ có 6.000 ha mặt nước nuôi cá tra nhưng sản lượng hàng năm đạt tới 1,5 triệu tấn. Điều này chứng tỏ trình độ nuôi của Việt Nam rất phát triển. Hơn nữa, các ao nuôi cũng có những quy trình khác nhau nên không thể “vơ đũa cả nắm”, ông Nguyễn Tử Cương, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nghề cá Việt Nam, nói.
“Sau khi có được các thông tin cần thiết, Tổng cục sẽ thảo luận trực tiếp với đại diện WWF. Trong quá trình cùng xem xét, nếu lập luận không thuyết phục, WWF sẽ phải gỡ bỏ các thông tin đã được đăng tải”, ông Tuấn nói với báo giới.
“Nhãn đỏ” không có tính pháp lý
Ông Cương cũng đã làm rõ thêm khái niệm “danh sách đỏ” trong cẩm nang tiêu dùng của WWF, thực chất chỉ nên gọi là những sản phẩm bị mang nhãn đỏ, với mục đích khuyến cáo người tiêu dùng không nên sử dụng trong tờ rơi hướng dẫn về tiêu dùng.
Hơn nữa, WWF là tổ chức phi chính phủ, nên việc tổ chức này “dán” nhãn đỏ cho cá tra của Việt Nam không có tính chất pháp lý (vì đây không phải là một lệnh cấm), nên không làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu cá tra của Việt Nam.
Mặt khác, chất lượng cá tra của Việt Nam hiện đã được nhiều quốc gia lớn trên thế giới như EU, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản… công nhận nên hoạt động thương mại vẫn diễn ra bình thường.
Tuy nhiên, “đối với một số người tiêu dùng khi có trong tay tờ rơi đó, có thể sẽ nhìn nhận không đúng đối với sản phẩm cá tra của Việt Nam, dẫn tới việc ngừng sử dụng sản phẩm này”, ông Cương thừa nhận.
Trong khi trên thực tế, nhiều năm nay Việt Nam đã áp dụng tiêu chuẩn quản lý SQF 1.000 QM của Hiệp hội Tiếp thị thực phẩm Mỹ. Nhiều vùng nuôi lớn đã đạt chứng nhân Global GAP, SQF. Như vậy, có thể thấy việc nuôi cá tra ở Việt Nam là hoàn toàn được quản lý chặt chẽ, khoa học, đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái.
Gần đây, nghề nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long cũng đã được Việt Nam đặc biệt quan tâm. Chính phủ đã thành lập ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra tại khu vực này, ông Cương nói.
Với các cơ sở trên, Hội Nghề cá Việt Nam đã có văn bản số 181/HNC phản đối WWF đưa cá vào danh sách đỏ và đề nghị WWF phải đính chính lại thông tin này.
Đối với WWF tại Việt Nam, Hội Nghề cá Việt Nam đề nghị cần thông tin rõ ràng cho WWF thế giới hiểu để có thể đánh giá khách quan, khoa học về cá tra của Việt Nam.